Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
13/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng

Lê Tây Sơn Đăng bởi Lê Tây Sơn
13/07/2019
Trong Tư liệu
Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 4

Khách tham quan ra về

Share on Facebook

Tại đất nước Nam Mỹ Brazil vốn nổi tiếng về những vụ vượt ngục như trong phim ảnh, bạo lực nhà tù và “nhà tù chật như nêm” vẫn có một hệ thống nhà tù song hành không cần cai ngục và vũ khí trấn áp. Đó là các nhà tù do Hội Apac điều hành.

Trong khi đó tại một ngôi trường giáo dưỡng và cai nghiện Family Foundation School thuộc bang New Yersey, một nhà quan sát đã phải đặt câu hỏi: “Giống như định mệnh đã an bài, ai sẽ là người kế tiếp?”.

Ông nói như thế sau khi chứng kiến số cựu học sinh của một ngôi trường giáo dưỡng nổi tiếng chết dần mòn vì bệnh tật và tự sát.

Nhà tù tư nhân và quyền của tù nhân

Brazil có dân số tù nhân đông thứ 4 thế giới và các nhà tù thường xuyên bị phê phán về tình trạng tồi tệ, quá tải kinh niên và thường diễn ra cuộc chiến một mất một còn giữa các băng đảng.

Nhưng nhà tù mà Tatiane Correia de Lima đang ở đứng tách biệt khỏi những gì mà tuyệt đại đa số các tù nhân phải chịu đựng tại Brazil.

Do Hội Bảo vệ và Trợ giúp tù nhân (Apac) của thành phố Itauna thuộc bang Minas Gerais điều hành, nhà tù thuộc hệ thống Apac tạo ra sự khác biệt về việc tôn trọng quyền và phẩm giá của tù nhân.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 1
Tatiane Correia de Lima

Nữ tù nhân Lima vừa được chuyển từ nhà tù trung tâm về đây. Ngày đầu tiên trong phòng giam mới, cô còn không nhận ra mình đang ở tù hay đang sống ngoài đời.

“Thật là thú vị khi lại được soi gương lần nữa. Lần đầu tiên tôi không có cảm giác mình là tù nhân” – người mẹ 26 tuổi của hai đứa con này bộc bạch.

Lima đang thụ án 12 năm tù – Khác với hệ thống nhà tù chính thức do nhà nước quản lý, nơi nữ tính bị đánh cắp, Apac đã lấy lại cho tôi cảm giác mình vẫn là phụ nữ dù đang ngồi tù.

Tại đây, tôi không bị bắt buộc mặc quần áo tù mà được phép mặc những gì mình thích, dĩ nhiên là không đi quá giới hạn. Tôi có thể soi gương, trang điểm và cả nhuộm tóc. Tại Apac, tù nhân cảm thấy mình được bảo vệ”.

Chính phủ Brazil cũng phải công nhận nhà tù này vừa an toàn, vừa nhân bản hơn mà chi phí điều hành cũng rẻ hơn. Nó có thể là lời giải cho cuộc khủng hoảng tù nhân tại Brazil và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 2
Tatiane và bạn tù Viviane

Nhà tù đầu tiên của Apac khánh thành vào ngày 20-3 tại thành phố Rondonia. Đây cũng là nhà tù kiểu mới đầu tiên tại mạn Bắc Brazil, đưa số nhà tù do Hội Apac điều hành lên 49, tính chung cho cả nước.

  • Xem thêm: Khi các thiếu niên “đặc biệt” tự bạch

Nhưng trước khi được chuyển đến Apac, các tù nhân phải thử thách một thời gian trong nhà tù thông thường, phải thành khẩn ăn năn hối cải và cam kết tuân thủ chế độ làm việc và học tập nghiêm ngặt trong thời gian thụ án.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 3
Sân chơi nhà tù Apac đều có thông điệp “Không có ai chạy trốn được tình yêu”

Tại Apac, không hề có cai ngục mang vũ khí. Người mở cửa cho nhà báo vào tham quan khu giam tù nhân nữ cũng là… tù nhân!

Rồi cũng chính tù nhân đưa khách vào tận buồng giam trông không khác gì căn phòng chung cư có giường nằm và trang trí đẹp mắt.

Khách và tù nhân trò chuyện thoải mái giống như ở nhà. Tù nhân làm việc giống như công nhân nhà máy. Không khí lao động cưỡng bức không thấy ở đây.

Tù và đời lẫn lộn

Mô hình nhà tù Apac nay có thêm sự hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ AVSI Foundation tại Ý thông qua chi nhánh AVSI Brazil và Hội Trợ giúp tù nhân Brazil (BFAC).

Ông Jacopo Sabatiello, Phó chủ tịch AVSI Brazil, nói: “Tình yêu và công việc là hai điểm nhấn trong các nhà tù Apac”.

