Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
15/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu

Diên San Đăng bởi Diên San
30/06/2019
Trong Tư liệu
Một loạt nhiều cường quốc - bao gồm Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga - đều có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền vùng Bắc Cực

Một loạt nhiều cường quốc - bao gồm Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga - đều có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền vùng Bắc Cực

Share on Facebook

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Bắc cực – được bao quanh bởi các quốc gia vùng Bắc Âu, Mỹ, Canada và Nga –  được coi là “điểm nóng” khi các tàu ngầm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga thường xuyên gián điệp lẫn nhau. Sau khi Liên Xô tan rã, Bắc cực trở lại là trung tâm chiến lược cực kỳ quan trọng.

Vào mùa hè năm 2012 nhiệt độ biển băng xuống thấp kỷ lục và các nhà khoa học dự đoán nó sẽ biến mất hoàn toàn trong thế kỷ này. Hiện tượng tan chảy băng cũng mở ra một ranh giới năng lượng mới – Bắc cực được tin chứa 13% trữ lượng dầu chưa được khám phá trên thế giới và 30% lượng khí đốt. Các chuyên gia an ninh lo ngại xung đột sẽ xảy ra khi băng tan chảy làm lộ ra nguồn tài nguyên dồi dào trong những khu vực mà chủ quyền chưa thật sự rõ ràng thuộc về quốc gia nào.

Tranh giành vùng cực giàu tài nguyên

Một loạt nhiều cường quốc – bao gồm Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga – đều có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền vùng Bắc cực. Và, trong một báo cáo về biến đổi khí hậu, một nhóm tướng Mỹ về hưu nhận định nước này chậm chạp trong nỗ lực khai thác Bắc cực. Trong báo cáo, đô đốc Hải quân Mỹ về hưu cảnh báo “tình huống địa chính trị đang phức tạp hơn bao giờ hết” và an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa trước những cơ xung đột không dự đoán được.

Thậm chí giữa lúc đang tập trung mạnh vào cuộc khủng hoảng tồi tệ ở Ukraina, Tổng thống Vladimir Putin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì sự có mặt thường xuyên của Nga ở Bắc cực cùng với kế hoạch triển khai quân đội ở vùng giàu tiềm năng để bảo vệ lợi ích chính trị – kinh tế nước này. Năm 2007, Nga đã cho hồi phục lại những chuyến bay ném bom chiến lược tầm xa trên vùng Bắc cực và cắm cờ Nga ở dưới đáy biển.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 1
Antti Pelttari, Giám đốc tình báo Phần Lan SUPO

Mới đây hơn, Nga tuyên bố kiểm soát Đường Biển Bắc (đường giao thông hàng hải bao quanh biên giới Nga trong vùng Bắc cực) với sự triển khai hải quân và cho mở lại căn cứ quân sự trên quần đảo New Siberia. Ngày 2-3-2014, một chiếc tàu bí ẩn có kích thước cỡ chiếc phà hành khách loại lớn rời khỏi cầu tàu Romania, lướt ngang qua eo biển hẹp Bosporus ngăn cách châu Âu và châu Á để thực hiện hải trình hướng đến khu vực Bắc Âu Scandinavia.

Khoảng một tháng sau, lãnh đạo cơ quan tình báo Na Uy (NIS) Kjell Granhagen tiết lộ danh tánh của chiếc tàu trong một cuộc phỏng vấn của báo chí. Thật ra, nó là chiếc tàu gián điệp trị giá 250 triệu USD mang tên Marjata, được trang bị các thiết bị cảm biến và công nghệ hiện đại khác phục vụ nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Nga tại Bắc cực bắt đầu vào năm 2016. Trung tướng Giám đốc NIS Kjell Grandhagen, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của báo chí tại trụ sở cơ quan tình báo nằm trên sườn đồi bên ngoài thủ đô Oslo của Na Uy: “Trong tương lai gần, giới lãnh đạo chính trị của chúng tôi có nhu cầu nắm bắt mọi thông tin về những gì sẽ diễn ra ở Bắc cực”.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 2
Chiếc tàu gián điệp mang tên Marjata của Na Uy

Grandhagen cho biết mối quan tâm đặc biệt của NIS là tham vọng phát triển dầu khí của Nga ở vùng Bắc cực cùng với kế hoạch triển khai quân đội bảo vệ lợi ích ở đây. Ngay trước khi cuộc khủng hoảng Ukraina làm đóng băng mối quan hệ hợp tác giữa Nga và phương Tây về vùng Bắc cực, các quốc gia phương Tây trong khu vực đã lên tiếng buộc tội Nga và Trung Quốc tiến hành những cuộc tấn công mạng và các điệp vụ khác nhằm vào họ.

