Pietra dura hoặc pietre dure, được gọi là parchin kari hoặc parchinkari ở Ấn Độ, là một thuật ngữ để chỉ cho kỹ thuật khảm/dát sử dụng cắt và lắp, đánh bóng đá màu để tạo hình. Nó được coi là một nghệ thuật trang trí.
Các nghệ phẩm chế tác đá, sau khi được tạo tác lắp ráp tương đối lỏng lẻo, đá được dán vào một nền/lớp sau khi trước đó đã được “cắt miếng/lát mỏng và cắt thành các phần hình dạng khác nhau, và sau đó lắp ghép lại với nhau một cách chính xác để sự tiếp xúc giữa mỗi phần là thực tế/thực thể vô hình”.
Sự ổn định có được bằng cách bào/soi rãnh xuống bên dưới bề mặt của đá để chúng cài khóa vào nhau, giống như một trò chơi ghép hình, với mọi thứ được giữ cố định bằng một “khung” bao quanh. Nhiều viên đá có màu sắc khác nhau, đặc biệt là đá hoa/cẩm thạch, đã được sử dụng, cùng với bán đá quý, thậm chí là đá quý.
Nó xuất hiện lần đầu tiên ở Rome vào thế kỷ 16, đạt đến độ tinh xảo hoàn toàn ở Florence. Các nghệ phẩm pietra dura thường được chế tác trên nền đá cẩm thạch xanh lá cây, trắng hoặc đen. Đặc trưng, những phiến/tấm là hoàn toàn bằng phẳng, nhưng một số ví dụ ở đó cho hình ảnh trong dạng thức phù điêu thấp được tạo tác, cho nghệ phẩm hiện diện trên cả lĩnh vực chạm khắc đá cứng.
1 Pietre dure mang nghĩa của một từ số nhiều trong tiếng Ý là “những viên đá cứng”; pietra dura ở dạng số ít cũng được bắt gặp trong tiếng Ý. Trong tiếng Ý, nhưng không thấy trong tiếng Anh, thuật ngữ này bao gồm tất cả việc khắc/trổ/chạm đá quý và chạm khắc đá cứng, đó là nghệ thuật chạm khắc các vật thể ba chiều bằng bán đá quý, thường là từ một mẩu/miếng/mảnh, ví dụ như bằng ngọc bích Trung Hoa.
Quy ước truyền thống trong tiếng Anh là sử dụng pietra dura số ít chỉ để biểu thị nghệ phẩm khảm/dát nhiều màu sắc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có xu hướng sử dụng pietre dure như một thuật ngữ cho cùng một điều, nhưng không phải cho tất cả các kỹ thuật mà nó bao gồm, trong tiếng Ý.
Nhưng tiêu đề của một cuộc triển lãm năm 2008 tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, Nghệ thuật của Triều đình Hoàng gia: Kho báu về Pietre Dure từ Cung điện của Châu Âu đã sử dụng ý nghĩa đầy đủ của thuật ngữ tiếng Ý, có lẽ bởi vì họ nghĩ rằng nó đã được thừa nhận loại hình/kiểu thức nhiều hơn. Các tài liệu trên trang web nói đề cập về các nghệ phẩm này là một chiếc bình ngọc lưu ly như là ví dụ cho “chạm khắc đá cứng (pietre dure)”.
Bảo tàng Victoria & Albert ở London sử dụng cả hai phiên bản trên trang web của mình, nhưng sử dụng pietra dura (“Một phương pháp khảm/dát đá hoa/cẩm thạch hoặc đá bán quý vào một nền đá, thường là trong các dạng thức hình học hoặc hoa văn…”) trong “Chú giải thuật ngữ” của nó.
Cho thấy rõ ràng không tham khảo ý kiến của tác giả trang khác, nơi người đọc được nói rằng: “Pietre dure (từ tiếng Ý “đá cứng”) được tạo tác từ những đá lát màu sắc đẹp đẽ, chính xác phù hợp, để tạo nên một cảnh tượng như tranh vẽ hoặc đồ án cân xứng”.
Thuật ngữ tiếng Anh “khảm Florentine” đôi khi cũng gặp phải, có lẽ được phát triển bởi ngành công nghiệp du lịch. Giovanni Montelatici (1864-1930) là một nghệ sĩ người Ý vùng Florentine, nghệ phẩm xuất sắc của ông đã được phân phối trên toàn thế giới do du khách và các nhà sưu tập.
Nó khác với khảm ở chỗ các viên đá thành phần chủ yếu lớn hơn nhiều và được cắt thành hình dạng phù hợp với vị trí hình ảnh của chúng, không phải tất cả đều có kích thước và hình dạng gần bằng nhau như trong khảm. Ở pietra dura, những viên đá không được kết dính xi măng với vữa, và các nghệ phẩm trong pietra dura thường được mang theo/xách tay.
Không nên nhầm lẫn với khảm siêu nhỏ, một hình thức khảm sử dụng vật/đá có cùng kích thước rất nhỏ cẩn để tạo nên các hình ảnh hơn là những hoa văn trang trí, cho các hình tượng thánh thần Byzantine, và sau đó là các tấm/bảng để lắp/đặt vào đồ nội thất và những vật tương tự.
