Các nhà khoa học luôn lặp đi lặp lại rằng việc hạn chế sự nóng lên của trái đất là rất cấp thiết bởi vì các điều kiện thời tiết mà con người phải trải qua vào cuối thế kỷ này sẽ tùy thuộc vào sự chuyển đổi năng lượng thực hiện từ nay đến năm 2050.
Sau đây là 3 kịch bản mà các nhà khoa học đưa ra cho trái đất của chúng ta vào năm 2120, tức một thế kỷ sau.
3 năm sau ngày ký kết hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, lời cảnh báo không ngừng gia tăng. Một báo cáo đặc biệt của Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về thay đổi khí hậu (Groupe d’experts intergouvenement sur l’évolution du climat – GIEC) gần đây đã cho thấy những lợi ích mà sự hạn chế nhiệt độ tăng lên ở mức 1,5oC thay vì 2oC.
Thời gian còn lại để hành động không nhiều. Sự việc càng cấp bách hơn khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới đã tăng trở lại trong năm 2017.
Thời tiết trong tương lai tùy thuộc vào hành động của chúng ta hôm nay
Cam kết từ hơn 1/4 thế kỷ qua, quá trình đàm phán của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu giống như cuộc chạy đua “rùa bò”. Liệu Hội thảo về biến đổi khí hậu tổ chức tại thành phố Katowice của Ba Lan có thể dẫn đến sự tăng tốc thật sự trong hành động? Xin lưu ý rằng những thách thức, được thua của sự tăng tốc như thế, thường ít được hiểu một cách thấu đáo.
Khí hậu mà trái đất sẽ hứng chịu vào năm 2050 sẽ được quyết định phần lớn bởi lượng khí thải mà con người tung vào bầu khí quyển. Nếu có những biến đổi lớn diễn ra từ nay đến 2050, khí hậu sẽ ít bị ảnh hưởng vào năm 2050, nhưng sẽ thay đổi một cách khắc nghiệt mà các thế hệ tiếp sau sẽ phải gánh chịu.
Để minh họa, chúng ta hãy xây dựng 3 hình ảnh trong lãnh vực năng lượng vào năm 2050 dựa vào mức năng lương, tiêu thụ trung bình của một người, có xuất xứ từ nguồn hóa thạch.
Mỗi hình ảnh này đã được dán một nhãn có màu tương tự như những hình ảnh chứng thực hiệu quả năng lượng của các thiết bị của chúng ta. Những hình ảnh về khí hậu của năm 2085 và năm 2120 gắn với từng màu cho thấy sự gắn kết giữa các lựa chọn của chúng ta hôm nay và sự ấm lên của trái đầt trong tương lai.
Kịch bản màu xanh dương: thế giới theo Hiệp ước Paris
Theo kịch bản này, mức tiêu thụ năng lượng trung bình năm 2015 là tương đương với năm 2050. Sự giảm phung phí năng lượng ở các nước giàu đã làm giảm mức tiêu thụ trên đầu người, nhưng việc tiếp cận năng lượng ở các nước kém phát triển đã tăng lên, đặc biệt nhờ sự xâm nhập của các mạng lưới cung cấp điện phi tập trung.
Thị phần hóa thạch đã giảm xuống 50% trong tổng nguồn. Vị trí của dầu hỏa và than đã giảm mạnh, nhường chỗ cho năng lượng tái tạo và khí gaz có nguồn gốc hóa thạch. Ngành giao thông đường bộ đã tự giải phóng mình khỏi tình trạng nghiện dầu. Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ năng lượng đã giảm gần 30%.
Thế giới màu xanh dương là nơi chúng ta thực hiện chính sách đúng đắn nhờ áp dụng Hiệp ước Paris, tổng hợp các cam kết tự nguyện mà không có ràng buộc thật sự. Năm 2085, nhiệt độ trung bình của nhãn màu xanh dương nằm dưới biên độ từ 2 đến 4oC. Lượng khí thải CO2 tích lũy từ năm 2015 đến năm 2050 đã dẫn đến vượt 35% “định mức carbon” toàn cầu, ngưỡng mà sự nóng lên trên 2oC rất có thể xảy ra.
Năm 2085, mực nước biển dâng lên tới 0,75m. Làn sóng di cư nội bộ tăng lên tại các vùng ven biển dễ bị tổn thương nhất. Manhattan hoàn thành con đê cao 1,5m để bảo vệ tài sản và dân cư. Đến năm 2120, cuộc chiến chưa có gì là chắc chắn vì không có gì bảo đảm là mức 4oC không bị vượt qua.
Kịch bản màu đỏ: Cái giá phải trả của sự thụ động
Nhãn màu đỏ cho thấy thảm họa được báo trước. Chúng ta sẽ tránh được điều này nếu tin rằng nó chắc chắn sẽ diễn ra theo luận điểm của triết gia Jean-Pierre Dupuy trong tác phẩm Pour un catastrophisme éclairé (Thảm họa rõ rệt).
