Mặt trăng là một phần trong văn hóa loài người kể từ khi còn trong hang động và vẫn tồn tại song hành cho tới ngày nay. Điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trăng không còn tồn tại hoặc biến mất? Chúng ta hãy tham khảo một vài giả thuyết sau đây.
Đôi nét tổng quan về mặt trăng
Theo Bách khoa thư mở Wikipedia, mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất và lớn thứ 5 trong Thái dương hệ. Trong tiếng Việt, mặt trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông trăng, ông giăng, giăng, nguyệt, Hằng Nga, Thường Nga…
Trong một số ngôn ngữ, mặt trăng của trái đất được viết hoa để phân biệt với danh từ chung “mặt trăng” nói đến các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác. Khoảng cách trung bình tính từ tâm trái đất đến mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính trái đất. Đường kính mặt trăng là 3.474km, tức hơn một phần tư đường kính trái đất.
Khối lượng mặt trăng khoảng bằng 2% khối lượng trái đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt trái đất. Mặt trăng quay một vòng quanh trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ trái đất – mặt trăng – mặt trời là nguyên nhân gây ra các pha mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.
Mặt trăng là thiên thể duy nhất ngoài trái đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá mặt trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên Xô, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của mặt trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của mặt trăng.
Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh mặt trăng. Chương trình Apollo của Mỹ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống mặt trăng, tổng cộng gồm 6 lần hạ cánh trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 1972.
Việc thám hiểm mặt trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo mặc dù nhiều nước đã thông báo kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới mặt trăng nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin được công bố.
Trái đất sẽ ra sao khi không có mặt trăng?
1. Không có sự sống thông minh nữa
Theo dự báo của các nhà khoa học, trái đất sẽ không tồn tại sự sống thông minh nếu không có mặt trăng. Trước hết, nó sẽ bị tấn công bởi một số lượng lớn các tiểu hành tinh và hành tinh lớn hơn. Theo kịch bản này, cuộc sống sẽ khó khăn để tồn tại, điều đó có nghĩa mọi sinh vật sống sẽ trở nên phức tạp. Người ta tin rằng sự ổn định của trục trái đất là do mặt trăng quyết định, kết hợp với sự trôi dạt lục địa , cho phép xuất hiện nhiều hệ sinh thái khác nhau trên khắp hành tinh.
Những hệ sinh thái này phức tạp hơn so với thời kỳ khủng long, góp phần vào sự xuất hiện của động vật có vú và cuối cùng là con người. Vì vậy, nếu mặt trăng không tồn tại, những sinh vật như chúng ta sẽ có xác suất tồn tại thấp hơn. Chúng ta đều biết mọi sự sống bắt nguồn từ các đại dương nguyên thủy, nơi các phân tử hợp nhất để tạo thành axit nucleic, các khối xây dựng cơ bản của sự sống. Nếu không có lực hấp dẫn của mặt trăng, sẽ không có đủ nồng độ muối trong nước biển để tạo ra hóa chất cho sự sống như đã và đang diễn ra.
Khi mặt trăng kiểm soát thủy triều trái đất và thủy triều vận chuyển các khoáng chất cần thiết cho sinh vật biển; vì vậy, khi không có mặt trăng thủy triều sẽ bị đảo lộn, sự sống trong các đại dương sẽ bị sáo trộn. Một điều đáng ngại khác: nếu không có từ trường trái đất do mặt trăng đảm nhận thì bức xạ mặt trời sẽ phá vỡ các đại dương, xóa tan mọi quá trình tạo hóa chất quan trọng. Đó là lý do tại sao, khi tìm kiếm các thế giới có thể ở được trong thiên hà, khoa học thường quan tâm đến việc tìm kiếm các hành tinh có mặt trăng lớn để nó giúp tạo ra sự sống cho mọi loài.
2. Khủng hoảng về thời tiết
Nếu không có mặt trăng, các dạng thời tiết trên trái đất sẽ bị đảo lộn và trở nên hoang dã, với giả định trái đất vẫn còn một bầu khí quyển. Trước tiên, khi không có mặt trăng, trái đất sẽ bị mất ổn định trục, tạo ra những thay đổi cực đoan về nhiệt độ toàn cầu. Các cực sẽ tồn tại lâu hơn dưới sức nóng của mặt trời, các đại dương xung quanh có thể nóng ít nhất 47 độ. Trong khi đó, các khu vực ở xích đạo sẽ bị ảnh hưởng bởi băng hà.
Các giai đoạn của mặt trăng trên bầu trời cũng ảnh hưởng đến lượng mưa của mọi khu vực. Khi mặt trăng ở trên cao, áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí tăng lên, điều này chuyển thành lượng mưa ít hơn cho nơi đó. Nếu mặt trăng không tồn tại, lượng mưa sẽ nhiều hơn.
Nhưng hiệu ứng do mặt trăng gây ra rất nhỏ đến mức lượng mưa tăng lên chỉ là 1%. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy các hành tinh có vòng quay nhanh hơn thường có sức gió mạnh hơn. Ví dụ, một ngày trên sao Mộc kéo dài khoảng 10 giờ và sức gió 160 đến 320km/giờ. Trong khi đó, sao Thổ thời gian này là 10,5 giờ, có sức gió khủng lên tới 1.800km/giờ.
