Bệnh béo phì có thể làm phát triển tế bào ung thư
Cơ thể nếu chứa nhiều mỡ thừa thì có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính khiến ung thư phát triển vì theo các nhà nghiên cứu, tình trạng tăng nhiều mô mỡ sẽ khiến cơ thể sản xuất ra một lượng lớn hormone insulin hoặc estrogen. Chính sự tăng đột biến của những hormone đó có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào ung thư.
Những người béo phì không chỉ có nhiều khả năng phát triển ung thư, mà khả năng bị ung thư typ 2 sau chẩn đoán ban đầu cũng rất cao. Các loại ung thư thứ phát phổ biến nhất là: trực tràng, gan, đường mật, các tuyến đi từ gan đến ruột non – tuyến giáp, tuyến tiền liệt và thận.
Trong nghiên cứu trên, các chuyên gia nhận thấy gần 240.000 người được chữa khỏi ung thư trong khoảng bảy năm. Họ cũng phát hiện ra những người béo phì – có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) hơn 30 – khi được chẩn đoán mắc ung thư thì khả năng ung thư di căn trong khoảng một đến hai năm sau đó là 42% so với người có BMI bình thường (từ 18,5 đến 24,9).
Dưới đây là cách tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI):
BMI = Cân nặng/ (Chiều cao x Chiều cao)
Cách đánh giá chỉ số BMI:
- BMI < 18: người gầy
- BMI = 18,5 – 23: người bình thường
- BMI = 24 – 29,9: người béo phì độ I
- BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ II
- BMI > 35: người béo phì độ III
Vượt qua nỗi sợ béo phì và ung thư
- Giữ ổn định tâm lý: Tâm lý ổn định là điều kiện tốt để hệ miễn dịch tăng cao sức đề kháng với bệnh. Hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ chống trả thành công các yếu tố gây bệnh. Căng thẳng thần kinh, lo lắng chỉ góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo các bác sĩ, những người bệnh biết tự điều chỉnh lối sống, chịu khó suy nghĩ tích cực thì mới có khả năng giải quyết bệnh tận gốc.
- Liệu pháp về thực phẩm: Cần cố gắng thu nạp đủ chất dinh dưỡng và ăn ngon miệng. Bữa ăn cần được tăng cường rau củ, đậu, trái cây tươi đủ màu sắc để cung cấp đường đơn tự nhiên và các vitamin. Nên uống nhiều nước vì nước làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giúp thân hình trở nên thon thả hơn. Tránh dùng đường, hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia. Khi chế biến thức ăn, tránh chiên hay nướng thịt ở nhiệt độ quá cao vì khi đó các quá trình biến đổi thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư. Tốt nhất là hầm hoặc hấp thịt cùng rau củ quả để có những món ăn chất lượng, an toàn.
- Vận động thể thao: Vận động sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và quan trọng hơn là có thể kiểm soát được cân nặng cũng như lượng mỡ trong cơ thể. Chạy bộ là cách tập luyện gần gũi và phù hợp với hầu hết mọi người. Có thể bắt đầu bằng cách đơn giản nhất theo ba nguyên tắc là tập luyện dài hơn, chú ý cường độ và giữ vững tần suất.
– Tập luyện dài hơn: Chạy lâu hơn sẽ đốt nhiều calorie hơn. Khi chạy lâu hơn 90 phút, cơ thể sẽ dùng mỡ để làm nhiên liệu cho hoạt động. Cố gắng hoàn thành các bài chạy dài mỗi tuần. Một lợi ích khác là sự đốt mỡ vẫn diễn ra sau khi chạy 30-45 phút, giúp quá trình trao đổi chất được cải thiện rất nhiều.
– Chú ý cường độ: Các bài chạy nhanh sẽ giúp đốt nhiều calorie. Các bài tập sức mạnh trong phòng gym hay các bài chạy tốc độ cao ngắt quãng thường mang lại hiệu quả cao. Cố gắng mỗi tuần thực hiện một buổi tập cường độ cao phối hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
– Giữ vững tần suất: Tập luyện thường xuyên từ hai đến bốn buổi mỗi tuần sẽ giúp cải thiện nhịp tim cũng như quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn, đốt được nhiều calorie hơn trong hoạt động hằng ngày. Giữ vững nhịp độ tập luyện còn giúp hạn chế được chấn thương, kiểm soát cân nặng tốt hơn và hình thành thói quen tốt.