Ban điều hành gọi tù nhân bằng tên chứ không bằng số hay biệt danh như lúc họ còn tham gia các băng đảng tội phạm ngoài đời.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 4
Khách tham quan ra về

Yếu tố phục hồi được xem trọng; vì vậy, tù nhân không cảm thấy mình là người đang “thụ án” mà là người đang trong giai đoạn phục hồi.

Họ được học tập, lao động theo đúng “triết lý phục hồi” và được tham gia vào các hoạt động công ích với cộng đồng dân cư lân cận.

Nếu ai không tuân thủ những nguyên tắc đã cam kết sẽ bị trả về nhà tù thông thường ngay lập tức. Thỉnh thoảng cũng có gây gổ đánh nhau nhưng không mang tính băng đảng thanh toán nên chưa bao giờ xảy ra chết người trong các nhà tù Apac.

Theo Sabatiello, chính sự vắng mặt của các cai ngục với súng ống dữ dằn đã giúp giảm căng thẳng, loại bỏ ức chế trong các tù nhân. Có vài nữ tù nhân bị kết án chung thân vì những tội danh khác nhau nhưng đến Apac họ sống rất ôn hòa.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 5
Một tù nhân nam tại Apac

“Tôi gần như đã quên số tù tại trại giam cũ” – Aguimara Patricia Silvia Campos, hiện là đại diện tù nhân, nói – “Tại nhà tù cũ, chúng tôi bị giam 20 người trong một căn phòng bẩn thỉu, phải ngủ trên nền xi măng trải chiếu. Thức ăn cũng khủng khiếp. Thân nhân thăm nuôi bị lục soát rất kỹ”.

Tù nhân mới đến Apac đều bị cách ly một thời gian trong phòng để thử thách chứ không được thoải mái đi lại ngay. Sau đó, nếu đáp ứng các quy định sẽ được hưởng chế độ thoáng hơn.

Ví dụ, được ra bên ngoài nhà tù một lần một tuần. Tuy nhiên, dù đang ở trong bốn bức tường nhà tù, Lima vẫn kiếm được bạn trai.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 6
Elizabeth Ianelli, 39 tuổi, và một số cựu học sinh trồng cây tưởng nhớ bạn bè tại trường cũ

Tại sân chơi nhà tù, có dòng chữ “Không có ai chạy trốn được tình yêu!”. Lima và Viviane Campos, 38 tuổi, bắt đầu tìm bạn trai trong thành phố nhờ những lá thư tìm bạn do ban điều hành chuyển giúp.

“Chúng tôi muốn tạo điều kiện tìm bạn tình cho tù nhân. Đây cũng là động lực giúp họ cải tạo tốt để sớm về nhà” – Eduardo Henrique Alves de Oliveira thuộc Hội tương trợ Tù nhân (BFAC) nói,

Khi trung tâm giáo dưỡng trở thành ác mộng

Từ khi khánh thành vào năm 1980, Trường giáo dưỡng và cai nghiện Family Foundation School (FFS) thuộc bang New Yersey (Mỹ) là nơi cuối cùng các bậc cha mẹ chọn đưa con cái vào để cai nghiện rượu và ma túy.

Khi đưa con đến ngôi trường nằm gần thị trấn Binghamton, họ hứa với con là chúng sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt, được tư vấn và “dạy phép tắc trong tình yêu thương”.

Nhưng sự thật trái ngược hoàn toàn. Học viên phải ăn uống cùng nhau, bị bắt “khỏa thân” tập thể và chịu phạt cùng nhau.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 7
Trường FFS hiện nay

Một số học viên từng tìm cách bỏ trốn, đi qua khu rừng, đến thành phố gần nhất và nấp trong phòng tắm tại một cửa hàng McDonald.

Bị bắt và đưa về những toa xe kéo dùng làm nhà, chúng không còn sợ cái chết; một số tự sát, số khác chết vì dùng ma túy quá liều.

Tên của chúng được đưa vào danh sách các bạn đã ra đi trước đó, và chúng vẫn tiếp tục sống bên nhau.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 11
Jon Martin-Crawford, cựu học viên FFS đứng ra tố cáo ban giám hiệu vào năm 2008. Bảy năm sau, cậu tự treo cổ chết

Năm 2015, khi bốn cựu học sinh của FFS qua đời trong vòng chỉ vài tháng, nhiều người xem đây chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Đến năm 2016, có bảy cựu học viên nữa chết vì các lý do khác nhau. Tháng 10-2017, khi có thêm một cựu học sinh chết tại bang Ohio, tổng số người chết đã lên đến 87, con số đủ cao để dẫn đến hoang mang cho những người còn sống.

