Ramadan là một thánh lễ linh thiêng của người Hồi giáo diễn ra vào tháng thứ 9 theo lịch Ả Rập hàng năm. Thánh lễ Ramadan nhắc nhở người Hồi giáo về các biểu trưng tâm linh, lòng khoan dung, sự hào phóng nói chung. Đi cùng với thánh lễ là chiếc đèn lồng Fanous đặc trưng tạo nên màu sắc ảo diệu, linh thiêng cho không gian thánh lễ của cộng đồng Hồi giáo.
1. Từ Fanous (Fanos, Phanos và Fanoos trong phương ngữ Ai Cập) là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp được chuyển tự thành “nến/ngọn nến”. Fanous có nghĩa là “ánh sáng” hoặc “đèn”, “lồng đèn”. Trong lịch sử, thuật ngữ này được sử dụng với nghĩa “ánh sáng của thế giới” và là một biểu tượng của niềm hy vọng thắp sáng con đường từ trong bóng tối.
Fanous được liên kết rộng rãi với Fanous/Fawanees/Fanoos/Fanus Ramadan hoặc Fanoos Ramdan và giờ đây thường được biết đến như chiếc lồng đèn Ramadan.
2. Lồng đèn Ramadan là chiếc lồng đèn trang trí được chế tác đặc biệt cho tháng thánh Ramadan. Ở một nơi như Ai Cập, lồng đèn và đèn luôn trở nên đặc biệt đối với người dân. Chúng là những dấu hiệu cho thấy tháng Ramadan đến rất gần và phổ biến trong suốt 30 ngày của thánh lễ Ramadan.
Fanous Ramadan được chế tác đặc biệt để hợp nhất giữa văn hóa dân gian Ai Cập và thiết kế Hồi giáo. Chiếc đèn lồng các loại được treo khắp thành phố; trên các con đường, phố xá, trang trí trong các quán cà phê, nơi mặt tiền cửa hàng và nhà ở. Những chiếc đèn lồng này được treo từ cửa sổ đến ban công, trên những sợi dây thừng ở khắp các con hẻm; thành phố như rực sáng với biển màu ánh muôn màu, làm nên một bầu không khí lấp lánh và huyền diệu. Nhiều tuần trước tháng Ramadan, bạn có thể nhìn thấy chúng được bày bán ở hai bên con đường.
- Xem thêm: Đặc sắc những chiếc đèn đất nung Diya
Ngày nay, Fanous Ramadan thường được làm từ những lon thiếc tái chế, những chiếc lồng đèn nhựa hoặc thủy tinh màu chủ yếu được sử dụng trong tháng Ramadan. Chiếc lồng đèn làm từ bất cứ vât liệu nào với những hình dạng khác biệt đều có bộ phận thu phát những bài hát Ramadan truyền thống, chạy bằng pin cùng đèn flash và nhiều sắc đèn màu. Nhưng chiếc lồng đèn bằng đồng đỏ với kính màu vẫn khá phổ biến.
3. Ramadan Fanoos cũng đang dần hình thành tập quán ở các quốc gia Hồi giáo khác. Nó trở thành một trong những biểu tượng truyền cảm hứng tiêu biểu nhất, thể hiện sự cầu xin và hiện diện của tháng Ramadan. Trong thực tế, việc sử dụng Fanous Ramadan không liên quan đến các nghi lễ tôn giáo, nhưng nó đã trở thành biểu tượng của sự hân hoan, vui vẻ và truyền thống đáng quý trong tháng Ramadan. Trong gần một thế kỷ hoặc lâu hơn trước đó, những chiếc lồng đèn gas Fanous này đã được nhìn thấy ở trong các ngôi nhà.