Đối với công việc khảm/dát cố định trên tường, trần nhà và mặt đường lát được xác định với các thuật ngữ intarsia hoặc cosmati/cosmateque thì phù hợp hơn. Tương tự, đối với các công trình sử dụng đá miếng (hoặc ngói/đá lát) lớn hơn, có thể sử dụng opus sectile/tường xây đá giống tranh chắp hình. Pietre dure chủ yếu là hoa văn đá. Là một biểu thị cao cho nghệ thuật chạm trổ đá/khắc ngọc, nó liên quan chặt chẽ với mỹ nghệ của người thợ kim hoàn. Nó cũng có thể được coi là một nhánh của điêu khắc khi có thể đạt được chiều kích ba chiều, cũng như với phù điêu.
2 Pietra dura phát triển từ opus sectile La Mã cổ đại, trong đó ít nhất là về các ví dụ còn hiện tồn, trong kiến trúc, sử dụng trên sàn nhà và các bức tường, với cả đồ án hình học và hoa văn biểu trưng/biểu tượng. Trong thời trung cổ, các bề mặt sàn cosmatesque và những cột nhỏ,… trên các ngôi mộ và bàn thờ vẫn tiếp tục sử dụng các lớp khảm có màu khác nhau trong dạng thức hình học.
Nghệ thuật Byzance tiếp tục với các mặt sàn được dát/khảm, nhưng bên cạnh đó cũng tạo tác sản sinh ra một số nghệ phẩm thể hiện những nhân vật tôn giáo/tín ngưỡng nhỏ trong khảm/dát đá cứng, ví dụ như trong Pala d’Oro ở San Marco, Venice (mặc dù nó chủ yếu sử dụng kỹ thuật tráng/phủ men). Trong thời Phục hưng Ý, kỹ thuật này một lần nữa được sử dụng cho các hình ảnh. Florentines, người đã phát triển đầy đủ nhất hình thức này, tuy nhiên, nó được xem như là “vẽ trên đá”.
Khi được phát triển ở Florence, kỹ thuật này ban đầu được gọi là opere di commessi (chừng như, “những nghệ phẩm kết hợp cùng nhau”). Medici Grand Duke Ferdinando I của Tuscany đã thành lập Galleria di’Lavori vào năm 1588, ngày nay là Opificio delle pietre dure, với mục đích phát triển hình thức này và các kiểu thức trang trí khác.
Vô số các nghệ phẩm khác nhau đã được tạo nên. Những mặt bàn đặc biệt được đánh giá cao, và chúng có xu hướng là các mẫu hình lớn nhất. Các vật phẩm nhỏ hơn dưới dạng huy chương, những món đồ trang sức đá chạm, tấm/mảng tường, tấm chèn vào cửa hoặc trên tủ, bát, chậu hoa, đồ trang trí sân vườn, đài phun nước, băng ghế,… đều được tìm thấy.
- Xem thêm: 10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ
Một hình thức phổ biến là bản sao một bức tranh hiện tồn, thường là hình tượng con người, như được minh họa bằng hình ảnh của Đức Giáo hoàng Clement VIII… là ví dụ được tìm thấy trong nhiều bảo tàng. Phương thức đã được chuyển đến các trung tâm nghệ thuật hoàng gia châu Âu khác và vẫn tiếp tục phổ biến vào thế kỷ 19. Đặc biệt, thành phố Naples trở thành một trung tâm nổi tiếng của nghề thủ công này.
Đến thế kỷ 20, phương thức này đã suy tàn, một phần là do sự tấn công của chủ nghĩa hiện đại, và nghề thủ công đã bị suy giảm mà chủ yếu là tác phẩm phục chế. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, hình thức này đã được hồi sinh và nhận được sự bảo trợ của nhà nước. Hoàng loạt các nghệ phẩm hiện đại dành cho những vị khách du lịch có khuynh hướng hào nhoáng bao gồm các bản sao mang phong cách thế kỷ 19 với chủ đề tôn giáo (đặc biệt là ở Florence và Naples), việc tạo tác sao chép hoặc dựa trên thiết kế/đồ án phác thảo xưa cũ hơn được sử dụng cho bối cảnh trang trí sang trọng, cho các nghệ phẩm nghệ thuật đương đại thực sự.
3 Vào đầu thế kỷ 17, các nghệ phẩm nhỏ hơn do Opificio sản xuất đã được phổ biến rộng rãi khắp châu Âu và đến tận triều đình Mughal ở Ấn Độ, nơi hình thức này được bắt chước và tái thể hiện theo phong cách bản địa; biểu hiện xa hoa/lộng lẫy nhất của nó được tìm thấy tại đền Taj Mahal. Ở Ấn Độ dưới triều đại Mughal, pietra dura được biết đến như là parchin kari, nghĩa đen là “khảm/dát” hoặc “đóng/lắp vào”.
Do Taj Mahal là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, có ngành công nghiệp phát triển về các nghệ phẩm tạo tác pietra dura ở Agra, từ mặt bàn, huy chương, con voi và dạng thức các con vật khác nhau, hộp trang sức và các vật phẩm trang trí khác. Loại hình nghệ thuật này hoàn toàn sống động và phát triển mạnh ở Agra, Ấn Độ mặc dù các hoa văn trong những thiết kế mang đặc trưng Ba Tư nhiều hơn La Mã.