Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
14/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Vì sao người Đức bị vuột tay trong việc chế tạo bom nguyên tử?

Đinh Công Thành Đăng bởi Đinh Công Thành
12/12/2021
Trong Tư liệu
Vì sao người Đức bị vuột tay trong việc chế tạo bom nguyên tử? - 1

Hiroshima, ngày 6-8-1945

Share on Facebook

Đúng 75 năm trước, ngày 6-8-1945, Hoa Kỳ đã ném xuống Hiroshima quả bom nguyên tử đầu tiên, kết thúc Thế chiến thứ hai. Nhưng năng lượng nguyên tử đã được Einstein khám phá vào năm 1902 với công thức trứ danh E=MC2, và chất phóng xạ đã được Henry Becquerel phát hiện từ trước đó nữa, vào năm 1896. Vì cớ gì mà các nhà bác học Đức cứ loay hoay mãi, không tạo ra được quả bom nguyên tử đầu tiên, để cho nước Mỹ qua mặt và lên ngôi bá chủ thế giới? Bài viết sau đây của nhà báo Tom Siegfried tiết lộ bí ẩn lịch sử ly kỳ này.

Bom nguyên tử đã nhanh chóng kết thúc Thế chiến thứ hai, nhưng lại khởi đầu cho một kiểu xung đột khác: Chiến tranh lạnh đe dọa tiêu diệt cả loài người bằng vũ khí hạt nhân. Vì thế, có thể hiểu được rằng vào ngày kỷ niệm 75 năm quả bom đầu tiên tàn phá Hiroshima (6-8-1945) nhiều người có khuynh hướng nhắm vào những biến cố địa-chính trị xảy ra sau đó mấy chục năm. Nhưng cũng cần phải nghĩ đến câu chuyện khoa học ly kỳ dẫn đến sự ra đời của quả bom nguyên tử.

Thật không dễ xác định câu chuyện bắt đầu từ đâu. Phân hạch hạt nhân – nguồn gốc năng lượng của quả bom – được khám phá vào năm 1938, chưa đầy 7 năm trước sự kiện Hiroshima. Nhưng khoa học nằm sau năng lượng hạt nhân lại xuất phát từ mấy chục năm trước đó. Có thể nói là năm 1905, khi Einstein tiết lộ cho thế giới biết công thức lừng danh E=Mc2. Hay đúng hơn là năm 1896, lúc Henri Becquerel khám phá ra chất phóng xạ. Nó tiết lộ một loại năng lượng mới khổng lồ ẩn nấp bên trong những hạt cực nhỏ tạo ra vật chất, những thành phần làm nên nguyên tử.

Dù thế nào, khi khoa học bắt đầu hiểu được thế giới nằm bên dưới nguyên tử, không sức mạnh nào có thể ngăn chặn được sự hiểu biết của con người về năng lượng nguyên tử. Nhưng con đường đi từ khoa học cơ bản cho đến quả bom không phải là con đường thẳng! Chẳng có cái gì rõ ràng cho thấy là năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng trong quân sự hay bất cứ chuyện gì khác có giá trị.

Viết trên tạp chí Science News Bulletin vào năm 1921, nhà vật lý học Robert Millikan nói rằng 1 gram radium, khi phân hủy thành chì sẽ phát ra năng lượng cao gấp 300.000 lần đốt cháy 1 gram than. “Nhưng đừng lo!”, ông nói. Bởi vì gom khắp thế giới cũng chưa tìm đủ được một “hạt bắp” chất radium! Nhưng hãy coi chừng: có thể nói trước rằng nguồn năng lượng này cũng có thể tích chứa trong các nguyên tử không phóng xạ!

