Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
29/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Nghệ thuật

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ

Chu Mạnh Cường Đăng bởi Chu Mạnh Cường
11/12/2019
Trong Nghệ thuật
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ
Share on Facebook

In ấn trên vải là một nghệ thuật thủ công vô cùng độc đáo ở Ấn Độ. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, cộng với những bản khắc in chi tiết, những nghệ nhân in, vẽ và nhuộm vải lụa nước này đã cho ra đời được hàng nghìn loại hoa văn rực rỡ. Và nhiều khi không chỉ là những họa tiết độc đáo, chúng còn là một bức tranh thiên nhiên, người – vật xinh đẹp, khi khoác lên mình hấp dẫn.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-11a

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-11b

Điều thú vị nữa, đa số các kỹ thuật in đều đã ra đời cách đây vài nghìn năm, và được truyền thụ từng vùng, tạo nên một bản sắc riêng. Trong bài viết này, chỉ xin kể tới 10 kiểu in truyền thống, từ đó nảy sinh nhiều loại vải đặc sắc, phản ánh các phong tục, tập quán, tín ngưỡng lâu đời của Ấn Độ.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-4a
Kỹ thuật in Bandhani

Đầu tiên, phải kể tới là kỹ thuật in Bandhani ở bang Gujarat và Rajasthan. Đây là một phương pháp cổ xưa hoàn toàn bằng thủ công, ngẫu hứng, gắn liền với những móng tay linh hoạt và sự trang trí nhà cửa tinh tế của phụ nữ. Cách thức là cấu véo, tạo nếp, rồi buộc, thắt ở nhiều điểm trên vải trước khi nhuộm. Và nó sẽ cho ra các họa tiết như các dấu chấm, đường kẻ, vân sóng, hình tim, hình vuông, hình quả trám liên tiếp hoặc cách quãng đẹp mắt. Mỗi mét thường chứa cả triệu chấm nhỏ (bheendi) sắp thành hình sặc sỡ, mà chủ yếu là vàng, đỏ, xanh lam, xanh lá và đen.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-4b
Kỹ thuật in Bandhani

Ngoài ra là trắng vì những chỗ vải được buộc chặt không bị thấm màu. Theo tiếng Sanskrit, Bandhani có nghĩa là “buộc”. Xuất hiện từ thời văn minh thung lũng Indus 4.800 năm trước, có lẽ nó là một kỹ thuật cũng như loại vải lâu bền nhất Ấn Độ. Người ta đã tìm thấy nhiều họa tiết Bandhani trên các bích họa thế kỷ 6 đặc tả cuộc đời Đức Phật. Có lẽ trong thời đại của ngài, loại vải này đã được sử dụng rộng rãi và đến nay được gọi là Bandhej Saree.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-5d
Kỹ thuật vẽ Batik

Thứ hai độc đáo không kém là kỹ thuật vẽ Batik, cũng tại Gujarat, và về ý nghĩa là chấm trên vải, nhưng kỳ thực có thể vẽ rất nhiều hoa văn từ cây cối, chim muông tới thuyền bè, nhà cửa… Nghệ nhân sẽ dùng một cây bút chứa sáp hoặc chấm sáp nóng, vẽ lên vải những mô-típ yêu thích, sau đó nhuộm từng chỗ để tạo ra các màu riêng, và luộc trong nước sôi cho sáp tan chảy, để lộ những nội dung đa dạng, thú vị.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-5a
Kỹ thuật vẽ Batik
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-5b
Kỹ thuật vẽ Batik
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-5c
Kỹ thuật vẽ Batik
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-5e
Kỹ thuật vẽ Batik

Tựu trung, có bốn kỹ xảo trong in Batik như sau: kỹ xảo vảy sáp – cho sáp bắn, rải rác trên vải, tạo ra các mảng miếng như một vụ nổ màu sắc sau khi nhuộm; kỹ xảo in khuôn mẫu – dùng các con dấu khắc họa tiết để rập lên vải; kỹ xảo vẽ bằng tay – áp dụng phương pháp Kalamkari để vẽ, vờn các họa tiết và cuối cùng là kỹ xảo cào, trám hồ dán cũng như vảy song tạo các vết rạch thay vì các giọt chảy.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-8b
Kỹ thuật vẽ Kalamkari