Và hậu quả khi không có mặt trăng, trái đất sẽ quay nhanh hơn, ngày ngắn lại tới vài giờ và giống như trên sao Mộc, sao Thổ, sức gió trên hành tinh có thể đạt tới 160km mỗi giờ vào bất kỳ ngày nào. Những cơn bão sẽ có sức gió mạnh hơn, sức tàn phá khủng khiếp hơn mà người ta chưa lường hết.
3. Bong bóng từ trường trái đất sẽ bị tắt vĩnh viễn
Từ trường trái đất (hay còn gọi là từ quyển) là điều cần thiết cho sự sống trên hành tinh. Bong bóng từ trường bao quanh trái đất có nhiệm vụ bảo vệ liên tục trái đất trước sức mạnh của gió và dòng các hạt tích điện từ mặt trời.
Chưa hết, từ quyển còn bảo vệ sự sống bị bắn phá bởi bức xạ vũ trụ và Mặt Trời gây ra. Từ trường tồn tại là nhờ một thứ gọi là geodynamo, đây là chuyển động quay của lõi sắt nóng chảy của trái đất. Sự chuyển động như vậy của các kim loại từ tính bên trong làm cho từ quyển mạnh hơn.
Địa chất này tồn tại nhờ vào các lực thủy triều mà mặt trăng tác động lên trái đất. Khi mặt trăng làm phẳng và kéo dài các lớp bên trong trái đất bằng lực hấp dẫn của nó, thì sẽ tạo ra năng lượng đủ để làm nóng lõi của hành tinh và giúp nó chuyển động.
Nếu khi không có mặt trăng và sự trao đổi năng lượng quay của nó, thì lõi trái đất sẽ ngừng chuyển động, sau đó đông cứng lại. Khi geodynamo bị mất, từ trường của hành tinh cũng biến mất theo, cho phép gió Mặt Trời nuốt chửng hoàn toàn bầu khí quyển.
Không có bầu khí quyển, mọi hồ chứa nước trên bề mặt trái đất sẽ bốc hơi và bức xạ mặt trời sẽ biến thế giới của chúng ta thành một sa mạc cằn cỗi. Trên thực tế, quá trình này đã từng xảy ra với sao Hỏa, nó bị mất từ tính của nó cách đây 4,2 tỷ năm, trở thành hành tinh nóng như thiêu như đốt như ngày nay con người từng biết đến.
4. Không mặt trăng, trái đất sẽ không có thêm vàng nữa
Vàng, bạch kim, palađi, iridium là những kim loại quý hiếm trên Trái Đất. Nó đã được con người sử dụng cho nhiều nghành kinh tế như xe hơi, tàu vũ trụ cho đến đồ điện tử và trang sức. Nhưng nếu không có mặt trăng thì những kim loại này, đặc biệt là vàng sẽ không còn nữa. Để hiểu ngọn ngành, chúng ta cần đi sâu hơn một chút vào các sự kiện xung quanh sự hình thành của mặt trăng.
Khoảng 4,5 tỷ năm trước, một tảng đá có kích thước bằng sao Hỏa, mà các nhà khoa học gọi là Theia, đã va chạm mạnh vào bề mặt nóng chảy của trái đất sơ khai. Lớp ngoài của Theia và một phần lớp phủ của trái đất bị đẩy ra ngoài không gian, kết tụ vào quỹ đạo trái đất và hình thành nên mặt trăng.
Tuy nhiên, lõi của Theia ở lại trái đất và các kim loại cấu thành Theia đã trở thành một phần của hành tinh chúng trái đất sẽ thấp hơn nhiều. Các kim loại như vàng và bạch kim có xu hướng bị sắt hút. Trên một hành tinh nóng chảy như trái đất lúc sơ khai, những kim loại này sẽ chìm xuống cho đến khi chúng chạm tới lõi sắt.
- Xem thêm: Trái đất sẽ ra sao vào năm 2120?
Chúng sẽ bị mắc kẹt ở đó mãi mãi khi lõi bắt đầu nguội. Nhưng nhờ sự hình thành của mặt trăng sau một tác động liên hành tinh, một lượng lớn các nguyên tố kim loại đã được phân tán và đẩy lên lớp phủ trái đất và cuối cùng con người mới có điều kiện khai thác được.
5. Nước đại dương sẽ được phân phối lại
Trong số các hiệu ứng nổi bật nhất mà mặt trăng tác động lên trái đất là thủy triều. Cùng với mặt trời, mặt trăng chịu trách nhiệm tăng và giảm mực nước biển nhiều lần trong ngày. Khi mặt trăng quay quanh trái đất, lực hấp dẫn đẩy nước của các đại dương về phía nó, gọi là thủy triều dâng.
Thực chất, Mặt Trăng càng gần thì thủy triều càng cao. Để có được ý tưởng về sức mạnh của mặt trăng trên các đại dương, ta cần biết, mức chênh độ cao tối đa giữa thủy triều thấp và thủy triều cao là 16 mét.
Nếu không có mặt trăng sẽ không có hiệu ứng này, thủy triều sẽ giảm đáng kể. Vẫn có thủy triều vì lực hấp dẫn của mặt trời tác động lên mặt nước trái đất, mặc dù sức hấp dẫn của nó nhỏ hơn mặt trăng.
Tóm lại, thủy triều sẽ giảm xuống còn 1/3 về kích thước và các đại dương sẽ trở nên yên tĩnh hơn. Mực nước biển cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không có lực hấp dẫn của mặt trăng, nước đại dương sẽ được phân phối lại đồng đều trên toàn bộ bề mặt trái đất, do đó mực nước biển ở hai cực sẽ tăng mạnh.