Ở Na Uy, các quan chức an ninh cho biết các kế hoạch khai thác Bắc cực của nước này – bao gồm công nghệ khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất cực kỳ hiện đại – đang thu hút sự chú ý từ các gián điệp nước ngoài. Lãnh đạo phản gián Na Uy Eirik Haugland nhấn mạnh gián điệp nước ngoài đang có nhiều cố gắng để xác định những điểm then chốt trong cơ sở hạ tầng của Na Uy ở Bắc cực.

Theo Haugland, cách đây vài năm một gián điệp nước ngoài đã tìm đến Na Uy để lập bản đồ địa điểm đường cáp liên lạc ngầm với Svalbard – quần đảo chiến lược nằm khoảng giữa lục địa Na Uy và Bắc cực. Haugland giải thích: “Nếu đường dây cáp này bị phá hoại, người dân ở Svalbard sẽ hoàn toàn mù tịt thông tin. Và chúng ta trên đất liền cũng hoàn toàn mù tịt về những gì đang diễn ra trên quần đảo Svalbard”.

  • Xem thêm: Điệp viên hai mang được đồng minh và Đức Quốc xã ưu ái

Theo tiết lộ từ người tố giác Edward Snowden, một tài liệu đề ngày 17-4-2013 của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và được đăng tải trên tờ Dagbladet của Na Uy tháng 12 cùng năm nêu rõ NIS đã giúp đỡ NSA gián điệp “các mục tiêu Nga trên bán đảo Kola” thuộc nước này – nơi hiện diện Hạm đội Phương Bắc của Nga – cũng như cung cấp các báo cáo về chính sách năng lượng của Nga. NSA muốn trao đổi thông tin tình báo sâu hơn với đồng minh NATO về “các vấn đề chính trị, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga”.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 3
Quân đội NATO và Na Uy ở Bắc cực

Lãnh đạo NIS Kjell Grandhagen từ chối bình luận nhưng cho biết Na Uy luôn có sự hợp tác tình báo chặt chẽ với Mỹ. Grandhagen cũng cho biết Nga đang có nỗ lực hiện đại hóa các khả năng thu thập thông tin tình báo, bao gồm cả trong lĩnh vực không gian mạng. Tuy nhiên, Grandhagen từ chối bình luận về thông tin của giới truyền thông Nga cho rằng Moskva sẽ mở lại căn cứ quân sự có từ thời Chiến tranh Lạnh ở Alakurtti, gần ranh giới đất liền với Phần Lan, cùng với đội ngũ chuyên gia tình báo để giám sát mọi hoạt động của NATO ở Bắc cực.

Grandhagen tuyên bố: “Những gì mà tôi có thể nói là chúng tôi đang cảnh báo Nga có những nỗ lực gián điệp đáng kể hoạt động của Na Uy ở Bắc cực”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga và cơ quan tình báo hải ngoại SVR từ chối bình luận vấn đề với hãng tin AP.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và các cường quốc Bắc Âu

Wilhelm Unge, chuyên gia phân tích Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO), cảnh báo: “Hàng trăm sĩ quan tình báo Nga hoạt động rải khắp châu Âu và phương Tây”. Trong suốt những năm gần đây, các cơ quan tình báo quốc gia ở Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy cảm thấy hết sức lo ngại về hàng loạt chiến dịch do thám từ nước ngoài, đặc biệt trong số đó là Nga.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 4
Wilhelm Unge, chuyên gia phân tích Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO)

Nguyên do là khu vực Bắc Âu (bao gồm bốn quốc gia trên và Icelend cùng với quần đảo Faroe) đặc biệt quan trọng đối với tình báo Nga về mặt địa chính trị, chiến lược trong khu vực và một số lý do liên quan đến công nghệ. Các mối đe dọa mà Nga đặt ra không chỉ hoạt động tình báo mà còn ưu thế quân sự – theo báo cáo đánh giá thường niên về các mối đe dọa tình báo và khủng bố ngày 17-3-2016 của Thụy Điển. Chính quyền Thụy Điển cho biết không bao lâu sau khi báo cáo được công bố, giới truyền thông nước này hứng chịu một loạt cuộc tấn công mạng theo kiểu DDoS (từ chối dịch vụ phân tán).