Năm 1923, biên tập viên Edwin Slosson của tạp chí Science News-letter (tiền thân của tạp chí Science News hiện nay) cũng lưu ý rằng “mọi nguyên tố đều tích chứa năng lượng như thế nếu ta biết cách giải phóng nó”. Nhưng ông cũng phải công nhận: “Các nhà khoa học còn chưa có thể làm được điều này, ngoại trừ việc có năng lượng lớn hơn từ một nguồn khác!”  Khi đó, các nhà vật lý học cho rằng năng lượng khổng lồ của nguyên tử được tích trữ trong hạt nhân của nó: khám phá của Ernest Rutherford năm 1911. Nhưng thu được nó để sử dụng là chuyện không tưởng, ít nhất là đối với Ernest Rutherford, khi ông nói vào năm 1933: “Bất cứ ai muốn khai thác năng lượng hạt nhân này đều giống như kẻ nói chuyện với mặt trăng!”.

Vì sao người Đức bị vuột tay trong việc chế tạo bom nguyên tử? - 3
James Chadwick

Nhưng trước đó một năm, công cụ để khai thác được năng lượng hạt nhân đã được tìm thấy bởi một người Anh tên là James Chadwick (1891-1974)! Đó là hạt neutron còn nhỏ hơn nguyên tử! Không mang điện tích, nó là viên đạn lý tưởng để bắn vào hạt nhân, mà không bị điện trường âm của vành hay dương của lõi nguyên tử tống ra ngoài. Khi bị hạt neutron bắn trúng, hạt nhân sẽ bị chấn động ngay rồi vỡ tung! Thí nghiệm này đã từng được Enrico Fermi tại Ý thực hiện trên hạt nhân uranium, khiến cho nó bị vỡ ra. Nhưng ông lại không biết, mà nghĩ rằng mình chỉ tạo ra được một hạt mới nặng hơn với số lượng 93 (proton) trong khi uranium chỉ có 92!

Chẳng ai đồng ý! Nhà hóa học vật lý người Đức Ida Noddack nói  rằng chứng cớ không thuyết phục và có thể Fermi đã tạo ra những hạt mới nhẹ hơn vì là những mảnh vụn của uranium vỡ ra! Nhưng bà đang thách thức trí thông minh của nhân loại thời đó, khi nhà hóa học người Đức Otto Hans một năm sau đó viết rằng: “Ý tưởng đập vỡ nhân nguyên tử uranium thành những mảnh nhỏ hơn là hoàn toàn không tưởng với các quy luật của vật lý nguyên tử! Đập vỡ hạt nhân nguyên tử nặng thành những hạt nhẹ hơn là chuyện hoàn toàn bất khả thi”.

Thế nhưng Hans và nhà vật lý học người Áo Lise Meitner vẫn tiếp tục dùng hạt neutron “oanh tạc” vào uranium, tạo ra cái mà họ tin là những “nguyên tố mới”. Chẳng bao lâu sau, Lise Meitner từ Đức bỏ chạy sang Thụy Điển để trốn phát xít Đức đang truy sát người Do Thái. Otto Hans vẫn tiếp tục công việc với nhà hóa học Fritz Strassmann. Tháng 12-1938, họ tìm thấy một nguyên tố và nghĩ đó là radium vì không thể phân biệt được với barium. Thực ra, đó chính là barium. Họ không thể giải thích được lý do tại sao.

  • Xem thêm: Bí mật bom nguyên tử Mỹ đã bị rò rỉ như thế nào?

Otto Hans viết thư kể lại cho Meitner, ông này bàn bạc với người cháu tên Otto Frisch, nhà vật lý học đang nghiên cứu tại Viện Niels Bohr ở Copenhaguen, Đan Mạch. Lise Meitner và Frisch mường tượng điều đang xảy ra: hạt neutron đã phá vỡ được uranium! Barium là một trong những mảnh vụn kết quả. Frisch kể với Bohr và cùng lúc bàn bạc chuyện kiếm tàu vượt biên sang Mỹ, trốn chạy phát xít Đức. Ông này nghĩ ngay đến chuyện phá vỡ được hạt nhân, xác tín niềm tin hạt nhân nguyên tử giống như một giọt chất lỏng.