Kalamkari lại là một kiểu in kỳ diệu khác dựa trên lối vẽ, kể chuyện trên phông tại các đền thờ của những nhạc sĩ lang thang chitrakars xưa và phổ biến từ thời Trung cổ đến nay. Theo tiếng Ba Tư, nó là “vẽ bằng bút mực”. Tổng cộng có tới 23 bước để vẽ một tấm vải, chứa nội dung phong phú mà thường tả về thần thoại, gồm linh hoa, linh thú, thượng thần trong sử thi Mahabharata, Ramayana cùng nhiều vị Phật, Bồ tát. Tất cả như một bức tranh, có thể treo, bày, làm trang phục, chăn màn. Trong Kalamkari, cũng có tới hai trường phái: Machilipatnam và Srikalahashi, song đều là vẽ xong thì tô và cùng thịnh hành ở Andhra Pradesh.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-8a
Kỹ thuật vẽ Kalamkari
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-8c
Kỹ thuật vẽ Kalamkari
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-8d
Kỹ thuật vẽ Kalamkari

Đại thể, thợ in sẽ ngâm vải trong hỗn hợp sữa bò và Kadukka pinju khoảng tiếng rưỡi, rồi phơi khô. Kế tiếp, dùng gỗ me đốt thành than, làm chì phác thảo hoa văn. Đồng thời vót một mẩu tre làm bút và buộc ở ngang thân một miếng mút hoặc bông thấm thuốc nhuộm để viền và tô. Sau đó, bôi phèn lên vải, giúp nó luôn chắc khỏe, bền màu. Sau mỗi lần tô, họ đều giặt vải, qua đó độ phèn cũng nhạt đi, nhưng vẫn đủ đảm bảo chất lượng. Thứ tự tô thường là vàng, đỏ, tím, nâu, xanh chàm… Để màu bám, không bị nhòe, nó cũng được luộc trong nhiệt độ từ 80-100 độ C và phơi dưới cát hút màu dư.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-7a
Kỹ thuật Ikat

Ikat cũng là một kỹ thuật đặc biệt, thiên về cách nhuộm sợi tạo hình hơn là dệt cửi. Đại thể, nó giống với Bandhani ở chỗ buộc và nhuộm vải, đồng thời dùng chất cản thuốc để bảo vệ các hoa văn cần thiết. Nếu cả sợi dọc và ngang đều buộc và nhuộm sẽ cho ra một tấm vải có hai mặt khác biệt. Nói chung, từng sợi hay bó sợi sẽ được quấn chặt theo các hình, rồi nhuộm, và khi dệt, thợ dệt sẽ vừa dệt vừa tháo các phần đó, làm nên những hoa văn lung linh, huyền ảo.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-7b
Kỹ thuật Ikat

Mặc dù có mặt ở nhiều nơi, song Ikat hiện hữu nhiều nhất ở Gujarat và Telangana, phục vụ mọi thành phần, tôn giáo. Mỗi cộng đồng đều đưa vào nó các mô-típ riêng. Người theo giáo phái Jain thường thích họa tiết trừu tượng, còn người Hồi giáo lại chuộng hình Vohra Gaji Bahaat, trong khi phụ nữ Hindu ưa voi, hoa, vẹt, tố nữ và lá đề.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-1b
Kỹ thuật in khắc gỗ Ajrakh

Phương pháp in khắc gỗ Ajrakh cũng là một kiểu in cho kết quả ngoạn mục. Thay vì vẽ tay, người ta sẽ dùng con dấu bằng gỗ để in họa tiết lên vải. Không chỉ đều đặn, liên tiếp, mà còn nhanh chóng, chính xác. Ít nhất một họa tiết sẽ được in hai lần với hai bản khắc đối lập. Bản đầu là in đường nét, bản sau là in chi tiết, tô màu.

  • Xem thêm: Điêu khắc đá cẩm thạch Agra

Cá biệt một tấm vải sẽ có hàng trăm lần in, nếu nó chứa nhiều hoa văn khác nhau. Và thời gian làm thường kéo dài tới 21 ngày, trải qua 14-16 công đoạn. Vải sau đó được nhuộm màu nền, phơi khô rồi nhuộm tiếp, cuối cùng giặt trong nước soda cho tươi rói, sáng bóng.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-1a
Kỹ thuật in khắc gỗ Ajrakh

Màu sắc ở đây thường là bốn màu cổ truyền, gồm đỏ, xanh, đen và trắng, được ví như cả vũ trụ, với đỏ tượng trưng cho đất, xanh – trời, đen – đêm và trắng – mây. Đặc biệt nhiều tấm vải thường có màu lam bí ẩn. Vì màu lam này, kỹ thuật mới có tên Ajrakh, theo tiếng Ả Rập là “xanh”. Ajrakh hiện nay rất thịnh hành trong cộng đồng Khatris tại Barmer-Rajasthan.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-10a
Kỹ thuật in rát vàng và bạc lá Varak

