Thần thoại “khuấy biển sữa” có nguồn gốc từ sử thi cổ đại Ấn Độ, là đề tài được thể hiện phổ biến trong nghệ thuật tạo hình của các nước Đông Nam Á như trên tranh vẽ, phù điêu, tượng tròn… Đặc biệt, thần thoại này phổ biến như là mô-típ trang trí cho tường rào ngôi chùa Khmer ở miền Nam Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thần thoại này.
Khuấy biển sữa/ Samudra manthana (với nghĩa đen khuấy động đại dương) là một tình tiết nổi tiếng trong triết lý Hindu được kể trong cổ sự Bhagavata Purana, Mahabharata và trong cổ sự Vishnu Purana. Samudra manthana giải thích về nguồn gốc của amrita, mật hoa/ rượu tiên ban cho sự trường sinh bất tử.
Từ nguyên
- Sagara manthana – Sagara là một từ khác của Samudra, cả hai đều có nghĩa một vùng biển/đại dương hay vùng nước lớn.
- Kshirasagara manthana – Kshirasagara có nghĩa là biển sữa. Kshirasagara = Kshira (sữa) + Sagara (biển hoặc đại dương).
Truyền thuyết
Thần Indra, vị vua của Svarga, trong khi cưỡi con voi Airavata, tình cờ gặp nhà hiền triết Durvasa, người đã dâng tặng cho thần chiếc vòng hoa đặc biệt được một nữ thần trao gửi. Thần Indra chấp nhận món quà và đặt nó lên vòi của con voi như một thử nghiệm để chứng minh rằng thần không phải là một deva/ chư thiên vị kỷ. Con voi, biết rằng thần Indra không kiểm soát được bản ngã/cái tôi của nó, đã ném chiếc vòng hoa xuống đất.
Điều này khiến nhà hiền triết nổi giận vì vòng hoa là nơi cư ngụ của Sri (của cải, thịnh vượng/ vận mệnh, số phận) và được xem như là một prasada hoặc vật phẩm cúng dường trong tôn giáo/ tín ngưỡng. Durvasa nguyền rủa thần Indra và tất cả các deva/ chư thiên sẽ bị mất đi tất cả sức mạnh, năng lượng/ quyền năng và của cải/ vận mệnh.
Trong những trận chiến sau đó, các Deva/ chư thiên đều bị đánh bại và những Asura/ A tu la, dẫn đầu bởi Bali, dần dần giành quyền kiểm soát vũ trụ/ vạn vật. Các Deva/ chư thiên đã tìm kiếm sự giúp đỡ của thần Vishnu, vị thần đã khuyên họ nên ứng xử khôn khéo với các Asura. Các Deva đã thiết lập một liên minh với những Asura cùng khuấy động đại dương để tìm kiếm liều thuốc trường sinh bất tử và chia sẻ nó. Tuy nhiên, thần Vishnu nói cho các Deva/ chư thiên biết rằng mình sẽ sắp xếp để chỉ những chư thiên mới được sẻ chia những giọt thuốc trường sinh.
Việc khuấy động Biển Sữa là một quá trình phức tạp: Ngọn núi Mandara được sử dụng làm thanh khuấy, và con rắn Vasuki – một nagaraja ngự trên cổ của thần Shiva, trở thành sợi dây thừng khuấy động Biển Sữa.
Trong một số dị bản, thần Vishnu biết rằng con rắn Vasuki sẽ nôn ra ngọn lửa độc khi kéo và vặn, và do đó khuyên các chư thiên/ Deva giữ đuôi con rắn mà không cho họ biết lý do. Trước tiên, các chư thiên/ Deva giữ phần đầu của con rắn, trong khi Asura giữ phần đuôi con rắn. Các Asura nổi giận vì điều này vì phần dưới của một con vật là dơ bẩn/ ô uế, kém thanh khiết hơn phần đầu chúng. Họ khăng khăng giữ phần đầu của con rắn, và thần Vishnu đã mơ hồ khi nghĩ rằng tâm lý đảo chiều của thần là đúng như dự định.
Một số tranh vẽ về đề tài Khuấy biển sữa, Ấn Độ
Các Asura yêu cầu giữ phần đầu của con rắn, trong khi các Deva, nhận lời khuyên từ Vishnu, đã đồng ý giữ đuôi rắn. Khi ngọn núi được đặt trong đại dương, nó bắt đầu chìm xuống. Thần Vishnu, trong hóa thân Kurma (nghĩa đen là con rùa), đã đến giải cứu và chống ngọn núi trên mai rùa. Các Asura bị ngộ độc bởi hơi/ khói bốc khè ra từ rắn Vasuki. Mặc dù vậy, các Deva và Asura lần lượt kéo qua kéo lại thân thể con rắn, khiến ngọn núi xoay tròn, từ đó đại dương khuấy động.
