Đa số chúng ta đều quen thuộc với các triệu chứng bệnh như cảm lạnh, hen suyễn và các bệnh thường thấy khác. Tuy nhiên, một vài triệu chứng có thể xảy ra tương tự như triệu chứng của các bệnh khác, hoặc hiếm đến mức chúng ta khó có thể nhận ra được hoặc chúng có liên quan đến một chứng bệnh khác mà bạn thực sự có thể mắc phải.
Với hơn 400 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường, 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn và 35 triệu người điều trị viêm xoang mỗi năm, những bệnh này, tuy không phải lúc nào cũng gây tử vong, vẫn được xem là phổ biến và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì thế, đây là một số các triệu chứng ít được biết đến của một số bệnh thường gặp trên toàn cầu, mà có thể bạn nên quan tâm.
Không đơn giản chỉ là chứng đau hàm
Chứng đau thắt ngực là một hình thức của bệnh tim mạch thường có liên quan đến các triệu chứng như đau ngực, đau thắt trong buồng phổi và hô hấp nặng nề. Nhưng các triệu chứng cũng có thể là kết quả của chứng đau ở các khớp.
Căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp nối với vùng hàm, dẫn đến cảm giác đau và khó chịu cho khu vực. Cơn đau kéo dài ngoài cánh tay và từ vùng ngực cho đến hàm và các chiếc răng cũng có thể là triệu chứng của cơn đau tim.
Tiết quá nhiều nước bọt
Từ lâu, nước bọt vốn là một công cụ rất hữu ích để các bác sĩ nhận biết các triệu chứng và chẩn đoán bệnh, như bệnh viêm phế quản (từ đầu thế kỷ 19) và thậm chí cả các bệnh sởi, rubella (bệnh sốt phát ban) và HIV. Khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều nước bọt cũng có liên quan đến chứng trào ngược acid.
Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho thực quản của chúng ta tránh khỏi trào ngược acid dạ dày, phần lớn điều này được loại bỏ bằng nước bọt khi chúng ta nuốt thức ăn. Đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nó cho thấy mức độ acid trong dạ dày cao, gây ra suy yếu đường ruột và ợ nóng.
- Xem thêm: Những triệu chứng lạ thường về dị ứng
Khi cơ thể sản xuất ra lượng nước bọt cao bất thường nhằm để hoạt động như một chất bôi trơn đồng thời bảo vệ cổ họng không bị ảnh hưởng bởi trào ngược acid có thể gây đau và khó chịu. Nhưng đáng tiếc, đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn sắp sửa bị nôn ra do kích thích thực quản, vì vậy tốt nhất vẫn phải cảnh giác.
Mặc dù nước bọt quá nhiều có thể gây khó chịu đôi chút, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với tình huống bạn phải chật vật với lượng nước bọt ít.
Ho khan không chỉ là cơn ho
Hen suyễn là một chứng bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi và thường gây ra các triệu chứng như thở khò khè, thở nặng nhọc, hoặc khó thở và kiệt sức. Tuy nhiên, ở một số dạng hen suyễn, các triệu chứng thông thường không thấy xuất hiện. Thay vào đó, căn bệnh này xuất hiện dưới dạng ho khan kéo dài.
Ho khan là chứng ho không giúp loại bỏ chất nhầy trong đường hô hấp và về cơ bản, nó được coi là không có đờm. Bệnh hen suyễn biến thể sang chứng ho này phổ biến hơn ở các trẻ em bị hen suyễn, mặc dù ngay cả đối với người lớn, cơn ho này đã được biết là kéo dài đến sáu tuần trở lên.
Rất khát hoặc rất đói
Mặc dù các triệu chứng này không phải lúc nào cũng liên quan đến căn bệnh này, một trong nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường Loại 2 là khát nước và đói thái quá. Điều này là do lượng đường trong máu dao động bất thường ở các bệnh nhân tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu giảm, mức năng lượng cũng giảm theo, tạo ra cảm giác thèm ăn bất cứ thứ gì ngọt ngào và chế độ ăn nhiều carbohydrate, để nhanh chóng lấy lại được sức lực. Đáng tiếc là cuộc bùng phát này cũng tiêu tan nhanh hơn dự đoán và trong vòng vài giờ, tình trạng kiệt sức quay trở lại, thường là với “sự báo thù”, với những cơn thèm ăn nhanh chóng theo sau.