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 5
Trụ sở tình báo Thụy Điển SAPO ở Solna phía bắc Stockholm

Một cuộc tấn công DDoS ngày 19-3-2016 đã làm tê liệt hoạt động của bảy cơ quan báo chí Thụy Điển. Thụy Điển trở thành mục tiêu của Nga bởi vì nước này có triển vọng hợp tác chặt chẽ với Khối liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo cáo đánh giá phản gián của Thụy Điển cũng tương tự như đánh giá của các quốc gia Bắc Âu khác. Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2014, giới chức SAPO đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể hoạt động tình báo của Nga ở Thụy Điển.

  • Xem thêm: Chuyện ít biết về điệp viên từ chối về chính quốc khi nhiệm vụ kết thúc

Theo báo cáo, cả ba lực lượng tình báo Nga – Cục Tình báo Đối ngoại (SVR), Cục An ninh Liên bang (FSB) và Tình báo Quân đội (GRU) – biệt phái các điệp viên đội lốt nhà ngoại giao, quan chức Đại sứ quán và nhân viên các tập đoàn kinh tế. Wilhelm Unge còn dám khẳng định một phần ba số nhà ngoại giao Nga làm việc tại Thụy Điển chính là sĩ quan tình báo. Các hoạt động gián điệp chính của Nga bao gồm: xâm nhập mạng bất hợp pháp, tuyển mộ điệp viên và đánh cắp thông tin lưu trữ trong thiết bị nhạy cảm như là phần cứng của quân đội.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 6
Căn cứ quân sự Nga tại quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Băng Dương

Theo SAPO, tình báo Nga rất muốn thu thập thông tin về công nghệ tiên tiến cũng như “chuẩn bị mọi thứ cho các chiến dịch quân sự chống Thụy Điển”. Ngoài ra, Nga cũng sử dụng nguồn tình báo con người để tìm hiểu về Các lực lượng Vũ trang Thụy Điển (Forsvarsmakten). Thực tế cho thấy mối lo ngại của Thụy Điển không phải không có cơ sở. Ví dụ năm 2013, Nga tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân giả định vào Thụy Điển bằng máy bay ném bom chiến lược.

Tháng 10-2014, Hải quân Thụy Điển dính líu vào cuộc tìm kiếm một chiếc tàu ngầm được đồn đoán có lẽ là của Nga trong vùng biển thuộc chủ quyền Thụy Điển. Tháng 3-2015, Nga tiếp tục tiến hành một cuộc tấn công giả định vào đảo Gotland lớn nhất của Thụy Điển với sự tham gia diễn tập của 33.000 binh sĩ. Báo cáo của SAPO cũng nêu bật những mối tiếp xúc của tình báo Nga với các tổ chức cánh hữu cực đoan ở Thụy Điển.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 7
Quân đội Nga ở Bắc cực

Theo quan sát của SAPO vào năm 2015, giới truyền thông Nga (bao gồm hãng tin RT và Sputnik) gia tăng gây ảnh hưởng đến nhận thức công luận ở Thụy Điển cũng như giới chính khách lãnh đạo nước này, đặc biệt tác động đến chính sách an ninh và đối ngoại. SAPO còn tố cáo Nga lan truyền thông tin giả ở Thụy Điển. Ví dụ một thông tin giả lan truyền vào mùa xuân và mùa thu năm 2015: đó là cuộc trao đổi thư từ qua lại giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Tư Pháp Thụy Điển với chính quyền Ukraina về vấn đề chuyển giao vũ khí tiên tiến của Thụy Điển.