Người Ai Cập được coi là những người đầu tiên tạo tác nên những chiếc lồng đèn Ramadan vào thời kỳ Fatimid, và chính họ là nguồn lực chính tạo nên các Fanous thủ công trên khắp thế giới và đặc biệt là người A Rập và Hồi giáo sau khi chúng được giới thiệu. Những chiếc Fanous chế tác thủ công này được làm từ các kim loại khác nhau như đồng đỏ, sắt, đồng thiếc, tráng thiếc,…
Nó cũng có thể được làm từ gỗ với các hoa văn mang phong cách Hồi giáo và là một trong những vật phẩm trang trí vào dịp thánh lễ Ramadan truyền thống. Nhiều ngành nghề thủ công được tìm thấy trong một khu vực kề cận ở Cairo, cụ thể là Sayeda Zeinab, Al-Attaba và Al-Mosqy Square. Họ đã kế thừa một ngành nghề thủ công cần có sự kiên trì, nhẫn nại từ thế hệ này sang thế hệ khác kể từ thời đại của những Fatimid và kế tục từ đó cho đến nay.
Các nghệ nhân thủ công này là những người cao tuổi chủ yếu nổi tiếng với sự kiên trì, cần mẫn và chăm chỉ trong chế tác thủ công. Ở các xưởng, bạn sẽ nhìn thấy những Fanous được tạo tác thủ công theo nhiều kiểu thức truyền thống bắt đầu từ thiết kế phác thảo hình dáng, màu sắc, kích thước và cuối cùng là giai đoạn của những chiếc lồng đèn Fanous Ramadan thành phẩm phải đối mặt với sự cạnh tranh của lồng đèn Trung Hoa.
Fanous Ramadan có nhiều kiểu loại, với nhiều hình dạng, chất liệu và màu sắc cho nhiều sắc độ và độ sáng khác nhau, thậm chí cả thực và ảo. Mỗi năm có những kiểu loại Fanous mới được hình thành với thiết kế, hình dạng và màu sắc với đặc trưng khác biệt. Ngày nay, mỗi ngôi nhà ở Ai Cập đều mua ít nhất một chiếc lồng đèn này để soi sáng lối đi vào tháng Ramadan.
4. Fanous Ramadan có xuất xứ nhiều hơn chỉ là một chiếc lồng đèn; đó là truyền thống Ai Cập hàng nghìn năm có lẽ từ thời các pharaon, khi nó có thể đã được giới thiệu khi loan báo trận lũ do sông Nile. Hay những Fanous theo một số học giả đã được phát triển từ các lễ hội Pharaon nhân dịp kỷ niệm ngôi sao Sirius/sao Thiên Lang mọc. Trong 5 ngày, người Ai Cập cổ đại cử hành sinh nhật cho Osiris, Horus, Isis, Seth và Nephtys – mỗi ngày – bằng cách thắp sáng những con đường với những Fanous (đuốc).
Có rất nhiều câu chuyện và văn hóa dân gian cổ xưa về nguồn gốc của những chiếc đèn lồng và sự khởi đầu của việc sử dụng chúng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng khi phong tục này trở nên gắn liền với tháng Ramadan. Nhiều giả thuyết đồng tình về khoảng thời gian chiếc đèn lồng được liên kết với tháng Ramadan. Chính Fatimid là người đầu tiên đã giới thiệu chiếc lồng đèn này cho văn hóa Ai Cập và Cairo là nơi sản sinh ra những Fanoos như chúng ta biết ngày nay. Trước năm 358 AH (AH: sau kỷ nguyên Hồi giáo, năm 622 Công nguyên), suốt triều đại Fatimid, những chiếc lồng đèn được dùng hạn chế khi rảo bộ xung quanh vào ban đêm và đi bộ đến các nhà thờ Hồi giáo.
Các nguồn dữ liệu còn cho thấy rằng truyền thống của những chiếc lồng đèn Ramadan bắt nguồn từ sự cai trị của Saladin (1174-1193). Các đồ án thiết kế lồng đèn này được sao chép từ Qanadil và Mishkat (đèn) của những nhà thờ Hồi giáo (Mosque).
