Nếu bạn chưa từng để ý đến chứng loãng xương, bạn nên biết rằng loãng xương là nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch và điều trị loãng xương tiêu tốn nhiều tiền nhất.
Chi phí điều trị loãng xương tương đương với bệnh đái tháo đường và cao hơn nhiều so với hai căn bệnh ung thư ở phụ nữ là ung thư vú và ung thư cổ tử cung cộng lại.
Vì vậy, những hiểu biết đúng về xương của bạn sẽ giúp bạn chăm sóc chúng tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng do loãng xương.
3 triệu là số người ở Việt Nam được chẩn đoán bị loãng xương trong năm 2017, trong đó phụ nữ chiếm tới 76%.
- Xem thêm: Không khó để phòng loãng xương
Theo Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), tình trạng loãng xương ở Việt Nam đã tăng vượt mức báo động và tình trạng này đang ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi.
Loãng xương được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp khiến cho xương bạn yếu, giòn và dễ gãy. Nó được cho là bệnh tật phổ biến nhất ở người và thực sự có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Tuy nhiên, có những điều mà bạn có thể hiểu chưa đúng hoặc bác sĩ có thể đã bỏ qua khi đề cập đến xương của bạn.
1. Xương thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời bạn
Một khung xương chắc khỏe được tạo ra trong thời thơ ấu, nhưng giữ cho xương khỏe mạnh là một việc bạn phải làm suốt đời.
Xương được tạo thành từ các khoáng chất như canxi, phosphore, các protein như collagen và cả các tế bào sống; vì vậy, chúng luôn thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời bạn.
Mặc dù xương không to hơn nữa sau một thời điểm nhất định, xương cũ vẫn liên tục bị phá vỡ và được thay thế bằng xương mới. Chính vì điều này, những gì bạn ăn và uống – kể cả các loại thuốc bạn dùng – có thể ảnh hưởng đến độ cứng và khả năng phục hồi của xương.
2. Bạn có thể không biết liệu mình có bị loãng xương hay không
Loãng xương là kẻ trộm thầm lặng. Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận biết có thể là gãy xương hoặc bạn giảm khoảng 3cm chiều cao (!).
Bên cạnh những yếu tố nguy cơ mà bạn không thể thay đổi như tuổi tác, lịch sử gia đình, giới tính và sắc tộc, có rất nhiều yếu tố mà bạn có thể kiểm soát như lối sống, ăn uống, trọng lượng và dược phẩm có thể giúp bạn nhận thức được nguy cơ loãng xương của mình.
Một lịch sử gia đình có người bị loãng xương và dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu các thực phẩm giàu canxi, cũng là những yếu tố nguy cơ tương tự như hút thuốc lá và uống nhiều rượu.
3. Estrogen là yếu tố then chốt đối với mật độ xương
Phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn nam giới, và sau khi mãn kinh, nguy cơ càng tăng lên khi nồng độ estrogen giảm xuống. Trong giai đoạn đó, mật độ xương của một người phụ nữ có thể giảm tới 20% trong khoảng 5 năm.
“Estrogen giữ cho các tế bào xương hủy xương cũ trong tầm kiểm soát”, Lani Simpson, Tiến sĩ Bác sĩ chuyên khoa xương ở Berkeley, California, tác giả của quyển Hướng dẫn sức khỏe xương, giải thích.
“Khi phụ nữ không còn chu kỳ kinh nguyệt hoặc không sản xuất đủ estrogen, họ sẽ bị mất xương”. Sau khi đạt đến tuổi 65, đàn ông cũng mất khối lượng xương và cũng có nguy cơ bị loãng xương cao.
4. Bạn không chỉ cần canxi để xương chắc khỏe
Sau khi trưởng thành, bạn cần khoảng 1.000 miligam canxi mỗi ngày để giữ cho xương của bạn chắc khỏe và 1.200mg/ngày nếu bạn là phụ nữ từ 51 đến 70 tuổi.
Nhiều người tin rằng chỉ cần uống nhiều sữa và cung cấp toàn bộ nhu cầu canxi hàng ngày dưới dạng bổ sung là có thể làm cho quá trình mất xương tự nhiên chậm lại và ngăn ngừa được loãng xương. Đây là một cách hiểu sai.
Nói cách khác, uống 1.200mg canxi bổ sung mỗi ngày không phải là cách đúng đắn để bảo vệ xương. Nghiên cứu cho thấy có nhiều rủi ro đối với phương pháp này vì nó không xét đến nguồn tiếp nhận canxi trung bình hàng ngày từ chế độ ăn.
- Xem thêm: 4 thói quen xấu gây ra bệnh xương khớp
Một vấn đề phổ biến khác của xương là sự hấp thụ canxi kém, không phải là số lượng canxi được tiếp nhận. Sự hấp thụ canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại canxi được sử dụng, ví dụ: carbonate, citrate hoặc chelate, lượng protein trong chế độ ăn và các đồng yếu tố như magiê, boron, oxit silic và vitamin D.
Nguy hiểm của việc bổ sung quá nhiều canxi trong chế độ ăn uống mà không có các đồng yếu tố của canxi có thể dẫn tới mảng bám trên thành động mạch, thận và sỏi mật.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Simpson, “một chế độ ăn giàu đường và tinh bột chế biến sẽ không tốt cho xương”, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi cần thiết của cơ thể.