Khi đến được Hoa Kỳ, Bohr cộng tác với John Archibald Wheeler, thuộc Đại học Princeton và giải thích về quy trình “chẻ đôi” (fission) hạt nhân. Cả hai nhanh chóng phát hiện ra rằng uranium 235 dễ chẻ hơn loại uranium thô 238 lấy từ quặng mỏ. Phân tích của họ cho thấy nguyên tố số 94 chưa tìm thấy cũng có thể “chẻ” được rất dễ dàng! Kết quả nghiên cứu của họ được công bố trong một bài báo khoa học vào ngày 1-9-1939, đúng lúc Hitler tấn công vào Ba Lan. Thế chiến thứ hai bùng nổ.

Vì sao người Đức bị vuột tay trong việc chế tạo bom nguyên tử? - 2
Niel Bohr và John Archibald Wheeler

Trong khoảng thời gian từ lúc Bohr đặt chân đến Hoa Kỳ vào tháng 1-1939 cho đến khi bài báo viết chung với Wheeler được công bố, tin tức về việc “chẻ đôi được hạt nhân nguyên tử” đã làm chấn động cộng đồng khoa học toàn cầu. Chẳng hạn, cuối tháng 1, danh từ fission (phân hạch) đã đến được Đại học Berkeley, nơi làm việc của nhà vật lý học hàng đầu nước Mỹ J. Robert Oppenheimer.

Trong số các giáo sư trẻ tại đây biết được từ ngữ fission có Glenn Seaborg. Năm 1941, ông này thấy rằng nguyên tố số 94 mà Bohr và Wheeler đã từng tiên đoán chính là plutonium. Seaborg kể lại trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1997: “Thoạt tiên Oppenheimer không tin có thể chẻ được hạt nhân nguyên tử. Nhưng chỉ sau mấy phút, ông nghĩ ngay là có thể được! Nó làm cho tất cả mọi người đều kinh ngạc”.

Sau giây phút kinh ngạc ban đầu, các nhà vật lý học đều nhanh chóng hiểu ra rằng phản ứng phân hạch là chìa khóa để mở kho chứa năng lượng khổng lồ bên trong nguyên tử. Nhà vật lý học Hans Bethe nói trong cuộc phỏng vấn vào năm 1997: “Nhiều người xác nhận rằng thực ra, khi oanh tạc uranium bằng neutron, đặc biệt là neutron tốc độ chậm, tiến trình xảy ra sẽ giải tỏa một năng lượng khủng khiếp. Chẳng bao lâu sau, ai ai cũng nghĩ đến ứng dụng nó cho quân sự”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1985, Wheeler nói: “Đe dọa của chiến tranh đến càng lúc càng gần hơn. Không thể không nghĩ chuyện này (phân hạch) sẽ dẫn đến một biến cố lớn trong cuộc chiến. Đầu năm 1939, một hội nghị của các nhà vật lý học để bàn về fission đều đi đến thống nhất: chế tạo một quả bom hạt nhân là hoàn toàn khả dĩ!”

Lo sợ người Đức sẽ ra tay chế tạo bom hạt nhân sớm hơn đã khiến cho Einstein phải viết một bức thư gởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào tháng 8-1939. Từ đó dẫn đến Dự án Manhattan. Rõ ràng là chế tạo một quả bom phân hạch đòi hỏi phải tạo ra một phản ứng dây chuyền. Quy trình phân hạch cần phải tự mình giải tỏa neutron để nó tiếp tục bắn vào những hạt uranium khác.