Bên cạnh in khắc gỗ, tại Rajasthan và cụ thể là thành phố Jaipur cũng có kỹ thuật in rát vàng và bạc lá Varak, còn gọi Chandi Ki Chhapai, một phương pháp rất tinh tế, để đưa những mảnh vàng, bạc cực mỏng lên vải. Thông thường những lá vàng, bạc này (Varak) chỉ dày hai phần mười của một micron đến hai milimét, tức bằng độ dày của một tờ giấy. Ngày xưa, chúng chỉ thấy trên lá cờ biểu thị quyền lực, địa vị cao quý của người dùng, mà chủ yếu là hoàng gia và tăng lữ, khi mà Ấn Độ đang ở thời hoàng kim, nổi tiếng vì sự giàu có đứng đầu thế giới về sản xuất vàng.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-10b
Kỹ thuật in rát vàng và bạc lá Varak
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-10c
Kỹ thuật in rát vàng và bạc lá Varak

Tuy nhiên, ngày nay trước nhu cầu thị trường, chúng đã xuất hiện trên nhiều loại khăn cùng áo saree Chanderi, với một đặc điểm là ở hai phía đều in dát vàng, bạc lôi cuốn. Song vì cầu kỳ, tốn kém nên cả kỹ thuật lẫn vải in Varak đều hiếm gặp. Để làm được một tấm vải ưng ý, thợ in thường phải mất cả tháng cần mẫn. Từ những mẩu kim loại quý, họ sẽ dập mỏng chúng thành từng lá vàng. Sau đó, phết nhựa cây saresh lên vải, và dùng một bản khắc gỗ áp những lá vàng lên, nhờ thế vàng dính chặt vào vải óng ánh. Để đảm bảo chúng không bong tróc, người mặc sẽ chỉ giặt khô, chứ không vò ướt.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-6a
Kỹ thuật Dabu

Tương tự Batik, song Dabu lại dùng bùn để làm chất cản màu và những con dấu chấm mực in lên vải. Người ta trải tấm vải lên một mặt bàn rất rộng và in hàng loạt họa tiết xinh xắn giống nhau. Đó thường là những hình vẽ rất mộc mạc từ thiên nhiên và cuộc sống nhà nông, với lúa thóc, ngô khoai, các loại hoa quả như trái xoài – quả mít, các loại gia cầm – gia súc, sóng nước và hình học được lặp đi lặp lại, tạo nên một đặc điểm ấn tượng. Đa số đều có màu trắng trên nền xanh lam.

  • Xem thêm: Nghề chạm khắc xương ở Lucknow

Mà để được như vậy, sau khi in hoa văn, thợ in sẽ phải trát một lớp bùn dày lên họa tiết. Hỗn hợp này gồm sét đen kaali mitti, bột mì bidhan, nhựa cây guar và nước vôi trong có tác dụng chống thấm, bít kín các mô-típ không cho ngấm màu. Bùn thường dính vào nhau khi cuộn, nên tấm vải còn được rải thêm một lớp mùn cưa hong khô, sau đó đem nhuộm, dùng chất liệu tự nhiên như kashish cho màu nâu xám, lá chàm – xanh lam và quả lựu – vàng, đỏ… Sau vài tiếng phơi khô, vải được giặt để giũ bùn và lộ hoa văn.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-6c
Kỹ thuật Dabu
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-6b
Kỹ thuật Dabu

Những họa tiết như đã nói, song ngoài ra do bùn đôi khi cũng bị nứt nên còn tạo nên nhiều đường vân lạ mắt. Phổ biến 1,5 nghìn năm, kỹ thuật Dabu tưởng chừng đã phôi phai, song đầu thế kỷ 21, nó đã trỗi dậy và nảy nở ở nhiều ngôi làng, như làng Akola, quận Chittorgarh- Rajasthan, và được dùng may áo cholis và khăn xếp turban.

