Để khám phá những bí ẩn liên quan đến giấc ngủ và giấc mơ, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu dài kỳ, tỉ mỉ, trong đó những nghiên cứu thú vị dưới đây vừa được tạp chí Toptenz.net giới thiệu.
1. Nghiên cứu về liên quan giữa trò chơi thực tế ảo và giấc mơ đẹp
Thực tế ảo (VR) hiện đang trở thành một xu hướng mới trong đời sống con người. Các công ty giao diện người-máy đang tận dụng tối đa lợi thế của xu hướng công nghệ này.
Tiêu biểu có sản phẩm tai nghe VR ai ai cũng biết. Chúng được thiết kế ngày càng đa dạng và liên tục tiến hóa theo thời gian.
Tuy nhiên, khi công nghệ được cải thiện lại là lúc người phải “giật mình” bởi mặt trái của nó đối với con người, làm thay đổi ý thức, đặc biệt, có tác động mạnh tới giấc ngủ.
Nữ tiến sĩ Jayne Gackenbach, chuyên gia tâm lý ở Đại học MacEwan (Canada) hiện đang đứng đầu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của VR đến sức khỏe con người.
Gackenbach thử nghiệm ở những người tình nguyện chơi trò Oculus Rift trong 15 phút và sau đó đề nghị họ mô tả lại giấc mơ của mình và nhóm không sử dụng VR để đối chứng.
Những người đã sử dụng tai nghe Oculus Rift cho biết họ có giấc mơ đẹp, sinh động hơn nhiều. Mỗi khi dùng tai nghe thì giấc mơ của họ hiện lên rất đẹp, nhớ được nhiều điều hơn về giấc mơ mà họ đã trải qua.
- Xem thêm: Những bí mật của giấc ngủ
Trong quá trình nghiên cứu, Gackenbach phát hiện thấy những người sử dụng thiết bị VR, phần lớn có giấc mơ trong sáng, đẹp hoặc ít ra kiểm soát giới hạn giấc mơ so với nhóm người không chơi gaming.
Lý giải về hiện tượng trên, các nhà nghiên cứu cho rằng rất có thể trò chơi video đã đặt người ta vào bối cảnh cảm xúc y như khi chơi game, giúp não tương tác với các môi trường phi thực tế hiệu quả hơn, tạo ra những giấc mơ đẹp.
2. Nghiên cứu về sexsomnia
Sexsomnia có thể hiểu là một dạng rối loạn giấc ngủ, sex trong khi ngủ. Tại các trung tâm điều trị rối loạn giấc, sexsomnia chiếm tỷ lệ khoảng 8%, chủ yếu là nam giới (11%), nữ ít hơn nhiều (4%).
Những người mắc phải rối loạn này thường không nhớ đến hành động mình đã làm trong đêm mà chỉ nhớ “láng máng”. Rất may, đối tượng thường là “chính chủ” vợ hoặc chồng.
Triệu chứng suy giảm tinh thần là thao thức, trầm cảm và mệt mỏi giữa người mất ngủ và người miên dâm rất giống nhau. Cả hai dạng bệnh đều rất nghiện thuốc và cà phê, nhưng các trường hợp sexsomnia lại hay giấu bệnh.
Bệnh sexsomnia xuất hiện chủ yếu trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, đôi khi cũng có thể xảy ra lúc đang mộng du.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên sexsomnia cho thấy 100% những người đã qua miên dâm không hề nói dối, tức không nhớ được những gì đã xảy ra.
Điều thú vị trong nghiên cứu là phát hiện thấy nhiều người bị chứng mất ngủ lại mắc phải một số bệnh khác như ngưng thở khi ngủ phải dùng đến thiết bị trợ thở.
Ngoài ra, nam giới là nhóm mắc bệnh nhiều hơn nhưng lại không biết mình mắc bệnh nên điều trị gặp nhiều khó khăn.
3. Dùng MRI để dự đoán về nội dung giấc mơ
Tiến sĩ Yuki Kamatani thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học thần kinh (ATR) ở Kyoto (Nhật Bản) mới đây đã dùng kỹ thuật MRI (chụp cộng hưởng từ) để tìm hiểu giấc mơ.
Đặc biệt là những gì đang xảy ra trong giấc mơ hoặc mọi thông tin phản hồi trực tiếp từ người mơ mộng, như cách thức chuyển động của mắt, hay não bộ.
Cuộc nghiên cứu bắt đầu với ba tình nguyện viên ngủ bên trong máy MRI; vì vậy, các mô hình não của họ có thể được quét khi đang mơ.