Ba tuần sau đó, thêm một ca tử vong tại bang New Jersey đưa tổng số lên 88. Rồi ba tuần nữa một giáo viên cũ được phát hiện chết trong phòng vệ sinh tại Bronx, New York.

  • Xem thêm: Những căn phòng bí mật ở nơi nổi tiếng

Mười ngày sau, thêm một học viên chết tại bang Minnesota, đẩy con số lên 90. Family Foundation School phải đóng cửa vào năm 2014 do bị sụt giảm mạnh số học viên sau khi có cuộc vận động “kể hết sự thật” của một nhóm cựu học viên.

Không rõ có bao nhiêu học viên vào học tại FFS và ra trường trong 30 năm hoạt động của nó. Một bài viết năm 1986 về ngôi trường này cho thấy tổng số học viên “tốt nghiệp” năm đầu khoảng 34.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 9
James Clemente có con trai Mark 17 tuổi là học viên của FFS. Mark chết vì suy gan năm 2017

Năm 1998, niên giám của trường cho thấy số tốt nghiệp là 30 và những năm sau tăng thêm một chút. Emmanuel Argiros, con trai của người sáng lập trường, không cung cấp thông tin về lịch sử của nó.

“Tôi chỉ muốn nhìn về phía trước và quên đi nỗi đau cứ quay lại hành hạ mãi” – ông nói về những cú gọi điện của các cựu học viên tức giận.

Robert M. Friedman, thuộc Liên minh Bảo vệ Những người cai nghiện, cho biết ông không xa lạ gì với FFS, nghe nói nhiều về cái chết của các cựu học viên nhưng vấn đề ông quan tâm là nguyên nhân tử vong không được làm đến nơi đến chốn.

“Bọn trẻ chết vì các di chứng để lại từ lúc còn ở trường hay chết vì những gì chúng làm sau đó” – ông nói.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 10
Mark Clemente rời FFS năm 18 tuổi và sống trên đường phố Manhattan (New York) hơn 10 năm trước khi qua đời năm 2017

Trong những tháng gần đây, các cựu học viên đã đưa lên mạng xã hội lời kêu gọi các cựu học viên hãy canh chừng nhau, giúp đỡ nhau và “đừng để những cái chết phi lý xảy ra nữa”.

Elizabeth Ianelli, 39 tuổi là người đi tiên phong của chương trình “bạn giúp bạn” trên mạng xã hội này. Từng là thanh tra cảnh sát, chị tổng kết số học viên tử vong hiện đã lên đến 101, tất cả đều dưới 50 tuổi và đa số lớn dưới 40.

Ianelli dùng nickname Survivor993 để nhắc nhớ số ngày chị sống tại trường. Trang cộng đồng Facebook do chị sáng lập có tên IseeYouSurvivor.

Và câu chuyện của một giáo viên

Cựu giáo viên giáo dục đặc biệt Lillian Becker cho biết chị đến trường xin phỏng vấn vào năm 1998 khi trường tuyển giáo viên.

Đây là lần đầu tiên chị bước vào trường, nơi có những tòa nhà với nhiều phòng học, những toa xe làm nơi ở và một chuồng trại màu đỏ nằm trên ngọn đồi dốc xuống cái ao bên dưới.

“Trông có vẻ tuyệt vời và chuyên nghiệp”, Becker kể lại trong một cuộc phỏng vấn, “Sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự và rất thân thiện. Họ cử một học viên dẫn tôi đi tham quan và cô bé trông có vẻ rất hạnh phúc”.

Becker được tuyển và ngay trong ngày đầu tiên chị đã phát hiện ra những việc kỳ lạ. Chị được yêu cầu giám sát một căn phòng chứa đồ trong 20 phút cho đến khi một nhân viên trường đến thay.

“Căn phòng rộng 1,8 – 3,6m trên sàn có một học viên bị trùm chăn với băng dán buộc quanh người, chỉ có đầu thò ra ngoài. Lý do họ nói là học viên này có thể tự làm hại mình hay hại người khác” – chị kể lại.

Các nhà tù do hội APAC điều hành - Nhà tù, nơi thân thiện, nơi ác mộng - 8
Lillian Becker

Công việc của Becker giống như một y tá đăng ký khám bệnh và nha khoa cho học viên từ các dịch vụ bên ngoài trường đồng thời điều trị những cơn đau đầu và đau cơ thể dạng nhẹ.

“Sau này, nghĩ lại tôi tự hỏi tại sao mình không thắc mắc về những bất thường nhìn thấy trong trường?” – Becker nói.

Các học viên được sắp xếp nhóm (gọi là “gia đình”) với giáo viên là Mẹ và Cha, học viên là Con cái ăn cùng nhau trước khi về ngủ trong các trailer phân chia nam nữ.

