Hơi thở hôi không nhất thiết có nghĩa là vệ sinh kém, nhưng nó có thể là triệu chứng của một căn bệnh không được điều trị. Mùi hơi thở của bạn có thể cho bạn biết rất nhiều về các vấn đề sức khỏe khác nhau mà bạn có thể có và bạn nên tìm bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
Dưới đây là những vấn đề sức khỏe liên quan đến hơi thở hôi. Hãy lưu ý những điều này và đến gặp bác sĩ, nếu bạn nghĩ rằng hơi thở hôi của mình có thể là triệu chứng của một vấn đề gì đó nghiêm trọng.
1. Nếu hơi thở của bạn có mùi và bạn đang cố giảm cân
Có thể bạn đã ăn kiêng quá đà. “Nếu bạn không ăn đủ hoặc thường xuyên nhịn ăn, miệng của bạn sẽ không điều tiết đủ nước bọt (nước bọt giúp trung hòa vi khuẩn) có thể gây ra mùi khó chịu”, bác sĩ phẫu thuật nha khoa Ada Cooper ở New York, người phát ngôn của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ nói. Nếu bạn đang hạn chế ăn uống, hãy cố gắng ăn thường xuyên suốt cả ngày đồng thời uống nhiều nước để giữ cho miệng của bạn được bôi trơn.
2. Nếu hơi thở của bạn có mùi và lưỡi bạn có những đốm trắng
Bạn có thể bị nhiễm nấm men miệng, còn được gọi là nấm, sự cố xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm men trong miệng.
Nếu bạn đeo răng giả vào ban đêm, đang trong giai đoạn hóa trị, có bệnh về hệ miễn dịch, hoặc sử dụng thuốc hít hen suyễn hoặc thuốc kháng viêm chứa steroid, bạn có thể gặp nguy cơ.
Các triệu chứng khác bao gồm đau nhức ở vùng miệng, khó nuốt và nứt ở khóe miệng. Đây là những nguyên nhân rất tồi tệ gây ra chứng hôi miệng.
3. Nếu hơi thở của bạn có các mùi tùy theo mùa
Bạn có thể bị dị ứng. Chất nhầy và các dị ứng với thuốc nhỏ giọt vào mũi có khuynh hướng kích hoạt thành nơi sinh sản của vi trùng gây hôi miệng. Một số loại thuốc dị ứng cũng có thể làm cho khô miệng, đây là nguyên nhân khác gây ra hơi thở hôi.
4. Trào ngược acid hoặc ợ nóng gây ra mùi chua
Nếu hơi thở của bạn có mùi chua, là do một triệu chứng có liên quan đến nó: chứng trào ngược acid. Để kiểm soát mùi này và làm cho nó biến mất, bạn sẽ phải kiểm soát tình trạng của mình trước.
Ngoài ra, hãy thay đổi chế độ ăn uống của bạn và loại bỏ các loại thực phẩm kích thích như tỏi, rượu, thức ăn cay và cà phê sẽ có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng.
- Xem thêm: Giữ cho nụ cười và hơi thở được như ý
5. Bệnh nướu răng: Mùi răng hôi
Nếu bạn có một chiếc răng sâu, thì hơi thở của bạn chắc chắn sẽ cho bạn biết rằng có vấn đề bất ổn. Nếu gặp trường hợp đó, bạn cần phải đi gặp nha sĩ. Viêm nướu và viêm nha chu là hai chứng bệnh chính có liên quan đến răng sâu và mùi hôi từ miệng của bạn.
6. Ung thư dạ dày: Mùi và vị kim loại
Vị kim loại trong miệng của bạn đi kèm với mùi hơi thở tương tự là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày đang phát triển. Tuy nhiên, cũng phải được lưu ý rằng có một số loại thuốc đôi khi có thể làm cho hơi thở có mùi tương tự.
7. Bệnh tiểu đường: Mùi trái cây
Mùi trái cây từ miệng của bạn sẽ không là một vấn đề lớn nếu nó không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.
Loại mùi như vậy chỉ xuất hiện khi một người sắp phát triển nhiễm xeton-axit tiểu đường (diabetic ketoacidosis). Nên hẹn khám với bác sĩ nội tiết nếu bạn nhận thấy mình có hơi thở mùi trái cây.