  • Xem thêm: Nghệ phẩm xơ dừa Orissa

Hơi trái ngược với Dabu, vải vóc của cộng đồng Chippa ở làng Bagru lân cận lại có hoa văn sặc sỡ trên nền vải màu kem hoặc màu sáng. Hơn thế, họa tiết cực kỳ dồi dào, khai thác nhiều đề tài dân dã, do người dân ở đây đều là bậc thầy về in. Chippa theo tiếng địa phương nghĩa là in, nhuộm và phơi khô. Từ rất lâu, dân làng đã có nghề in.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-3
Kỹ thuật Bagru

Đến thăm làng của họ, sẽ thấy bạt ngàn những cánh đồng phơi vải rực rỡ và đến nhà thì chỗ nào cũng chất đầy ván in lạ mắt. Người ta tùy ý quyết định sẽ dùng bao nhiêu con dấu cho một hoa văn, song thông thường là từ bốn đến năm. Và họ liên tục sáng tác dấu mới để phát triển thêm nhiều nội dung. Con dấu đầu sẽ là dấu để in nền – gudh, dấu thứ hai in nét – rekh, dấu thứ ba in chi tiết và dấu cuối cùng tô màu – datta. Mỗi cái có một độ ăn mực khác nhau và được đẽo từ nhiều loại gỗ đặc biệt như sagwan – gỗ tếch, sheesham – gỗ hồng và rohida – gỗ tếch hoang.

  • Xem thêm: Độc đáo piñata

Sagwan khá mềm dẻo cho những hình thù phóng khoáng bên ngoài, còn sheesham cứng, rắn cho những chi tiết tinh vi bên trong. Ngoài thiên nhiên, một nội dung chính của kỹ thuật này là những biểu tượng lấy từ kiến trúc Islam với hình sóng nước leher, chữ V chaupad, tam giác kangura và mắt cáo jaali…

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-9b
Kỹ thuật in Khari

Cũng bằng vàng, bạc nhưng từ bụi vàng là kỹ thuật in Khari, thịnh hành tại Jaipur và Ahmadabad. Trong đó, vàng, bạc sẽ được nghiền thành bột và rắc lên các họa tiết bằng keo roghan, để tạo cảm giác rập nổi. Ngày xưa, đây là cách làm trang phục vua chúa, song giờ đã phổ biến dân dã và để giảm bớt chi phí, người ta thường thay vàng bằng các kim loại khác hoặc mica, song vẫn sáng bóng, sang trọng.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-9a
Kỹ thuật in Khari

Hoa văn thường thấy là phul, chandani, buti, mor, morga, keri và khaja. Chúng được phân bố ở các sườn áo, vành khăn, chân váy theo kiểu độc lập hoặc xâu chuỗi rất gợi cảm. Thợ in Khari cũng dùng nhiều ván in, song đại thể là một xilanh gồm hai phần. Phần ngoài bằng đồng, hình tròn/đa giác, dưới đáy đục lỗ châm kim tạo các họa tiết. Phần trong nhỏ hơn bằng gỗ có cán dài để ép các chất ra ngoài theo lỗ. Thợ in sẽ đổ thầu dầu cô đặc vào trong bộ dấu mà in lên vải, và tùy theo lực ấn – nhựa sẽ ra dày hay mỏng, cho độ nông sâu khác nhau. Cuối cùng, rắc bụi vàng, bạc lên.

10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-2a
Kỹ thuật in Bagh

Kỹ thuật in Bagh cũng là một kiểu in bằng ván cầu kỳ, nhiều công đoạn. Trước tiên, người ta sẽ phải giặt mảnh vải dưới sông, trong dòng nước chảy độ hai tiếng để loại bỏ tinh bột. Kế đến, ngâm vải vào muối khoáng, phân dê, thầu dầu và nhấc ra phơi khô, nhuộm trắng. Thợ in tiếp tục dùng ván khắc để in họa tiết, thường là những hoa văn cổ 200-300 tuổi cùng nhiều mô-típ từ các bích họa 1.500 tuổi ở động Bagh, Madhya Pradesh, nơi cho nó cái tên trên.

  • Xem thêm: Nghệ phẩm chạm khắc giấy Mexico
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-2b
Kỹ thuật in Bagh
10 kiểu in đặc sắc trên vải Ấn Độ-2c
Kỹ thuật in Bagh

Tùy nội dung mà việc in phải mất từ 8 đến 14 ngày mới xong. Một lần nữa, vải được đưa ra sông, đập vỗ trong 20 phút nhằm tẩy màu thừa. Sau đó, luộc trong nước hoa dhavda, đảo liên tục bằng que tre khi nhiệt độ tăng lên cho màu đạt độ chính xác. Riêng khâu này cũng kéo dài 6 tiếng. Cuối cùng, vải được giặt thêm 3 lần thì hoàn chỉnh.

