Protein là yếu tố quyết định dinh dưỡng và phản ứng miễn dịch của mỗi cá thể, do đó, cần cung cấp một chế độ ăn giàu protein là điều bắt buộc đối với những người muốn có một hệ miễn dịch tốt hơn để chống lại các loại virus chết người như Covid-19 hiện nay.
Theo lời của Tiến sĩ Kavitha Reddy phát biểu ngày 30-8-2020, trên một tạp chí phát hành tại Ấn Độ. Ở một đất nước đông dân thứ nhì trên thế giới, giữa tất cả những hỗn loạn gây ra bởi sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, dường như có một số tia hy vọng với tỷ lệ phục hồi được cải thiện gần đây và những phát triển về vaccin được chuẩn bị để đối phó với Coronavirus.
Nhưng mặc dù đã có các biện pháp phòng ngừa nhưng Ấn Độ vẫn đang tiếp tục chiến đấu với số trường hợp nhiễm Coronavirus và số người tử vong tăng đột biến mỗi ngày. Đại dịch này chỉ nâng cao nhận thức về việc chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc nhiễm virus, điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi một số báo cáo đã trình bày khả năng một số vi khuẩn chết người được thải ra do sự biến đổi khí hậu.
Điều đáng báo động hơn là các báo cáo này đã tuyên bố rằng con người không còn khả năng miễn dịch hoặc kháng thể để chống lại vi khuẩn đã có từ trước. Vì vậy, câu hỏi thực sự cần đặt ra ngày hôm nay là, chúng ta đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với những nỗi sợ hãi về sức khỏe như vậy?
Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là yếu tố xác định khả năng của cơ thể để chống lại các sinh vật lạ (tế bào bất thường), các chất có khả năng gây hại cho chúng ta. Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới toàn bộ các tế bào và mô cùng hoạt động để bảo vệ chúng ta khỏi bất kỳ thiệt hại nào do vi khuẩn hoặc virus bên ngoài gây ra. Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với một chất hoặc kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng các kháng thể để ngăn chặn bất kỳ tác động xấu nào do kháng nguyên gây ra. Nếu không có các kháng thể này (immunoglobulin), cơ thể chúng ta không thể chống lại những kẻ xâm nhập nguy hiểm này.
Protein là yếu tố quan trọng trong việc tạo thành các kháng thể. Mọi người chúng ta đều biết rằng acid amin là thành phần cấu tạo của protein nhưng các acid amin thiết yếu không thể được tổng hợp trong cơ thể do đó phải được cung cấp bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu chế độ ăn của chúng ta thiếu lượng protein thì các acid amin cần thiết để sản xuất kháng thể cũng sẽ ít hơn. Nhưng cần phải hiểu rằng hệ thống miễn dịch không thể chỉ được tăng cường trong một ngày mà nó là một quá trình liên tục và quan trọng nhất vẫn là protein.
- Xem thêm: 10 thực phẩm chứa nhiều protein hơn thịt
Những tiết lộ thú vị từ một nghiên cứu gần đây được gọi là “The Protein Paradox” chỉ ra rằng hầu hết các hộ gia đình ở Ấn Độ có thể không biết một tí gì về lý do tại sao người ta nên tiêu thụ protein hoặc một trong những chức năng cốt lõi của nó là xây dựng khả năng miễn dịch. Hơn nữa, nghiên cứu tuyên bố rằng những người được hỏi thậm chí không thể nêu chính xác hơn 3 thực phẩm giàu protein có trong danh sách 20 loại thực phẩm giàu protein cơ bản. Trên thực tế, nghiên cứu này cuối cùng đã tiết lộ rằng các hộ gia đình Ấn Độ có thể đã có những quan niệm sai lầm nhất định và đó có thể chính là nguyên nhân góp phần trực tiếp vào việc giảm dần lượng protein trong nước và tình trạng thiếu protein hiện tại ở Ấn Độ.
Theo Tiến sĩ Suresh Itapu (27-7-2020), những thông tin sai lệch về thực phẩm là một thách thức lớn đang gây tranh cãi trong xã hội chúng ta ngày nay. Những thông tin này có thể lan truyền nhanh giữa mọi người như một đám cháy rừng. Protein là một trong những chất dinh dưỡng có nhiều quan niệm sai lầm, vì vậy trong một nghiên cứu gần đây mang tên “The Right to Protein” để giúp mọi người dân có thể xây dựng niềm tin cơ bản về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt protein ở Ấn Độ.
Cuộc khảo sát xác định có một số huyền thoại trước đây đã làm lu mờ việc tiêu thụ protein trong các hộ gia đình Ấn Độ, từ đó dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm thiếu protein. Hơn 70% các bà mẹ được khảo sát cho thấy họ đã có quan niệm sai lầm rằng protein khó tiêu hóa đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng cân, không thể tiêu thụ được và nó chỉ được dùng cho những người hoạt động thể chất. Họ tin rằng protein chỉ nên bổ sung vào bữa sáng và tránh ăn vào ban đêm. Kết quả là những suy nghĩ đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tiêu thụ protein một cách có ý thức trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một điều sai lầm nữa là hơn 85% các bà mẹ đồng ý rằng họ sẽ coi trọng carbohydrate và vitamin hơn mức tiêu thụ protein. Họ cũng đồng ý với quan niệm cho rằng điều quan trọng hơn hết là làm sao kiểm soát lượng calo chứ không phải việc tiêu thụ protein.
Nghiên cứu rõ ràng cho chúng ta thấy sự thiếu hiểu biết về protein, những thông tin sai lệch chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu protein ở Ấn Độ mà đó chính là thành phần quan trọng của mỗi bữa ăn hàng ngày. Với rất nhiều thách thức sâu sắc hơn đóng vai trò là rào cản đối với việc tiêu thụ protein ở Ấn Độ, cần có sự can thiệp khẩn cấp để điều chỉnh kiến thức, nhận thức và thực hành chế độ ăn kiêng của các hộ gia đình Ấn Độ về protein.
Ở cấp độ cá nhân, trước tiên chúng ta cần mang về cho protein một sự tín nhiệm xứng đáng về vai trò của nó đối với sức khỏe tổng thể, sự tăng trưởng và khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy nên khuyến khích tiêu thụ cả nguồn protein thực vật và động vật. Ở Ấn Độ, nơi mà nhiều người không thể tiêu thụ thịt động vật, thường xuyên ăn chay, thì protein thực vật như đậu nành, các loại đậu sẽ trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng đa lượng chính.
Thiếu hụt protein ở Ấn Độ đang là một thách thức lớn về nhận thức nên cần nhanh chóng có những biện pháp giáo dục đại chúng để thay đổi nhận thức. Điều này rất cần những nỗ lực chung từ các công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành và quan trọng nhất là chính phủ để mở đường cho một dân số Ấn Độ có đủ protein.