5. Bạn đang giúp những kẻ trộm thầm lặng lấp cắp xương bạn mỗi ngày
Chắc chắn có những điều bạn đã làm trong nhiều năm, như sử dụng giấy nhôm trong nấu ăn, sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa, luôn che kín khi ra ngoài trời, tiêm phòng cúm hàng năm, thức khuya. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng chính những thói quen này đang ăn cắp sức khỏe xương của bạn theo những cách rất thực tế.
Làm thế nào bạn có thể ngăn chặn chúng? Bạn không cần phải hy sinh quá nhiều. Nếu bạn muốn ngăn chặn những kẻ đang trộm xương của bạn, thì điều quan trọng là phải nhận ra rằng đôi khi nó không chỉ là về những gì bạn làm.
Đó là về những gì bạn không làm. Một cách tuyệt vời để bắt đầu là trở lại với những điều rất cơ bản: ngừng những thói quen xấu và tập những thói quen mới, lành mạnh. Hình thành những những thói quen mới quan trọng hơn rất nhiều so với hy sinh những thói quen cũ. Một khi bạn đã có những thói quen mới, những thói quen cũ sẽ tự nhiên phai dần đi.
6. Một số loại thuốc có thể làm mất xương của bạn
Các loại thuốc dùng để điều trị trào ngược dạ dày, thấp khớp, hen suyễn hoặc dị ứng, lupus, bệnh đường ruột hoặc ung thư và các loại thuốc điều trị co giật ở những người bị bệnh động kinh, lo lắng và mất ngủ có thể làm cạn kiệt ngân hàng canxi và làm suy yếu xương của bạn theo thời gian.
Vì vậy, cân nhắc rủi ro và lợi ích của những loại thuốc này với bác sĩ của bạn và lưu ý rằng tác dụng phụ tăng theo thời gian và khi liều tăng lên.
Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ của bạn về các chiến lược để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh nhất có thể trong khi điều trị bằng các loại thuốc này.
7. Bạn không nhất thiết phải uống thuốc khi bị loãng xương
Bệnh nhân được chẩn đoán bị loãng xương hiếm khi được kê toa thuốc, ngoại trừ những người bị ung thư vú, đang dùng thuốc ức chế aromatase và có nguy cơ cao bị mất xương. Cách điều trị loãng xương tốt nhất chính là thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Nếu bạn hút thuốc, bạn có thể bỏ thuốc hoặc ít nhất là cắt giảm hay không? Bạn có chế độ ăn uống đầy đủ protein và canxi? Bạn có thường xuyên ra ngoài trời hoặc uống bổ sung vitamin D không? Bạn có thường xuyên tập thể dục không? Bạn có thường xuyên uống rượu bia không? Trả lời những câu hỏi đó và bạn sẽ biết mình phải thay đổi điều gì.
8. Thuốc có thể ngừng hoặc đảo ngược vấn đề… nhưng bạn chỉ được dùng một thời gian
Các loại thuốc điều trị loãng xương có thể ngăn ngừa hiện tượng mất xương bằng cách khử hoạt tính của tế bào hủy xương, loại tế bào có chức năng hủy xương cũ trong khi các loại thuốc khác thúc đẩy sự phát triển xương mới.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thường xuyên cảnh báo về các tác dụng phụ của những loại thuốc này, bao gồm đau xương, khớp, cơ bắp, xói mòn thực quản, ợ nóng, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh.
Hơn nữa, việc dùng các loại thuốc làm tăng mật độ xương có thể làm cho xương trở nên cứng, giòn, mất độ dẻo dai và phát sinh các vấn đề bất lợi khác như gãy xương đùi hoặc hoại tử xương hàm. Chính vì vậy, hầu hết các loại thuốc cho loãng xương được khuyến cáo chỉ dùng tối đa trong 3 năm.
9. Nam giới có nguy cơ chết cao gấp 2 lần phụ nữ sau khi bị gãy xương hông
Loãng xương khiến cho xương trở nên yếu và mỏng manh, từ đó xương dể bị gãy – ngay cả khi chỉ bị ngã nhẹ, sưng, hắt hơi hoặc cử động đột ngột. Ngay cả ở nam giới từ 50 tuổi trở lên, khoảng 1/5 sẽ bị gãy xương do loãng xương.
Mỗi năm Việt Nam có trên 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, trong đó gãy xương hông là một trong những ca gãy xương nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhất.
Trong thực tế, nam giới chiếm 1/3 ca gãy xương hông trên toàn thế giới. Cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi gãy xương hông.
Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố bởi Quỹ Loãng xương Quốc tế, 37% nam giới chết trong vòng một năm sau khi họ bị gãy xương hông – gấp đôi số phụ nữ trong nghiên cứu.
10. Tế bào máu của bạn được tạo ra trong tủy xương của bạn
Các tế bào hồng cầu không tồn tại lâu trong máu của bạn; chúng cần được thay thế liên tục bởi các tế bào mới được sinh ra từ tủy xương của bạn.
Khu vực này nằm ở trung tâm của xương và là một mô xốp tạo ra hàng tỷ tế bào máu trưởng thành mới mỗi ngày để cung cấp oxy và năng lượng cho cơ thể bạn. Vì vậy, sức khỏe xương của bạn chính là sức khỏe cho toàn bộ cơ thể của bạn.