Nhưng có thể đó là một truyền thống trước đó,do các đặc trưng phát triển nó cho Fatimid Caliphate vào năm 968, khi nhà lãnh đạo Fatimid Al-Muizz li-Din Allah đến Ai Cập vào ngày 15 tháng Ramadan của năm 358 AH, và người Ai Cập đã chào đón ông bằng những ngọn đèn và đuốc. Để che chắn những ngọn nến khỏi gió, một số người đã đặt cây nến trên bục gỗ và bao bọc xung quanh ngọn nến với lá cọ và da.
Những thuộc tính khác được cho là đã phát triển từ Fatimid caliph Al Hakim Bi-Amr Illah khi ông quan sát mặt trăng đánh dấu sự khởi đầu của tháng thánh đi cùng những đứa trẻ thắp sáng khắp con đường bằng những chiếc đèn lồng trong khi hát vang những bài ca để thấy mặt trăng trở nên sáng rõ hơn.
Trở lại vào ngày này, khi mọi người nhìn thấy Caliph của họ đi dạo trên đường phố Cairo vào ban đêm với chiếc đèn lồng Fanous, họ háo hức/phấn khởi chờ đợi tháng Ramadan bắt đầu. Sau này, Fatimid caliph Al Hakim Bi-Amr Illah say mê với ý tưởng về những chiếc lồng đèn được thắp sáng trên đường phố; ông đã ra lệnh cho tất cả các nhà thờ Hồi giáo Imam ở Ai Cập treo đèn Fawanees (đèn lồng) được thắp sáng bằng nến trước iftar/bữa ăn xả chay như một dấu hiệu cho người Hồi giáo dừng ăn chay và thắp sáng mọi con đường ngõ phố.
Một câu chuyện kỳ lạ nhất về thời kỳ Fatimid trùng khớp với nguồn gốc của những chiếc đèn lồng, kể rằng Fatimid caliph al-Hakim bil-‘Amr Allah, muốn đường phố Cairo được chiếu sáng suốt đêm vì lý do an toàn nên ông đã nghiêm cấm phụ nữ rời khỏi nhà vào ban đêm. Trong thời gian ông trị vì, những chiếc đèn lồng đã được sử dụng như một công cụ mang lại sự an toàn cho phụ nữ. Người phụ nữ bị ngăn cấm trong tháng Ramadan và chỉ được phép ra khỏi nhà vào ban đêm để cầu nguyện hoặc thực hiện những chuyến thăm viếng qua lại thường xuyên.
Thậm chí sau đó, họ sẽ được hộ tống vào ban đêm cùng với một thành viên nam của gia đình như một cậu bé phải đi trước người phụ nữ và cầm Fanous để soi đường, ngầm thông báo với những người đàn ông rằng cô sẽ đi ngang qua con đường này, để họ nhường đường. Người ta nói rằng một khi triều đại của al-Hakim chấm dứt, các đạo luật chống lại phụ nữ trở nên cởi mở hơn, và phụ nữ được phép đi công việc khi họ mong muốn một cách thoải mái hơn.
Fatimid caliph al-Hakim bil-‘Amr Allah cũng có đạo luật yêu cầu các chủ cửa hàng và mọi vùng lân cận nên treo đèn lồng ở lối vào, ở các nhà thờ Hồi giáo và cửa hàng. Ramadan là một dịp tuyệt vời để những người chủ nhà dọn dẹp nhà cửa và các con đường dãy phố kế cận, giữ một chiếc đèn lồng thắp sáng treo trên cửa suốt đêm nhằm để dẫn lối và giữ an toàn cho những khách bộ hành. Từ đó, những chiếc đèn và đèn lồng Fanous luôn là đặc trưng của Ai Cập. Trước khi có điện, chính Cairo đã được chú ý vì việc sử dụng đèn lồng một cách ngoạn mục để chiếu sáng thành phố, đặc biệt là trong tháng Ramadan.