Họ cũng được đánh thức thường xuyên và hỏi về nội dung của những giấc mơ, nhằm so sánh với những gì được hiển thị bằng hình ảnh liên quan đến nội dung của những giấc mơ này.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện các xét nghiệm, thu thập được dữ liệu, sau đó đưa nó vào một thuật toán, được thiết kế dùng cho dự đoán những gì diễn ra trong giấc mơ thông qua quét não và tìm kiếm các mẫu cụ thể.
Các nhà nghiên cứu có thể dự đoán được nội dung giấc mơ, ai hay nằm mơ, với độ chính xác tới 60%. Tuy kết quả này chưa phải là tất cả nhưng rất ấn tượng, nếu không nói là chính xác.
4. Nghiên cứu kiểm chứng ăn phó mát trước khi đi ngủ sẽ có ác mộng
Nhiều người kháo nhau, nếu ăn phó mát trước khi đi ngủ sẽ cho ra đời những cơn ác mộng. Rất có thể nó xuất phát từ những lo lắng liên quan đến chứng khó tiêu của pho mát về đêm.
Theo Hội đồng phó mát Anh (BCB) không loại thực phẩm ưa thích nào nào lại gây ra cơn ác mộng cả. Để chứng minh BCB đã quyết định nghiên cứu, trả lời dư luận, rằng không có chuyện ăn phó mát trước khi đi ngủ tạo ra cơn ác mộng mà thực sự nó mang lại lợi ích cho con người.
Ngay sau khi nghiên cứu của BCB được công bố, nhiều người đã chỉ trích “nghiên cứu” bởi vì nó thực sự là một cuộc khảo sát công khai với những người tình nguyện, có rất ít bằng chứng khoa học để kiểm chứng.
- Xem thêm: 5 điều bất ngờ về giấc ngủ
BCB chỉ yêu cầu mọi người ăn hai phần ba một ounce pho mát (1 ounce = 29 gam) trước khi đi ngủ, và báo cáo lại nội dung giấc mơ của họ, kể cả cơn ác mộng nếu có. Đại đa số những người tham gia đều nói họ có những giấc mơ đẹp, không ai báo cáo có những cơn ác mộng.
Như vậy, BCB không chỉ chiếm ưu thế trong nghiên cứu được của mình, mà còn tuyên bố các loại phó mát khác nhau thường tạo ra những giấc mơ khác nhau.
Trong khi pho mát luôn luôn được dùng phổ biến tại Anh, nên không ai thực sự muốn phản đối nghiên cứu của BCB.
5. Sử dụng tế bào chuột chuyển gen để xác định cơ chế hoạt động tế bào
Thuật ngữ RBD, viết tắt của cụm từ tiếng Anh REM Behavior Disorder (Rối loạn hành vi REM), một rối loạn chức năng giấc ngủ ít được biết đến, khi mà người trong cuộc thường có những hành động dữ dội trong giai đoạn quan trọng nhất của giấc ngủ.
Thông thường, giấc ngủ REM xuất hiện khi cơ thể thực sự bị khóa chặt và hầu hết không cử động được ngoài hành động là giật mình.
Tuy nhiên, những người mắc chứng RBD thường di chuyển cả thể chất trong giấc ngủ REM, đôi khi làm tổn thương bản thân khi đang ngủ như nhảy lên hoặc rơi khỏi giường.
Suốt một thời gian dài, khoa học tin rằng có mối quan hệ giữa chứng RBD với bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ, nhất là bệnh Parkinson, RBD dường như là một tiền thân tiềm ẩn gây ra các loại bệnh này, nhưng không hề có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này.
Nghiên cứu do giáo sư sinh học John Peever ở Đại học Toronto (Canada) thực hiện mới đây nhằm xác định những gì gây ra RBD và mối liên quan giữa RBD với các bệnh thoái hóa não bộ khác.
Nhằm phát hiện ra những tế bào nào chịu trách nhiệm cho giấc ngủ REM, John Peever và các cộng sự đã tạo ra những con chuột đặc biệt có các gốc não nhạy cảm với ánh sáng, sau đó chiếu sáng các bộ phận khác nhau để bật và tắt REM, để xác định các tế bào chịu trách nhiệm cho giấc ngủ REM.
- Xem thêm: Những tư thế nằm để có giấc ngủ ngon
Bước tiếp theo là các nhà khoa học đã tiêm cho những con chuột này một loại virus nhắm vào những tế bào đặc biệt nói trên để kiểm chứng tác động của nó đối với bệnh RBD.
Kết quả: các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa RBD và các bệnh thoái hóa não, nhờ phát hiện trên, nhóm đề tài cho rằng biết sớm nguyên nhân và can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn ngừa sự thoái hóa não, mặc dù bất kỳ thiệt hại nào do thoái hóa não đều gây bất lợi chung cho sức khỏe con người.