Tháng 1-2015, Cơ quan An ninh Tình báo Phần Lan (SUPO) lần đầu tiên công bố báo cáo đề cập đến mối đe dọa gián điệp đối với khu vực Bắc Âu từ Nga. Theo báo cáo, Nga muốn thu thập thông tin về mối quan hệ giữa Phần Lan với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). Chính trị, năng lượng, thương mại Phần Lan cũng được tình báo Nga lưu tâm.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 8
Trụ sở Cơ quan An ninh Đan Mạch (PET) ở Copenhagen

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA) ghi nhận làn sóng gián điệp mạng từ Nga và Trung Quốc tấn công Phần Lan bắt đầu từ năm 2010 và lên đến cao trào năm 2013. Trong tháng 3-2016, MFA báo cáo có hai vụ tấn công mạng lớn nhằm vào Phần Lan. Từ năm 2009, số cá nhân người Nga gia tăng mua những mảnh đất gần căn cứ quân sự và khu vực hành lang công ty viễn thông ở Phần Lan gây lo ngại cho chính quyền nước này.

  • Xem thêm: Một thời bunker ngầm chống bom hạt nhân của Albania

Thậm chí, những khu đất gần mọi căn cứ không quân và những tuyến đường biển quan trọng cũng được người Nga mua đứt. Theo Martin Hurt, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Estonia (ICDS), những khu đất này được người Nga mua để phục vụ cho mục đích gián điệp.  Tháng 4-2015, Hải quân Phần Lan phát hiện một chiếc tàu ngầm Nga xuất hiện trong vùng biển gần thành phố cảng Helsinki. Giữa tháng 1 và tháng 6-2015, 12 chiếc máy bay của không quân Nga vi phạm không phận Phần Lan.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 9
Trụ sở Cơ quan An ninh Na Uy (PST) ở Oslo

Cũng trong năm này, Nga tổ chức vài cuộc tập trận lớn gần biên giới với Phần Lan với tổng cộng khoảng 100.000 binh sĩ. Theo một số báo cáo tình báo giải mật, Cơ quan An ninh Đan Mạch (PET) cũng nêu lên mối đe dọa gián điệp công nghệ và quân sự từ Nga và cả Trung Quốc. Năm 2105, Cơ quan Tình báo Quân đội Đan Mạch (FE) cũng công bố báo cáo phân tích về chính sách an ninh đáng lo ngại của Nga trong khu vực Bắc Âu. Theo FE, Nga muốn xây dựng lại tầm ảnh hưởng để thay đổi tình huống chiến lược trong khu vực Baltic.

Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 10
Trụ sở NIS bên ngoài thủ đô Oslo của Na Uy
Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu 11
Giám đốc cơ quan tình báo Na Uy (NIS) Kjell Granhagen

Báo cáo tình báo Đan Mạch cũng cảnh báo về một số nguy cơ dẫn đến chiến tranh giữa Nga và NATO. Một chương riêng biệt trong báo cáo của FE dành để đánh giá các hoạt động tình báo và quân sự đang tăng của Nga ở Bắc cực. Cơ quan An ninh Na Uy (PST) cũng có báo cáo về mối đe dọa đặc biệt từ Nga đối với an ninh quốc gia Na Uy. Tương tự như đối tác Thụy Điển, PST lo ngại về mạng lưới gián điệp mạng Nga muốn thu thập thông tin về các cơ sở quân sự cũng như năng lượng Na Uy. Về phần mình, Tình báo Quân đội Na Uy (NIS) đặc biệt cảnh báo về kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Nga.

Nguồn KTNN số 1001
Từ khoá: Bắc Âuchiến tranh lạnhcuộc chiến gián điệpNga
Bài trước đó

Hãy hỏi và tự trả lời!

Bài kế tiếp

InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort ra mắt biệt thự bên hồ sen

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort ra mắt biệt thự bên hồ sen - 8

InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort ra mắt biệt thự bên hồ sen

MỚICẬP NHẬT

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7
Thể thao

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

Đăng bởi Dư Hải
14/05/2025

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế SCTV Cup 2025 hứa hẹn sẽ là một sự kiện thể thao đáng...

Xem thêmDetails
Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông - Khi đá quý cũng biết lên ngôi - 3

Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông – Khi đá quý cũng biết lên ngôi

14/05/2025
Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

14/05/2025
Doanh nghiệp Đức

Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

14/05/2025
Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7

    Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    156 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • ‘Đại học khởi nghiệp’ là chìa khóa để mở ra tương lai cho sinh viên Việt Nam

    168 chia sẻ
    Chia sẻ 67 Tweet 42
  • Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên: Người bình thường có ý chí sẽ trở nên khác thường

    177 chia sẻ
    Chia sẻ 71 Tweet 44
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.