Quá trình Samudra Manthana đã giải phóng một số thứ từ Biển Sữa. Trong số đó là chất độc gây chết người được biết đến như là Halahala. Tuy nhiên, trong một số dị bản khác về chuyện kể, chất độc thoát ra khỏi miệng của vị vua rắn khi quỷ và thần khuấy động đại dương. Điều này khiến các vị thần, quỷ khiếp sợ vì chất độc mạnh đến nỗi nó có thể phá hủy toàn bộ vạn vật. Các Deva khi đó đã cầu xin sự bảo vệ của thần Shiva. Thần Shiva đã nuốt lấy chất độc để bảo vệ ba cõi thế giới và điều này khiến cổ họng của thần như bị thiêu đốt.
Trong một số dị bản, khi uống độc chất, thần Shiva đã phải chịu đựng nỗi đau cùng cực, nhưng không thể chết đi, và điều này được Parvati – người phối ngẫu của thầnm trông thấy. Nữ thần ngay lập tức đặt tay lên cổ thần, ngăn không cho chất độc chảy trôi thêm nữa, và bởi Maya của nữ thần đã khiến nó ngưng đọng mãi mãi. Kết quả là cổ họng thần chuyển thành màu xanh dương và do đó thần được gọi là Neelakantha (người cổ xanh; “neela” = “xanh dương”, “kantha” = “cổ họng” trong tiếng Phạn).
Châu báu
Tất cả các loại thảo mộc đã được ném vào đại dương và 14 Ratnas (đá quý hoặc châu báu) giờ đây được giải phóng từ biển đại dương và được phân chia giữa các Asura và Deva. Mặc dù thông thường các Ratnas được liệt kê là 14, nhưng danh sách trong thánh thư dao động từ 9 đến 14 Ratnas. Hầu hết danh sách bao gồm: theo chất lượng của châu báu sản sinh từ Biển Sữa, chúng được thần Shiva (vì thần đã nuốt chất độc), thần Vishnu, Maha Rishi (cho Kamadhenu hoặc Surabhi) nhận lĩnh; điều này được đưa ra bởi Vishnu, Devas và Asura. Sau đây là ba kiểu loại Nữ thần hiện ra từ đại dương;
- Lakshmi: Devi/ nữ thần của vận mệnh và của cải đã chấp nhận thần Vishnu làm người phối ngẫu bất diệt của mình.
- Apsara: Các thiên nữ linh thiêng khác nhau như Rambha, Menaka, Punjisthala… đã chọn những Gandharva/ Càn Thát Bà làm người đồng hành với họ.
- Varuni: bị giữ lấy – có phần miễn cưỡng (nữ thần xuất hiện nhếch nhác và hay tranh cãi) – bởi những Asura.
Tương tự như vậy, 3 loại động vật siêu nhiên cũng hiện ra; đó là:
- Kamadhenu hoặc Surabhi (Phạn: kamadhuk): con bò ước, được thần Brahma lấy và đưa cho các nhà hiền triết để có bơ loãng lấy từ sữa bò sử dụng cho Yajna và các nghi lễ tương tự.
- Airavata và một số con voi khác, được lấy bởi Indra.
- Uchhaishravas: con ngựa bảy đầu thần thánh, được trao cho Bali.
3 vật có giá trị cũng được sản sinh:
- Kaustubha: viên ngọc thiêng có giá trị nhất trên thế giới, được đeo bởi thần Vishnu.
- Parijata: cây hoa thần thánh với những bông hoa không bao giờ tàn phai hay héo, được đưa đến Indraloka bởi các Deva.
- Sharanga: cánh cung quyền năng, được trao cho vị chúa tể Vishnu.
Ngoài ra, còn sản sinh ra:
- Chandra: mặt trăng được trang trí trên đầu thần Shiva.
- Dhanvantari: “Người thầy thuốc/ Vaidya của các Deva” cùng với amrita, rượu thiêng của sự bất tử (Đôi khi, được coi là hai Ratna riêng biệt).
- Halahala: chất độc bị thần Shiva nuốt chửng.
Danh sách này thay đổi từ cổ sự/ Purana này đến cổ sự/ Purana khác và cũng hơi khác biệt trong Ramayana và Mahabharata. Danh sách được hoàn thiện bằng cách thêm các Ratna/ châu báu sau:
- Shankha: ốc xà cừ của thần Vishnu
- Jyestha: nữ thần của sự bất hạnh
- Chiếc ô được lấy bởi Varuna
- Đôi hoa tai được trao cho Aditi, bởi con trai cô, thần Indra
- Kalpavriksha: một cây ước thiêng
- Nidra hoặc sự lười biếng/ uể oải/ chậm chạp
Thuốc trường sinh amrita
Cuối cùng, Dhanvantari, vị thầy thuốc cõi trời, nổi lên với một chiếc bình chứa amrta, thuốc trường sinh thần thánh, và cuộc giao tranh ác liệt diễn ra giữa các Deva và Asura vì nó. Để bảo vệ nó khỏi những Asura, chim thần Garuda đã cắp lấy chiếc bình và bay ra khỏi cuộc giao chiến.
