Khi các nguyên thủ quốc gia và quan chức cao cấp các nước gặp nhau thường có trao đổi quà tặng. Trên thực tế, việc trao đổi những món quà lưu niệm là chuyện bình thường trong nghi thức ngoại giao, nhưng những món quà đủ các loại lại là những câu chuyện hứng thú mà người ta hay bàn đến.
Món quà đặc biệt
Tháng 12-1949, nhà lãnh đạo của Trung Quốc mới đi thăm nước ngoài lần đầu tiên là Chủ tich Mao Trạch Đông sang Liên Xô. Thành quả của lần đi thăm này là ký kết được “Hiệp ước hữu nghị và đồng minh Trung-Xô” làm cho nước Cộng hòa nhân dân mới ra đời giành được sự ủng hộ vô cùng to lớn.
Trong chuyến thăm này, món quà Trung Quốc nhận được là mô hình bằng nhựa kiến trúc khu nhà ở của nguyên soái Stalin. Khi mà đồ nhựa mới được phát minh không lâu thì món quà này là vô cùng quý giá.
Phía Trung Quốc đáp lễ bằng bắp cải trắng, cà rốt, hành tây, tỏi và lê đặc sản Sơn Đông, tổng cộng là 10 tấn. Ngoài rau quả còn có tranh thêu chân dung Stalin, đồ sứ Cảnh Đức, hàng sơn mài Phúc Kiến, đồ thêu Hàng Châu, rượu Mao Đài Quý Châu, thuốc lá thơm Thượng Hải và 12 đôi đũa bằng ngà voi.
Trong lịch sử ngoại giao hiện đại, quà tặng tương tự như vậy có lẽ là rất hiếm ở trên thế giới, nhưng khi nước Trung Quốc vừa mới thành lập, tình hình kinh tế đang khó khăn lấy rau quả làm quà tặng xem ra không mấy quý giá nhưng nó lại biểu thị được đầy đủ sự chân thành của các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ.
Những món quà không mấy thú vị
Tháng 5-2013, ông Thủ tướng Anh sang tham Nga và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sochi, ông Cameron đã tặng Tổng thống Nga một món quà thậm chí có phần gây sốc.
Tổng thống Nga tặng ông Cameron một chai rượu trắng Armenia và ông Cameron đáp lễ bằng món quà là bức ảnh hai người đang xem trận thi đấu Judo ở Olympic London!
- Xem thêm: Vệ sĩ của các nguyên thủ quốc gia
Tháng 8 năm ngoái, khi ông Putin sang thăm London, bên lề các cuộc hội đàm về vấn đề quốc tế ông Cameron đã mời ông Putin đến xem trận thi đấu Judo của Thế vận hội đang được tổ chức tại London.
Mọi người đều biết ông Putin là một cao thủ Judo đai đen và ông còn là chủ tịch danh dự của Liên đoàn Judo Quốc tế. Ông Putin và ông Cameron vừa xem trận đấu vừa vui vẻ trò chuyện. Trận đó, khi vận động viên người Nga đánh bại đối thủ, ông Putin đã đứng lên hoan hô cổ vũ.
Các phương tiện truyền thông của Anh quốc cho rằng ngay cả ông Putin là người yêu thích môn Judo, nhưng với bức ảnh này này làm quà tặng thì đúng là “thiếu đi trí tưởng tượng”.
Tháng 3-2012, ông Cameron đến thăm Hoa Kỳ đã tặng ông Obama một chiếc bàn bóng bàn. Ông Thủ tướng Anh đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng chiếc bàn bóng này là “sản phẩm chính hiệu Anh quốc”.
Món quà tặng này quả là thích hợp khi thế vận hội sắp được tổ chức tại London, nhưng có điều là sau đó các nhà báo phát hiện ra là chiếc bàn bóng đó thực tế lại là một sản phẩm do Trung Quốc chế tạo.
Ông Obama tặng lại ông Cameron một chiếc lò nướng có giá trị khoáng 2.000 bảng cũng biểu thị rằng nó là sản phẩm “Mỹ quốc chính hiệu”.
Hai món quà đó dường như là hai món quà có tính chất cá nhân nhưng lại thể hiện mối quan hệ mất thiết của hai quốc gia.
Trên thực tế là ông Obama và ông Cameron đều không thể “hưởng dụng” món quà đó, bởi vì giá trị những món quà đó đều vượt quá hạn ngạch quà tặng mà Mỹ, Anh quy định người nhận được sử dụng. Các phương tiện truyền thông đã nói một cách khôi hài “đây là những món quà vô tích sự”.
Tình trạng cũng tương tự như vậy xảy ra năm 2011, khi ông Obama thăm Anh quốc, ông Cameron đã tặng ông Obama một tấm tranh thảm treo tường trị giá 1.400 đôla. Tấm thảm được thiết kế bởi công ty của bà Samantha Cameron.
Tuy tấm thảm được gọi là “độc nhất vô nhị”, nhưng với ông chủ Nhà Trắng thì chắc ông Obama không thiếu gì đồ nội thất sang trọng.
