Đôi khi những nghiên cứu hoành tráng, ngốn hết nhiều tiền của, công sức nhưng kết quả lại bằng không. Còn ở chiều ngược lại, một số nghiên cứu từng được xem là “vở vẩn”, nhưng kết quả thật không ngờ.
Bệnh cảm thông thường có tác dụng kháng ung thư
Nghe qua có vẻ vô lý nhưng điều này lại có thật 100% bởi ung thư là một trong những căn bệnh nan y hiện con người chưa tìm được thuốc đặc trị. Ý tưởng tấn công tế bào ung thư bằng virus đã ra đời gần một thế kỷ nay, tuy nhiên mãi đến năm 2019, nó mới được chứng minh là đúng. Bệnh cảm thông thường là bệnh nhẹ về đường hô hấp trên, hay xảy ra ở trẻ em với tần xuất 5 đến 7 lần/năm, còn người lớn thì 2-3 lần. Có đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm. Siêu vi cảm ẩn trong nước mũi, nước bọt của người bệnh.
Một nghiên cứu đã thu thập dữ liệu ở 15 bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn sớm. Sử dụng ống thông, những người này đều bị nhiễm coxsackievirus A21, loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường. Họ đã giữ ống thông trong một giờ trước khi lặp lại quy trình mới. Mục đích là để bơm nồng độ virus cao hơn vào bàng quang so với cơ chế nhiễm tự nhiên. Sau đó, các bệnh nhân được đưa đi phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Mặc dù cảm lạnh và bệnh ung thư không liên quan gì đến nhau, nhưng kết quả thật đáng kinh ngạc. Ở nhiều bệnh nhân, virus coxsackievirus đã phá hủy nghiêm trọng các khối u và thu hút đội quân tế bào miễn dịch hợp sức tấn công lại khối u. Cuối cùng, khối u của một bệnh nhân ung thư đã bị phá hủy hoàn toàn; điều này cho thấy tấn công ung thư đơn giản bằng cách sử dụng một loại virus đã mang lại hiệu quả cao. Và điều thú vị là không một bệnh nhân nào trong số các bệnh nhân bị nhiễm siêu vi trong nghiên cứu bị cảm lạnh.
Nghiên cứu hình dạng không xác định
Các tế bào biểu mô tạo ra da, các bộ phận cơ thể và giúp phôi phát triển các cấu trúc đa dạng của chúng là những tế bào quan trọng nhưng đến nay các nhà khoa học không bao giờ có thể xác định được hình dạng cụ thể của chúng, kể cả trong lĩnh vực toán học và khoa học. Vì không hiểu rõ hình dạng nên được cho là có hình lăng trụ dạng kim tự tháp hình chai. Năm 2018, các nhà khoa học quyết định tiến hành một nghiên cứu để xem nó là cái gì, dùng máy tính để làm sáng tỏ hình dạng của các tế bào biểu mô nói trên.
Kết quả thật ngờ: hình dạng còn chưa được biết đến này lại giống như một lăng kính hình chữ Y. Đỉnh của một nhánh có năm bề mặt và mặt kia có sáu mặt. Hình dạng hình học mới được đặt tên là scutoid. Dữ liệu cho thấy dạng đặc biệt đã giúp các tế bào biểu mô uốn cong. Phát hiện trên mang ý nghĩa to lớn trong ứng dụng khoa học nói chung và y học nói riêng. Ví dụ, hiểu được cơ chế scutoids tạo ra các mô sẽ giúp y học tinh chỉnh, sản xuất các bộ phận nhân tạo cho bệnh nhân cấy ghép mang tính phù hợp với từng bệnh nhân hơn.
Khí hậu Apartheid
Một nghiên cứu đáng sợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) thực hiện và được công bố cuối tháng 6.2019 cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm cho nhân loại chia rẽ. Kịch bản mang tính giả thiết cho tương lai này được gọi là khí hậu phân biệt chủng tộc (Climate Apartheid). Báo cáo của HRC mô tả chi tiết về mặt trái về bản chất con người sẽ tăng lên khi thiên nhiên rơi vào địa ngục. Sự đồng thuận là biến đổi khí hậu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến mọi sinh vật trên trái đất. Một trong những dự báo đáng sợ khi khí hậu phân biệt chủng tộc xuất hiện kéo theo nhiều hệ lụy như nạn đói kém, chết chóc lan rộng, kèm theo là những vụ thiên tai kinh hoàng vượt quá khả năng phòng chống của con người. Ví dụ, kể từ năm 1980, chỉ riêng Mỹ đã phải hứng chịu đựng 240 thảm họa thời tiết và khí hậu gây thiệt hại trên 1 tỷ USD, với chi phí tích lũy là 1.600.000 USD.