Các Deva đã khẩn cầu thần Vishnu, người hóa thân thành Mohini và, như một thiết nữ xinh đẹp đã mê hoặc và đánh lạc hướng các Asura; sau đó, cô lấy amrita và phân phát nó cho các Deva uống lấy nó. Một Asura tên là Rahuketu cải trang thành một deva và lén uống thuốc trường sinh. Do bản chất phát sáng của chúng, thần Mặt trời Surya và thần mặt trăng Chandra đã chú ý đến sự ngụy trang này.
- Xem thêm: Đặc sắc những chiếc đèn đất nung Diya
Họ thông báo cho Mohini, trước khi thuốc trường sinh có thể chảy trôi qua cổ họng của Asura, đầu Asura đã bị cắt đứt lìa bằng chiếc dĩa của thần – luân xa Sudarshana. Từ đó, chiếc đầu của Asura được gọi là Rahu và phần cơ thể bên dưới gọi là Ketu, cả hai sau này trở thành những hành tinh. Câu chuyện kết thúc với việc các Deva trẻ lại đánh bại/ chiến thắng các Asura.
Nguồn gốc của Kumbha Mela
Kumbh Mela hoặc Kumbha Mela là một sự kiện hành hương chính và lễ hội lớn trong Hindu giáo. Nó được tổ chức theo chu kỳ 12 năm tại 4 địa điểm hành hương dọc bờ sông: ngã ba sông Prayagraj (sông Sarasvati tách từ sông Hằng-Yamuna, còn được gọi là TriveniSangam), Haridwar (Ganges), Nashik (Godavari) và Ujjain (Ship). Lễ hội được đánh dấu bằng nghi thức ngâm mình trong nước, người ta tin rằng tắm ở những con sông này là một phương tiện để chuộc tội, đền tội cho những sai lầm trong quá khứ, và nó sẽ gột rửa tội lỗi của họ.
Thần học Hindu giáo thời trung cổ mở rộng truyền thuyết này cho rằng trong khi các Deva mang amrita ra khỏi các Asura, một số giọt thuốc trường sinh rơi xuống bốn nơi khác nhau trên Trái đất: Haridwar, Prayaga (Prayagraj), Trimbak (Nashik) và Ujjain. Theo truyền thuyết, những nơi này có được một sức mạnh thần bí và giá trị tinh thần nhất định. Một Kumbh Mela được tổ chức/ cử hành tại 4 nơi này cứ sau mười hai năm là vì lý do này. Người ta tin rằng sau khi tắm ở đó trong suốt Kumbha mela, người ta có thể đạt được moksha/ giải thoát.
Trong khi một số thư tịch cổ xưa, bao gồm các Purana/ cổ sự khác nhau, đề cập đến truyền thuyết Samudra Manthana, không ai trong số chúng đề cập đến sự rơi/ đổ amrita tại bốn nơi. Cả hai văn bản này đều không đề cập đến Kumbha Mela. Do đó, nhiều học giả, bao gồm R. B. Bhattacharya, D. P. Dubey và Kama Maclean, tin rằng truyền thuyết Samudra Manthana đã được áp dụng cho Kumbha Mela gần đây, để thể hiện thẩm quyền kinh tạng cho mela.
Thần thoại đối chiếu/ so sánh
Thần thoại này đã được phân tích một cách tương đối bởi Georges Dumézil, người đã kết nối nó với nhiều thần thoại Ấn-Âu và thậm chí cả truyền thuyết thời Trung cổ châu Âu về Chén Thánh, tái tạo một thần thoại ban đầu/ nguyên mẫu (“chu kỳ ambrosia” hay “chu kỳ của rượu mật ong”) về một vị thần lừa đảo đánh cắp thức uống trường sinh bất tử cho nhân loại nhưng thất bại trong việc giải thoát con người khỏi cái chết.
Dumézil sau đó đã từ bỏ luận thuyết của mình, nhưng cốt lõi của ý tưởng đã được Jarich Oosten đưa ra, người có những điểm tương đồng với Hymiskviða. Trong bài thơ Old Norse này, rượu mật ong linh thiêng được chuẩn bị bằng cách kết hợp với các vị thần và những người khổng lồ (người có thể tương ứng với Deva và Asura), với các vị thần cuối cùng đã giành lấy được thức uống thiêng liêng; và con rắn Jormungandr thay thế cho Vasuki, mặc dù vai trò của nó trong câu chuyện là khác nhau.