Việc xảy ra thường xuyên trong các bữa ăn là học viên đứng lên tố cáo một học sinh khác theo kiểu “phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ”.

Becker và các cựu học viên xác nhận phương thức giáo dục này là một trong những ưu tiên của trường.

“Có một em tên Susie đứng lên và nói: tôi muốn góp ý với John. Cậu bé cũng đứng lên. Cô bé nói tiếp: Anh ấy tán tỉnh tôi. Sau đó là những tiếng la ó từ các học sinh khác và ban giám hiệu. Nạn nhân bị tấn công và sỉ nhục tới tấp đến mất tinh thần”, Becker kể lại, “Ngoài ra còn những hình thức kỷ luật dành cho những học viên bị xem là phạm những lỗi “nghiêm trọng”.

  • Xem thêm: Những bức tường phân chia biên giới các nước mà ít người biết đến

Một bữa ăn kém chất lượng và không đủ no là hình phạt thông dụng nhất. Bắt lao động mang đá đi lát đường cũng là một cách trừng phạt. Cách ly khỏi các học viên khác là cách khủng bố tinh thần.

“Tệ hơn nữa là bị buộc ngồi cách biệt một góc tại bữa ăn chung, không được nói chuyện hay nhìn người khác”, Wesley Good, cựu học viên năm 2009 nói, “Khi đó bạn chỉ có một mình giống bóng ma”.

“Nhưng cũng có một số học viên liều mình chống trả. Họ không chấp hành kỷ luật, thậm chí đấm người giám sát” – Elizabeth Boysick, học viên năm 2000, nhớ lại.

Steve Sullivan vào trường từ những năm 1999-2002 và sau đó ngồi tù vì trộm cướp. Cậu đã có hành vi chống đối ban giám hiệu và những người giám sát ngay khi bước vào trường vì “không chấp nhận được sự hà khắc ở đây”.

“Hệ quả: tôi thường bị biệt giam trong căn phòng tối 2 mét. Canh chừng tôi là những học viên cùng phe với ban điều hành trường. Có lúc tôi đập vỡ cánh cửa phòng vì tức giận. Ở đây không có phục hồi hay cai nghiện mà là hành xác giống như nhà tù”.

Đơn tố cáo được liên tiếp gửi đến chính quyền bang dẫn đến những cuộc điều tra. Năm 2010, nhóm thanh tra thuộc Trung tâm bảo vệ trẻ em cá biệt (JCPPSN) xác nhận phương pháp giáo dục và cải tạo của FFS là “có vấn đề” nhưng ban giám hiệu hứa sẽ chấn chỉnh.

Ông Argiros, Hiệu trưởng trường, viết thư tay gửi đến chính quyền phủ nhận kết quả điều tra, kèm theo lời khẳng định “trường chúng tôi là nơi tốt nhất cho các em cá biệt sau khi thất bại tại các cơ sở khác”.

Đơn tố cáo tiếp tục gửi về và các cuộc thanh tra lại tiếp tục. Chỉ đến khi các cựu học viên thành lập hẳn phong trào “kể hết sự thật” trường mới phải giải thể do không còn ai vào học. Nhưng hậu quả bi thảm mà phương thức giáo dục của nó để lại là nhiều học viên vẫn tiếp tục chết sau khi “ra trường”.

Nguồn KTNN số 1014
Từ khoá: BrazilFamily Foundation Schoolnhà tùnhà tù Apactrường giáo dưỡngtù nhân
Bài trước đó

Ngân hàng Shinhan nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2019”

Bài kế tiếp

URC Việt Nam đạt giải thưởng “Công ty có môi trường làm việc tốt nhất châu Á tại Việt Nam 2019”

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
URC Việt Nam - Công ty có môi trường làm việc tốt nhất châu Á tại Việt Nam - 1

URC Việt Nam đạt giải thưởng “Công ty có môi trường làm việc tốt nhất châu Á tại Việt Nam 2019”

MỚICẬP NHẬT

Rolls-Royce Phantom – Hành trình của sự im lặng quyền lực xuyên suốt một thế kỷ - 3
Xe hơi

Rolls-Royce Phantom – Hành trình của sự im lặng quyền lực xuyên suốt một thế kỷ

Đăng bởi Vinh Nguyen
12/05/2025

Không có tiếng động nào to hơn sự im lặng của một chiếc Rolls-Royce Phantom. Không cần tăng tốc, không...

Xem thêmDetails
Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

12/05/2025
Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030 - 1

Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

12/05/2025
Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

12/05/2025
Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

12/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tục ăn trầu ở châu Á

    311 chia sẻ
    Chia sẻ 124 Tweet 78
  • Summer Wine Fair 2025 – Hương vị mùa hè trong từng ly vang

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.