Ông Obama cũng thường phạm sai lầm
Khi Tổng thống Obama mới nhận chức, những món quà ông đem tặng hình như luôn bị sai lầm. Tháng 3-2009, lúc đó Thủ tướng Anh là ông Gordon Brown đến thăm Mỹ, ông Obama đã tặng ông Brown 25 đĩa DVD trong đó có các đĩa Đại chiến tinh cầu, Công dân Kane và Con bò phẫn nộ… Thậm chí, còn có cả đĩa Người mắc bệnh tâm thần.
Những đĩa DVD này đã làm cho các phương tiện truyền thông choáng váng và công kích dữ dội, có thể nói món quà ra mắt này của ông Obama là một “thất bại thảm hại”.
Với món quà này, ông Obama đã làm ông Brown phải “chở củi về rừng”, vì ở London có thể mua được những đĩa DVD này ở bất kỳ một cửa hàng bán lẻ nào, mặt khác do việc định dạng hệ video của Hoa Kỳ và châu Âu khác nhau nên các đầu đọc ở châu Âu không thể đọc được những đĩa DVD sản xuất từ Mỹ.
Có lẽ vì ngượng với món quà mình tặng, nên trên máy bay trở về Anh quốc ông Brown đã nhận được điện thoại xin lỗi của ông Obama. Một quan chức của Nhà Trắng giấu tên thừa nhận rằng món quà này thực sự không hợp với nghi lễ ngoại giao.
Các cố vấn của ông Obama chỉ biết giải thích với phía Anh quốc rằng “Tổng thống đang mệt mỏi với vấn đề phục hồi nền kinh tế nên đầu óc chưa được nghỉ ngơi tốt!”.
Tháng 4-2009, ông Obama đến London để dự hội nghị thượng đỉnh G20, đồng thời đến thăm Nữ hoàng Elizabeth II. Đây có thể là một lần kiểm nghiệm về bài học tặng quà của ông Obama.
Do món quà tặng lần trước bị các phương tiện truyền thông cho rằng “đang bị mắc xương cá”, nên họ mong ông Obama đừng mang “những món quà của ngày nói đùa” nữa và hy vọng Nữ hoàng Elizabeth sẽ thích xem những đĩa DVD của ông Oobama.
Lần này, ông Obama đã tặng Nữ hoàng Anh là một máy nghe nhạc Apple trong máy có thẻ lưu trữ ảnh của Nữ hoàng sang thăm Mỹ năm 2007 và ảnh của ông Obama khi tranh cử tổng thống…
Với món quà này các phương tiện truyền thông lại lần nữa châm chọc rằng ông Obama đã đem đến nước Anh một cảm giác “bình mới rượu cũ”, bởi vì điều mà những cố vấn của ông Obama không nghĩ đến là đối với Nữ hoàng máy nghe nhạc Apple chẳng có gì là mới mẻ cả, vì năm 2005 Nữ hoàng đã mua một cái Apple 6GB rồi.
Một số quà tặng mà các nguyên thủ quốc gia thường dùng
– Hoa lan mạ vàng là một trong những món quà đặc biệt mà giới lãnh đạo Singapore làm quà tặng khi đi thăm nước ngoài.
– Quà tặng của vua Abdullah II Jordan thường là dầu ôliu do nước này sản xuất.
– Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai thích tặng quà bằng các tấm thảm thêu tay của nước mình.
– Tổng thống Putin có một loại đồng hồ để làm quà tặng lưu niệm gọi là đồng hồ tổng thống, phần trên mặt đòng hồ là hình quốc huy của nước Nga, phần dưới là chữ Tổng thống Nga.
Muốn sở hữu phải “mua lại” quà tặng
Một số quốc gia có quy định rất cụ thể về việc nhận và tặng quà biếu. Các nhân viên công tác của chính phủ Mỹ chỉ được nhận quà biếu có giá trị dưới 305 đôla (tổng thống cũng không ngoại lệ). Quà tặng có giá trị hơn quy định phải được bàn giao cho chính phủ trong vòng 60 ngày. Chính phủ Anh quốc cho phép các quan chức và nguyên thủ quốc gia chỉ được nhận quà biếu có giá trị dưới 140 bảng Anh.
Đối với Trung Quốc, nhân viên công tác không được nhận quà biếu có giá trị hơn 200 nhân dân tệ. Một số nước còn có quy định được nhận quà tặng với giá trị rất thấp như Đức là 50 euro; Pháp là 35 euro.
Singapore còn có quy định nghiêm ngặt là những nhân viên công tác của chỉnh phủ chỉ được nhận quà biếu giá trị dưới 50 đôla Singapore.
Luật Canada còn khắt khe hơn quy định các nhân viên chính phủ không có quyền được nhận quà tặng nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Như vậy, những người nhận được quà biếu có giá trị hơn mức quy định mà muốn sở hữu nó thì phải bỏ tiền túi ra “mua lại” theo giá thị trường.