Ý tưởng về một người bị phát nổ bởi một loại thuốc nổ lớn không chỉ chưa kích nổ và giết người, nhưng bằng cách nào đó bị kẹt bên trong cơ thể của họ và cần phải loại bỏ nó thông qua phẫu thuật dường như đã được một số nhà viết kịch bản phim của Hollywood viết ra. Tuy nhiên, trong một ít trường hợp hiếm hoi, tình huống này cũng đã diễn ra trong đời thực.
Như bạn đã có thể dự đoán được, các trường hợp bom mìn chưa phát nổ bị mắc kẹt bên trong cơ thể con người thường chỉ xảy ra trong giới quân nhân.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu năm 1999 về 36 trường hợp chấn thương về loại này, nó được mô tả như là một “chấn thương quân sự” hiếm có với ghi chú thêm rằng vào thời điểm bài báo được công bố, không có trường hợp nào tương tự đã xảy ra với dân thường.
Nhưng qua các cuộc nghiên cứu riêng của chúng tôi, chúng tôi đã tìm thấy một số ít các trường hợp đếm trên đầu ngón tay các nhân viên phi quân sự đã bị chấn thương dẫn đến một vụ nổ vì trái bom mắc kẹt bên trong cơ thể họ.
Trở lại với quân đội, cho đến nay thứ vũ khí phổ biến nhất gây ra chấn thương như vậy là súng phóng lựu đạn M79; theo nghiên cứu nói trên, nó đã chịu trách nhiệm cho 18 trong số 36 vụ chấn thương kiểu này.
Thêm nữa, theo một bài báo có tựa đề “Phân biệt rủi ro cho đội phẫu thuật trong việc loại bỏ những vũ khí nhỏ bị kẹt trong vùng sọ”, những loại đạn dược nhỏ chẳng hạn như đạn xuyên áo giáp và các viên đạn bị nảy bắn ngược trở lại có thể ngẫu nhiên bắn tới và mắc kẹt trong cơ thể người mà không phát nổ.
Dù sao trong một trường hợp như vậy, việc loại bỏ vật nổ vẫn là điều hết sức quan trọng và đội phẫu thuật được ghi nhận là đang đối diện với tình huống cực kỳ nguy hiểm khi làm công việc đó.
Trong đa số các trường hợp, vấn đề vẫn an toàn hơn nếu người ta để lại những viên đạn nằm yên trong cơ thể thay vì tìm cách lấy chúng ra ngoài. Dĩ nhiên, nếu cái thứ bên trong cơ thể đó phát nổ thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Quay trở lại với lựu đạn và những thứ tương tự, ý nghĩ về một vụ nổ ở một nơi nào đó trong cơ thể sẽ là một kịch bản chắc chắn sẽ xảy ra cho một cái chết bất ngờ và có khả năng sát thương trên diện rộng.
Ví dụ: một nghiên cứu cho thấy về 36 trường hợp tính từ Thế chiến thứ hai cho đến nay, chỉ có 4 vụ tử vong (chiếm tỷ lệ khoảng 11%). Thậm chí quan trọng hơn là cả 4 người đều chết trước khi giải phẫu, với một nửa trong số họ bị bắn vào mặt và 2 người kia bị trúng đạn phóng tên lửa.
Viên đạn sống trong mặt người phụ nữ
Vào mùa hè năm 2014, một phụ nữ mang thai 23 tuổi bước vào bệnh viện quân sự tại sân bay Bagram ở Afghanistan với một vết cắt trên má trái của cô. Vết thương đã được khâu lại, nhưng cô vẫn cảm thấy khó chịu.
Cô nói rằng cô đã bị bắn vào mặt và ngã ra phía sau lúc đang ở trong làng. Thứ gì bắn vào cô, cô cũng không biết rõ. Cô cảm thấy bất ổn, thị giác bên mắt trái xấu hẳn, mặc dù không có một chấn thương nào rõ ràng.
“Chúng tôi chỉ biết có chừng đó”, bác sĩ Travis Newberry nói. Ông là bác sĩ chuyên phẫu thuật vùng đầu và cổ, và là một thiếu tá không quân tại Trung tâm Y khoa Quân đội San Antonio ở Texas.
Ngay lập tức, ông ra lệnh chụp CT. Ông nói: “Tôi đã không hy vọng được nhìn thấy tất cả”. Nhưng khi hình ảnh được hiện lên dần dần, ông nhận ra một thứ gì đó thật lớn, dày khoảng 13mm, dài 51mm, nằm thẳng đứng trong đầu cô.
Newberry cho biết nó trải dài từ răng xuống tới nền sọ của nạn nhân. Cần phải lấy viên đạn ra, nhưng ông và các đồng nghiệp vẫn chưa thể xác định được đối tượng. Có thể đó là một viên đạn lớn chứa đầy chất nổ và vẫn có thể phát nổ?
Đây là điều đáng lo ngại. Cuộc phẫu thuật có thể làm cho nó phát nổ trong đầu của bệnh nhân, giết chết cô và gây nguy hiểm cho thai nhi của cô. Vụ nổ cũng có thể làm tổn thương nhóm phẫu thuật.
Họ chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Đội phẫu thuật đội mũ bảo hiểm, mang kính bảo hộ và mặc áo khoác chống đạn. Họ không cho bệnh nhân thở oxy khi giải phẫu để hạn chế nguy cơ bắt lửa.
Khoảnh khắc căng thẳng trôi qua khi Newberry lấy được vật lạ ra ngoài và giao nó cho một chuyên gia chất nổ. Hóa ra đó là một viên đạn kim loại.