8. Ung thư phổi: Mùi thối rữa
Bệnh ung thư phổi tạo ra một loại mùi nhất định trong hơi thở, thường được mô tả như mùi hôi thối. Vì vậy, nếu hơi thở của bạn thay đổi và có mùi thối, đó là lúc nên đến bác sĩ.
9. Suy thận: Mùi cá
Nếu hơi bạn thở ra có mùi cá, có nghĩa là bạn bị bệnh thận. Vì thận có trách nhiệm loại bỏ độc tố ra khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu, khi chúng bị trục trặc, các chất thải này không thể được lọc ra khỏi cơ thể; một mùi tanh có thể xuất hiện khi chứng suy thận bắt đầu ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Nhưng có lẽ không thể chỉ dựa vào hơi thở để nói rằng thận của bạn đang gặp sự cố. Thông thường, người ta không thể chẩn đoán một căn bệnh như thế chỉ căn cứ đơn thuần theo mùi hơi thở của bạn, mà còn phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán chính xác.
10. Không dung nạp lactose: Mùi sữa chua
Mùi sữa chua là dấu hiệu khẳng định cơ thể không dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể bạn không thể tiêu hóa protein trong sữa. Các triệu chứng khác bao gồm chuột rút và tiêu chảy.
11. Suy gan: Mùi mốc và ngọt
Khi xuất hiện mùi ngọt như nấm mốc có nghĩa là gan của bạn không hoạt động tốt. Một triệu chứng khác của bệnh này là vàng da và những điểm trắng trong mắt. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện này, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
12. Sỏi Amidan: Mùi tã khô
Những viên sỏi amidan tích tụ trong cổ họng của bạn trên các amidan. Loại sỏi này mềm như sáp và có màu trắng đục, xuất hiện chung quanh hai túi amidan trong vòm họng, chúng hình thành từ calci và thức ăn thừa tích tụ, làm cho hơi thở của bạn có mùi như người ta mô tả là mùi những cái tã bẩn. Hãy đi gặp bác sĩ, họ sẽ sử dụng dụng cụ y tế đặc biệt để loại bỏ calci và vi khuẩn tích lũy trong amidan của bạn.
13. Các bệnh đường hô hấp: Mùi băng phiến
Những bệnh dị ứng hoặc bất kỳ các bệnh hô hấp nào khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc các trường hợp mắc bệnh cúm đều có thể gây ra hơi thở hôi, điều này giúp bạn dễ dàng hiểu được vấn đề phía sau nó.
Vi khuẩn xâm nhập vào miệng bạn trở thành lý do hơi thở có mùi hôi. Triệu chứng thường tự biến mất khi bạn khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm xoang mãn tính, thì bạn có thể phải thảo luận vấn đề với bác sĩ.
14. Nhai kẹo cao su không thể làm hơi thở của bạn thơm được
Bạn có thể tin rằng kẹo cao su sẽ giúp bạn thoát khỏi hơi thở hôi và ngăn ngừa chứng sâu răng. Nhưng theo các cuộc nghiên cứu, tác dụng thực sự có thể ngược lại. Chất đường trong kẹo cao su sẽ giúp vi khuẩn trong miệng của bạn phát triển và lây lan nhiều hơn.
Ngay cả khi bạn ăn kẹo cao su không đường, hơi thở hôi sẽ chỉ được tạm che đi, chứ không hết. Tất cả vi khuẩn gây mùi có mùi khó chịu vẫn còn đó. Do đó, giải pháp tốt nhất vẫn là giữ gìn răng và miệng cẩn thận.
Khi nào bạn nên đi bác sĩ?
Tuy hầu hết các trường hợp gây ra hơi thở hôi có thể không nghiêm trọng, nhưng trong một vài tình huống, đó là dấu hiệu của một bệnh chứng nguy hiểm hơn. Trước khi đi khám bác sĩ, hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đánh răng, và cố gắng uống nhiều nước hơn và súc miệng bằng nước vệ sinh răng miệng. Nếu thấy vẫn không hết, bạn hãy đến nha sĩ để được kiểm tra. Nếu bạn nghĩ rằng hơi thở hôi có thể được gây ra bởi một cái gì đó nghiêm trọng hơn, hãy chú ý đến sức khỏe của bạn. Sẽ có những triệu chứng đáng chú ý khác cho thấy có một điều gì đó bất ổn.