Khi thời tiết bất thuận, mọi người sẽ bị chia rẽ, nhất là những người có khả năng tự bảo vệ và những người bất lực. Báo cáo của HRC dựa trên hơn 100 nghiên cứu trọng tâm tới biến đổi khí hậu đe dọa đến sự cần thiết cơ bản của cuộc sống, bao gồm các nghiên cứu về nhà ở, thực phẩm, nước và sức khỏe. Kết luận cảnh báo: hàng triệu người sẽ chết nếu không có sự thay đổi căn bản trong chính sách môi trường và có kế hoạch tức thì để bảo vệ nhóm người yếu thế. Trớ trêu thay, những công dân này lại sống tập trung ở các nước nghèo nhất, nơi bị ô nhiễm cao nhất, biến đổi khí hậu diễn biến mạnh nhất.
Sự tuyệt chủng của chocolat
Những người nghiện chocolat đã phản ứng mạnh mẽ khi các hãng tin tuyên bố rằng món ăn được họ yêu thích này có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050. Lý do: cây cacao, vật liệu chính để sản xuất chocolat, tiếp tục phải đối mặt với một đại dịch nấm khủng khiếp. Theo các nghiên cứu mới nhất, cacao ở vùng Trung Mỹ sẽ là nơi mắc phải bệnh nấm độc đầu tiên, sau đó lan sang các vùng trồng cacao khác trên thế giới. Những căn bệnh nguy hiểm này được biến đổi khí hậu “chống lưng” nhanh chóng quét sạch các đồn điền ca cao hiện có. Đáng lo ngại là một nửa lượng chocolat trên thế giới hiện nay được sản xuất bởi hai quốc gia châu Phi là Ghana và Bờ Biển Ngà.
Nếu Ghana và Bờ Biển Ngà có thay đổi khí hậu, toàn bộ ngành công nghiệp này sẽ bị tổn thương. Cây cacao rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và chỉ thích nghi trong môi trường rừng núi có mưa. Theo dự đoán đến năm 2050, sự gia tăng nhiệt độ và độ khô có thể gây khó khăn cho việc canh tác cacao, vì vậy ngoài việc chống biến đổi khí hậu, cộng đồng khoa học đang khám phá, tìm kiếm đại lộ mới cho ca cao, trong đó có kỹ thuật tăng cường di truyền, nhưng sau đó, dù thành công thì sô cô la cũng sẽ không còn mùi tự nhiên được nhiều người ưa thích như trước nữa.
Nhện cũng nghiện… ma túy
Cuối thập niên 40 của thế kỷ trước, nhà động vật học H.M. Peters ở Đại học Tubingen (Đức) đã tiến hành nghiên cứu về loài côn trùng này. Đây là những con nhện bông khổng lồ sống trên mạng, được ví như loài chim. Để xem nhện dệt mạng ra sao, Peters đã phải thức dậy và quan sát từ lúc 2:00 đến 5:00 giờ sáng. Cùng nghiên cứu với ông còn có cộng sự là dược sĩ Peter Witt, người đã dùng liều thuốc để làm tăng khả năng dệt mạng và lùi giờ dệt mạng muộn hơn. Để trì hoãn giờ dệt mạng, Witt đã cho nhện uống hợp chất ngọt pha đường, caffeine, amphetamine, mescaline, strychnine hoặc LSD.
Kết quả: những con nhện này say xỉn một cách phấn khích, khiến mô hình và kích thước mạng cũng thay đổi theo và quan trọng hơn, thời gian dệt đã bị thay đổi: chúng được dệt vào những giờ vô duyên của buổi sáng, chứ không vào lúc 2-5 giờ như trước nữa. Peters đã từ bỏ nghiên cứu, nhưng Witt vẫn tiếp tục. Năm 1995, nghiên cứu về những con nhện bông khổng lồ đã được Cơ quan NASA tiếp tục. Lần này, những con nhện đã tạo ra một số kiểu mạng nhất định sau khi dùng caffeine, cần sa, speed (thuốc tạo ảo giác) hoặc chloral hydrate. Qau nghiên cứu, NASA phát hiện mức biến dạng mạng dựa trên lượng độc hại của các hóa chất khi cho nhện uống vào. Phát hiện trên giúp con người thay đổi cách kiểm tra chất độc, dụng nhện thay vì động vật có vú như chuột hay khỉ vừa mang tính nhân đạo, lại rẻ hơn và hiệu quả hơn.