Mặc dù triệu chứng này thường thấy ở những bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh nhân trẻ tuổi. Cách tốt nhất để kiểm soát sự mệt mỏi của bệnh nhân tiểu đường là tuân thủ theo chế độ ăn giàu protein, chú trọng về thành phần dinh dưỡng.
Hơi thở mùi trái cây
Khá giống như cách bệnh thận có thể khiến hơi thở của một người có mùi như mùi amoniac, bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra chứng hôi miệng và làm cho hơi thở của người bệnh giống như mùi hương trái cây, nhưng lại hôi hám.
Căn bệnh này làm tăng lượng glucose trong cơ thể, dẫn đến làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể và gây sưng viêm. Tổn thương các mạch máu sẽ làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến các nướu răng, làm chậm quá trình làm lành vết thương.
Tình trạng có thể dẫn đến các bệnh về nướu như viêm nha chu và viêm nướu, là nguyên nhân chính gây hôi miệng. Trong trường hợp lượng đường trong máu thấp, cơ thể đốt cháy chất béo để bù đắp cho việc thiếu glucose, làm tăng sản xuất ketone trong cơ thể. Nồng độ ketone cao gây ra chứng nhiễm toan đái tháo đường (diabetic ketoacidosis, DKA), triệu chứng chính của nó là mùi trái cây cay hăng nồng.
Đau răng
Về cơ bản, các xoang chỉ là một kết nối của các khoang (lỗ hổng) trong hộp sọ, hiện diện phía sau mũi và mắt. Biểu hiện nhiễm trùng xoang thường dẫn đến sổ mũi, sốt và đôi khi là chứng hôi miệng. Tuy nhiên, chứng nghẹt mũi có thể gây áp lực rất lớn lên các xoang hàm trên, đó là những hốc nằm phía sau các xương gò má. Áp lực này có thể gây nhiều đau nhức trong vùng miệng và các chiếc răng. Viêm xoang cũng có thể làm giảm lượng sản xuất nước bọt dẫn đến khô miệng. Tiếp theo, chứng khô miệng có thể gây tác động tiêu cực đến việc vệ sinh răng miệng, vì cơ thể thiếu nước bọt để loại bỏ các vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu răng, (như đã đề cập), đó là tác nhân chính gây hôi miệng.
Chứng vàng mắt và vàng da
Triệu chứng đặc biệt này thường có liên quan đến bệnh gan. Gọi là bệnh vàng da, khi da và mắt có màu vàng, cũng có thể xảy ra do các bệnh về túi mật.
Viêm túi mật có thể dẫn đến tắc nghẽn ống mật. Do sự tắc nghẽn này, bàng quang không thể xử lý bình thường bilirubin, đó là chất lỏng màu vàng có trong cơ thể, nó rất quan trọng đối với việc phân hủy chất thải trong quá trình bài tiết.
Khi bilirubin bị chặn, không ra khỏi cơ thể, nó sẽ tích tụ trong da để bù đắp cho sự tăng lên đột ngột, đây là bệnh tăng bilirubin trong máu. Sự tích tụ của bilirubin là nguyên nhân chính khiến làn da chuyển sang màu vàng và làm biến đổi màu của mắt.
Hội chứng “vớ nhăn”
Bạn có biết cảm giác khó chịu mà bạn gặp phải khi lòng bàn chân bị siết chặt không, nó có vẻ giống như áp lực của một chiếc vớ bị nhăn lại phía dưới chân của bạn? Cảm giác này còn được gọi là bệnh U dây thần kinh Morton, và nó không có liên quan gì đến chiếc vớ cả.
Đó là chứng bệnh làm cho các dây thần kinh ở bàn chân và ngón chân bị đè nén và có thể gây ra sự thiếu hụt cảm giác ở các ngón chân, kết quả tạo cảm giác tê liệt, tương tự như cảm giác “rần rần kiến bò”.
Tình trạng mắc kẹt dây thần kinh này thường xảy ra ở những người bị chứng thoát vị. Nguyên nhân chủ yếu nhất là thoát vị đĩa đệm trong cột sống, có thể gây áp lực lớn lên các dây thần kinh ở vùng chân dưới. Chứng u dây thần kinh Morton thường thấy nhất ở phụ nữ, đồng thời có liên quan đến việc sử dụng quá nhiều những đôi giày cao gót.