Kịch bản màu đỏ là sự nối tiếp của các xu hướng. Nếu con người tiếp tục tăng mức tiêu thụ năng lượng trung bình đầu người một cách bất bình đẳng thì 1,5 tỷ người trên trái đất này sẽ không có điện sử dụng vào năm 2050. Sự suy giảm của nguồn carbon là chậm vì sức đề kháng của nó và đặc biệt là sự gia tăng sử dụng khí hóa thạch được ca ngợi là năng lượng chuyển tiếp mà quên rằng nó cũng thải ra khí CO2! Khí thải toàn cầu đã tăng 1/4 kể từ năm 2015.
Theo kịch bản màu đỏ, thế giới đã cạn kiệt nguồn carbon trong chưa đầy 20 năm trong khoảng giữa năm 2015 và 2050. Năm 2085, sự nóng lên nằm ở biên độ từ 2 đến 4oC.
Mực nước biển dâng cao khoảng 1,5m. Nhiều vùng đồng bằng rộng lớn trở nên vùng đất không thể sống gây ra nhiều xung đột đầy bạo lực, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Manhattan đã từ bỏ việc bảo vệ vùng trũng thấp của thành phố bởi những nhà môi giới và chủ ngân hàng.
- Xem thêm: Trong nửa kỳ quái của trái đất
Hình ảnh của năm 2120 rất khó để hình dung. Nhiều rối loạn do xáo trộn khí hậu làm giảm hoạt động của con người dẫn đến sự suy giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các dự án địa kỹ thuật nhằm thay đổi khí hậu và môi trường trái đất hình thành trong các phòng thí nghiệm, được mang ra ứng dụng. Trong sự hỗn loạn như vậy, quả là khó khăn để dự đoán xem phải mất bao nhiêu thập niên để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.
Kịch bản màu xanh lá cây: Hướng tới sự tiết độ
Trái ngược với màu đỏ, kịch bản màu xanh lá cây thúc đẩy quá trình chuyển tiếp carbon thấp. Mức tiêu thụ năng lượng trung của 1 người là dưới 1 lít dầu vào năm 2050. Nền kinh tế tiết độ này đã thành hiện thực nhờ sự tổng phân phối lại nguồn năng lượng.
Ở các nước giàu, tiêu thụ năng lượng đã được chia cho hơn 2 lần. Khả năng tiếp cận năng lượng của những người nghèo nhất đã được thúc đẩy nhờ sự suy giảm tích lũy chi phí lưu trữ và sản xuất điện năng lượng carbon thấp với tôc độ khuếch tán gợi lại tốc độ của điện thoại di động vào đầu thế kỷ.
Việc sử dụng năng lượng dầu hỏa chỉ còn là sản phẩm hóa học phụ. Than và khí đốt đã có sức chống chịu bền bỉ hơn, với khả năng cạnh tranh còn lại bất chấp giá carbon đang ràng buộc tất cả. Lượng khí thải CO2 đã giảm xuống còn 1/4 vào năm 2015.
Kịch bản màu xanh lá cây hướng chúng ta đến một thế giới được tổ chức ổn định vào năm 2085 để đối phó với sự nóng lên 2oC. Lượng khí thải tích lũy từ năm 2015 đã làm cạn kiệt nguồn carbon và cho chúng ta 2/3 cơ may giữ nhiệt độ tăng dưới 2oC. Việc sắp xếp lại các hoạt động không gian đang đối mặt với nhiều bất lợi đáng kể. Chi phí đối phó với khí hậu cực đoan tăng vọt.
Nếu vùng trũng thấp của Manhattan không bị đe dọa trực tiếp bởi mực nước dâng cao, bản cân đối của các công ty bảo hiểm đã phải gánh chịu cơn sóng thần thật sự. Trong thế giới xanh lá cây của năm 2085, chúng ta vẫn không biết liệu có thể giữ mức tăng nhiệt độ dưới 2oC từ nay đến năm 2120 hay không. Điều này đòi hỏi lượng khí thải phải chuyển qua số âm rõ rệt. Tuy nhiên, việc giảm lượng khí thải CO2 còn phức tạp và tốn kém hơn so với những việc chúng ta thực hiện trước năm 2015.
Bất chấp sự đột biến đáng kinh ngạc của cảnh quan năng lượng, thời gian thực hiện kịch bản xanh lá cây cũng khá hạn hẹp để con người tìm nơi trú ẩn khỏi nguy cơn khí hậu.
Xanh dương? Đỏ? Xanh lá cây? Các điều kiện thời tiết mà con ngưởi trải qua vào cuối thế kỷ này sẽ phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi năng lượng thực hiện từ nay đến năm 2050. Để đạt được màu phù hợp, quá trình chuyển đổi carbon thấp phải rút ngắn chu kỳ khai thác nguồn tài nguyên hóa thạch. Nói cách khác là chúng ta sẽ bỏ lại dưới lòng đất phần lớn tài nguyên khai thác giá rẻ như carbon, dầu hỏa và khí đốt.
Để thực hiện được sự thay đổi như vậy trong thời gian có hạn, phải tăng tốc các cuộc đàm phán khí hậu bằng cách tập trung vào các yếu tố cấp thiết. Phải khẩn cấp đưa nhịp độ đàm phán khí hậu theo từng giai đoạn mà đồng hồ khí hậu đặt ra.