Một câu chuyện khác thậm chí liên quan đến việc những chiếc đèn lồng đến từ một tôn giáo/tín ngưỡng hoàn toàn khác. Các tín đồ Thiên Chúa giáo và người Do Thái cũng sử dụng ánh sáng để cử hành các lễ hội lớn. Một số người tin rằng nó có thể bắt nguồn từ một truyền thống Kitô giáo Coplic được tổ chức vào thời điểm Giáng sinh (phiên bản Coplic), nơi mọi người thường diễu hành với những ngọn nến đầy màu sắc. Điều này cũng đã được ghi chép bởi nhà sử học Ai Cập Al-Maqrizi (1364-1442), người đã ghi chú trong cuốn sách của ông, Al Mawaiz wa al-‘i’tibar bi dhikr al-khitat wa al-‘athar, rằng những ngọn đuốc hoặc ngọn nến này được sử dụng vào dịp lễ Giáng sinh.
Câu chuyện này đã giải thích rằng khi nhiều Kitô hữu đã cải đạo sang Hồi giáo, họ đã mang theo truyền thống này dưới dạng thức những chiếc đèn lồng làm bằng thiếc và được thắp sáng bằng nến.
Bất kể những câu chuyện này có như thế nào, Fanoos vẫn là một biểu tượng độc đáo của tháng Ramadan đối với người Hồi giáo cũng như Thiên Chúa giáo. Nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và ngày nay rõ ràng gắn liền với trẻ em và đã biến thành một di sản phổ biến ở Ai Cập.
5. Ngày nay, Fanous được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới – đặc biệt là ở châu Á và thế giới Ả Rập – không chỉ cho một mục đích tôn giáo cụ thể, mà còn được sử dụng để đặt tên trong người dân hoặc cho mục đích trang trí. Chúng ta có thể tìm thấy chúng trong những ngôi nhà, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm,… Chúng thường được sắp xếp theo một nhóm ánh sáng với các kiểu dáng và hình dạng khác nhau. Kim loại và thủy tinh chủ yếu được sử dụng để cấu trúc nên các Fanous.
Tất cả mỗi buổi tối trong tháng Ramadan đều đòi hỏi có ánh sáng cho các hoạt động khi mọi người bắt đầu cho một bữa ăn thịnh soạn, được gọi là sahuur, để chuẩn bị cho việc kiêng ăn cho ngày sắp tới. Ngày nay, đó là hình ảnh phổ biến khi Ramadan đến gần và gần hơn, trẻ con khăng khăng đòi cha mẹ chúng mua cho một chiếc đèn lồng; vì vậy, đèn lồng Ramadan thường được đi cùng những đứa trẻ.
Trẻ em chơi đùa trên đường phố trong tháng Ramadan, vui vẻ lắc lư và hát cùng những chiếc đèn lồng của mình để xin các loại hạt và bánh kẹo ngọt, cùng hát ca và lắng nghe những câu chuyện, ca lên một vần điệu thông tục thông dụng “wahawi ya wahawi iyyaha”, được cho là một bài hát Pharaon xa xưa gởi đến thần Mặt trăng. Đó là lý do tại sao trước lễ Ramadan, các xưởng lồng đèn và các nghệ nhân địa phương ở Cairo cổ xưa bắt đầu tạo tác các nghệ phẩm thủ công của họ, các đồ án thiết kế sáng tạo mới bằng thiếc và thủy tinh màu được tạo ra để kỷ niệm các sự kiện đặc biệt cũng như chia sẻ một chút ảo diệu thời thơ ấu.
- Xem thêm: Biến hóa họa tiết Boteh
Chính xác là một tuần trước tháng Ramadan, những chiếc lồng đèn tuyệt đẹp sẽ xuất hiện trên hàng kệ trong cửa hàng và đường phố Ai Cập xưa cũ trờ thành công xưởng để cho những người thợ rèn chế tác càng nhiều Fanous càng tốt.
Ngày nay, các bạn nhỏ vẫn diễu hành qua những con phố, đu đưa những chiếc lồng đèn Fanous của mình, đi từ nhà này sang nhà khác hát ca “wahawi ya wahawi” trên những con đường đông đúc ở Cairo để xin quà và kẹo. Chào mừng một thánh lễ Ramadan mới sắp đến, hãy ra ngoài, sắm một chiếc đèn lồng đẹp đẽ và ăn mừng đi nào!