Nguồn KTNN 1038
Từ khoá: Ấn Độin Bandhaniin trên vảikỹ thuật vẽ Batiknghệ thuật Ấn Độphong tục tập quán
Bài trước đó

Bridgestone Việt Nam được công nhận Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững 2019

Bài kế tiếp

Tiêu chuẩn của phụ nữ giỏi thời hiện đại

Bạn có thể quan tâm

UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
09/05/2025
Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục
Nhiếp ảnh

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục

Đăng bởi Minh Anh
24/04/2025
Khi hạt gạo nhỏ bé hóa kỳ quan nghệ thuật khổng lồ - 7
Nghệ thuật

Khi hạt gạo nhỏ bé hóa kỳ quan nghệ thuật khổng lồ

Đăng bởi Diên Vỹ
24/03/2025
Chuyến xe Nghệ thuật_Ford Việt Nam
Nghệ thuật

Ford Việt Nam tiếp t ục đồng hành cùng Chương trình Chuyến xe nghệ thuật 2025

Đăng bởi Trâm Anh
19/03/2025
Phong cảnh Nậm Đăm
Hội họa

Huyền ảo cao nguyên đá – Vẻ đẹp vùng cao qua tranh Nguyễn Trọng Khôi

Đăng bởi Diên Vỹ
16/03/2025
Triển lảm tranh cá nhân "Bừng Nở"
Hội họa

Triển lãm tranh cá nhân “Bừng Nở” của Họa sĩ – Kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt

Đăng bởi Trâm Anh
07/01/2025
Vô ngôn
Hội họa

Triển lãm Nghệ thuật Ý niệm “Vô Ngôn – Nghệ thuật không đến từ ngôn ngữ, nghệ thuật đến từ cảm xúc”

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
18/12/2024
Chìm đắm trong hành trình ký ức và nghệ thuật của Ca Lê Thắng - 1
Triển lãm

Chìm đắm trong hành trình ký ức và nghệ thuật của Ca Lê Thắng

Đăng bởi Hải Lý
06/12/2024
Triển lãm ảnh Nguồn Sống
Nhiếp ảnh

Nguồn sống: Triển lãm nhiếp ảnh về hành trình đam mê

Đăng bởi Trâm Anh
25/11/2024
Xem thêm
Bài kế tiếp
Tiêu chuẩn của phụ nữ giỏi thời hiện đại - 3

Tiêu chuẩn của phụ nữ giỏi thời hiện đại

MỚICẬP NHẬT

DynamX Bioadaptor – Khi y học không chỉ can thiệp mà còn khôi phục sự sống tự nhiên cho mạch máu 1
Y tế

DynamX Bioadaptor – Khi y học không chỉ can thiệp mà còn khôi phục sự sống tự nhiên cho mạch máu

Đăng bởi Hải Lý
28/05/2025

Elixir Medical – cái tên được xướng danh trong Top 10 công ty thiết bị y tế đột phá toàn...

Xem thêmDetails
Lexus RZ 550e F SPORT 2026 – Khi trải nghiệm lái trở thành nghệ thuật sống - 2

Lexus RZ 550e F SPORT 2026 – Khi trải nghiệm lái trở thành nghệ thuật sống

28/05/2025
Volkswagen và Cái Giá Của Sự Dối Trá: Khi Công Nghệ Trở Thành Con Dao Hai Lưỡi

Volkswagen và cái giá của sự dối trá: khi công nghệ trở thành con dao hai lưỡi

27/05/2025
Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn - 2

Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn

27/05/2025
Khi Hyundai chọn ASEAN: Một cuộc gặp gỡ giữa công nghệ và khát vọng

Khi Hyundai chọn ASEAN: Một cuộc gặp gỡ giữa công nghệ và khát vọng

27/05/2025

NỔI BẬT

  • Ba thương hiệu nhà hàng chay Việt Nam tốt nhất thế giới

    Ba thương hiệu Việt Nam góp mặt trong Top 1% nhà hàng thực vật hàng đầu thế giới: Hum ba lần được Tripadvisor vinh danh

    162 chia sẻ
    Chia sẻ 65 Tweet 41
  • Mang cả gia đình đi du học: New Zealand mở rộng cánh cửa cho ứng viên Đề án 89

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Coca-Cola mang hơn 130 cái tên lên lon nước, kết nối người trẻ qua chiến dịch mới

    156 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Người Thừa Kế Tâm Đức: Hành trình gìn giữ giá trị văn hóa qua món mì Quảng và thông điệp chữa lành

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.