Phong cách dùng điện thoại thể hiện tính cách con người
Một cách đáng tin cậy để xác định tính cách của một người nào đó được phát hiện thông qua nghiên cứu mang tên Big Five, hay còn gọi là cách thử Big Five Test (BFT). Nguyên thủy, BFT được khởi xướng từ những năm 1980, dựa trên 5 đặc điểm chính gồm cởi mở (openness – tò mò so với thận trọng), hướng ngoại (extraversion – hòa đồng so với dè dặt), tận tâm (agreeableness – động lòng trắc ẩn so với thờ ơ), có lương tâm (conscientiousness – có quy tắc so với dễ dãi) và thần kinh học hay tâm lý bất ổn (tự tin so với lo lắng). Nghiên cứu tuyển chọn 52 tình nguyện viên tham gia thời gian dài hơn một năm.
Cả nhóm đã thử được thử nghiệm bài test BFT để xem liệu tính cách của họ có thể được xác định bằng cách họ sử dụng điện thoại hay không. Mỗi điện thoại được trang bị một máy đo gia tốc để theo dõi các chuyển động vật lý cũng như phần mềm ghi lại các cuộc gọi và tin nhắn. Thật thú vị, phương pháp này phù hợp với những đặc điểm nhất định được ghi lại trong một cuộc khảo sát BFT mà những người tham gia đã hoàn thành. Dữ liệu rất tốt trong việc dự đoán 5 tính cách nói trên, đặc biệt những người có tính cách như hướng ngoại, tận tâm và tâm lý bất ổn. Đây là những đặc điểm tạo ra nhiều hoạt động thể chất hơn, còn cá tính tận tâm và cởi mở điện thoại ít dự báo được.
Nghiên cứu trên tuy đơn giản, nhưng lại có tính ứng dụng cao, như trong y học, dùng để chẩn đoán nhóm bệnh tâm lý liên quan đến cảm xúc như trầm cảm, lưỡng cực, lo âu, rối loạn ăn uống… Nghiên cứu giúp các nhà tuyển dụng, các công ty tuyển dụng được nhân viên tốt. Riêng nhóm người có tính cách dễ chịu, tận tâm, cởi mở thường được tuyển dụng nhiều nhất và có mức lương cao.
Dùng ví tiền để kiểm tra tính trung thực của con người
Vào năm 2015, một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu khá lạ lẫm, kiểm tra sự trung thực của con người. Cụ thể hơn là mặt tốt của các công dân. Các nhà khoa học đã tới 40 quốc gia, cầm theo hơn 17.000 ví tiền, rất nhiều tiền mặt, thẻ tín dụng và khoảng 400 chìa khóa. Các trợ lý nghiên cứu giả vờ là khách du lịch nhặt được ví. Họ đã giao nó cho nhân viên làm việc trong các ngân hàng, bảo tàng, đồn cảnh sát và các tổ chức khác của 355 thành phố trên toàn thế giới và yêu cầu nhân viên tìm chủ sở hữu trả lại. Một số chiếc ví không chứa tiền, trong khi một số chiếc có khoảng 13 USD. Tổng số tiền thực hiện dự án này là 600.000 USD. Mục đích của nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi đã được ấn định trước.
Kết quả: ví và tiền, chìa khóa trả lại ở mỗi nước khác nhau, được công bố trên tạp chí Science của Mỹ số ra ngày 20.6.2019. Theo dự đoán của 300 chuyên gia kinh tế, mọi người sẽ “quẹt ví” khi ví có nhiều tiền. Nhưng thực tế đã ngược lại, những ví được trả lại là những ví có nhiều tiền. Cụ thể, tỉ lệ báo cáo trả lại ví cao nhất được ghi nhận trong trường hợp ví có 100 USD, 46% ví không chứa tiền được trả lại, so với 61% số ví chứa 13 USD, và 72% số ví chứa gần 100 USD. Trong số 40 quốc gia, có 38 quốc gia có số người trả lại cao hơn khi nhặt được những chiếc ví có tiền, so với những chiếc ví rỗng. Tại 2 quốc gia còn lại, xu hướng có sự khác biệt nhưng không đáng kể.
- Xem thêm: Nghiên cứu lập bản đồ dưới đáy đại dương
Theo nhóm nghiên cứu ở Đại học Michigan thì đằng sau sự lương thiện này là 2 lý giải hay 2 lý do chính: Một là vì chủ nghĩa vị tha cơ bản, những người nhặt được ví đặt bản thân vào vị trí người bị mất của, họ quan tâm tới cảm xúc hơn là vật chất, kể cả khi ví chỉ có giấy tờ và chìa khóa. Hai là những người nhặt được ví không muốn bị coi là kẻ trộm cắp.