Bệnh nhân xuất viện 5 ngày sau đó. Thai kỳ của cô vẫn tiến triển bình thường, nhưng thị lực bên mắt trái của cô không thể hồi phục vì ảnh hưởng của chấn thương.
Nhóm của ông Newberry đã công bố quá trình của vụ việc vào ngày 2 tháng 2 trên tờ Journal of Neurosurgery.
Từ thực tập cho đến đối diện với đạn rocket thật
Bác sĩ John Oh, đại tá thuộc Tập đoàn Y khoa Quân đội Hoa Kỳ, cũng đã đối diện với một vụ việc tương tự trong khóa tập huấn của ông.
Ông nhớ lại một vụ mô phỏng trước khi ông được triển khai tới Afghanistan, tình huống là những quả bóng Nerf đồ chơi được đặt trong những khẩu súng RPG (loại súng kê trên vai bắn đầu đạn phát nổ.
Đây là súng chống tăng, loại nhỏ dùng cho cá nhân). Một bệnh nhân bằng hình nộm có một trái banh như vậy trong bụng anh ta; vì vậy, ông Oh được phân công giải phẫu giúp nạn nhân. Đèn tắt và cuộc diễn tập kết thúc.
Ông Oh đã được cho biết rằng ông đã thất bại trong cuộc diễn tập. Nếu trong tình huống có thật, Oh hiểu rằng ông đành phải để cho nạn nhân chết, nếu không sẽ gây ra thương vong hàng loạt khi quả đạn phát nổ. Ông tự nhủ rằng trên thực tế, một tình huống như thế không bao giờ xảy ra.
Vài tháng sau, ông đến Afghanistan, làm việc trong một nhà kho tân trang thành phòng phẩu thuật ở độ cao 2.133m.
Ở phía ngoài chỉ toàn bụi bặm và cát. Một bệnh nhân được đưa đến với vết thương nghiêm trọng ở bụng.
Anh bị chảy nhiều máu, thậm chí thấm qua nhiều lớp gạc và bị sốc mất máu. Khi bắt đầu tháo băng, Oh nhận ra phần đuôi của một quả đạn phóng lựu.
Ông nói: “Rõ ràng nó nằm vắt ngang trên xương chậu của anh ấy”. Oh lại là bác sĩ phẫu thuật duy nhất tại đó.
Ông và các đồng nghiệp vẫn đang tìm hiểu xem phải làm gì khi thuốc giảm đau họ sử dụng để hỗ trợ đặt trong ống thở sẽ làm cho tim của bệnh nhân ngừng đập. “Lúc đó, chúng tôi đang ở trong một tình huống hoặc sống hoặc chết. Hoặc để mặc cho anh ta chết, hoặc chúng tôi phải vào phòng mổ và giải phẫu”, ông Oh nói và quyết định giải phẫu.
“Nhát cắt đầu tiên tôi thực hiện ngay phía trên đỉnh trái rocket”, ông nói. Chụp X-quang cho thấy đầu đạn, phần nguy hiểm nhất của trái rocket, đã bị bể. “Nhưng thuốc nổ và kíp nổ có thể vẫn còn bên trong nó. Câu hỏi lớn nhất là liệu nó còn có thể gây nổ hay không trong lúc chúng tôi vẫn đang giải phẫu nó”.
Nhóm phẫu thuật thận trọng tháo thiết bị và đưa nó cho một chuyên gia chất nổ; anh ta đã cho nó nổ ở bên ngoài. Trường hợp này của binh nhì Channing Moss đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Cuối cùng, anh ta đã bình phục và tập đi trở lại.
“Cho đến thời điểm đó trong cuộc chiến Afghanistan, chưa có một nạn nhân nào trúng đạn rocket mà còn sống”, Oh viết trong một chương nói về cách loại bỏ các thiết bị chưa phát nổ ra khỏi các bệnh nhân trong cuốn sách giáo khoa về phẫu thuật thảm họa. Ông nói: “Tôi đã không đưa ra được lựa chọn hợp lý. Tôi dành toàn bộ thời gian để thực hiện phân tích những lợi ích rủi ro này trong đầu. Nhưng khi sự việc xảy ra, tôi chỉ biết rằng nếu tôi không làm thì người ấy sẽ chết”.
Các nhóm y tế đã phẫu thuật trên 40 bệnh nhân có chứa các thiết bị chưa phát nổ, họ đã đưa ra các quyết định được xem là hiếm hoi và liều lĩnh, theo John Harris, giáo sư đạo đức khoa học thuộc Đại học Manchester.
Nhưng nói chung, ông nói: “Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi chỉ nằm trong phạm vi của Điều lệ Cứu hộ”, để cứu những người khác thoát khỏi cái chết có thể tránh được.
“Hãy nghĩ đến những người bị phơi nhiễm với Ebola hoặc các bệnh truyền nhiễm và những căn bệnh rất nguy hiểm khác khi họ chăm sóc các bệnh nhân”, Harris, tác giả đã viết một cuốn sách về đạo đức y tế cho biết. Hai ông Newberry và Oh phải đối mặt với các phiên bản nguy hiểm khác yêu cầu phải có cùng một quyết định.
Đối với việc đào tạo nhằm mục đích dạy người ta phải rời bỏ những bệnh nhân nguy hiểm bất thường, Harris nói, là điều thật khó để mọi người tuân theo. “Hầu hết các bác sĩ đều không được dạy theo cách đó”, ông nói.
Trên thực tế, hầu hết mọi người không được đào tạo bởi các đồng nghiệp, cha mẹ, trường học của chúng ta để bỏ rơi những người bị nguy hiểm”.