Vì sao người Đức bị vuột tay trong việc chế tạo bom nguyên tử? - 4
Enrico Fermi

Vào tháng 12-1942, Enrico Fermi (1901-1954) lãnh đạo một nhóm nghiên cứu tại Đại học Chicago chứng minh có thể duy trì được phản ứng nổ dây chuyền bằng một khối lượng tới hạn (masse critique). Sau đó việc chế tạo quả bom nguyên tử được tiến hành tại Los Alamos, bang New Mexico, dưới quyền điều khiển của Robert Oppenheimer.

Thoạt tiên, các nhà khoa học không tin quả bom có thể hoàn nhanh để kịp sử dụng cho chiến tranh. Chẳng hạn, Bethe chỉ lo chú tâm vào radar: “Tôi xem toàn bộ dự án này chỉ là một việc làm lãng phí thời gian. Tôi nghĩ nó chẳng hữu ích gì cho cuộc chiến tranh”. Nhưng đến tháng 4-1943, Robert Oppenheimer đã tuyển được chính Bethe vào làm việc với mình tại Los Alamos! Đến lúc này, phần khoa học đã hoàn chỉnh và con đường thiết kế-chế tạo quả bom chỉ cần đi thẳng một mạch! Bethe kể: “Tất cả cái mà chúng tôi phải làm là tìm ra những khó khăn ngoài dự kiến”.

  • Xem thêm: Ngỡ ngàng nghệ thuật sắp đặt về hình ảnh bom nguyên tử làm từ nấm

Cuối cùng, quả bom đầu tiên đã được cho nổ thử nghiệm tại Alamogordo vào tháng 7-1945, khoảng 3 tuần lễ trước khi quả bom ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Đó là một thứ vũ khí khủng khiếp hơn bất cứ thứ gì khác mà nhân loại đã từng gặp phải hay tưởng tượng ra và khoa học phải chịu trách nhiệm. Nhưng chỉ có thể bởi vì khoa học đã hiểu được thiên nhiên sâu xa hơn trước đây. Ban đầu, không ai biết sự hiểu biết đó sẽ dẫn con người đi đến đâu.

Tuyệt đối không có ai nhìn thấy trước việc khám phá ra chất phóng xạ hay hạt nhân nguyên tử và cả hạt neutron sẽ dẫn đến khả năng chế tạo được vũ khí giết người hàng loạt. Thế nhưng khi đã hiểu được rồi thì việc chế tạo ra bom là không thể nào tránh được.

Sau khi Đức đầu hàng trong Thế chiến thứ hai, Đồng minh bắt giữ một số nhà khoa học hàng đầu của Đức, trong đó có cả Werner Heisenberg, người lãnh đạo dự án chế tạo bom của Hitler và đặt máy nghe lén họ nói chuyện với nhau! Rõ ràng người Đức thất bại vì họ không nghĩ là có thể được. Nhưng sau khi nghe tin quả bom ném xuống Hiroshima, Werner Heisenberg đã nhanh chóng nghĩ ra cách làm sao chế tạo được nó!

Một khi nhà khoa học biết chắc chuyện gì đó có thể xảy ra được, sẽ rất dễ dàng cho họ thực hiện. Trong trường hợp của bom nguyên tử, nghiên cứu cơ bản tìm kiếm những bí mật của thiên nhiên đã khởi động ra một chuỗi kiến thức mới không thể nào kiểm soát được. Vì thế, đám mây hình nấm là biểu tượng của một trong những thành công khủng khiếp nhất của khoa học.

Từ khoá: bom nguyên tửKTNN 1086năng lượng hạt nhânnăng lượng nguyên tửphóng xạ
Bài trước đó

‘Chòi canh’ thời hiện đại

Bài kế tiếp

Tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Thùy Tiên: ‘Nói hoa hậu là một nghề thì cũng không sai’

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
Tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Thùy Tiên: ‘Nói hoa hậu là một nghề thì cũng không sai’

Tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Thùy Tiên: 'Nói hoa hậu là một nghề thì cũng không sai'

MỚICẬP NHẬT

Doanh nghiệp Đức
Cần biết

Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

Đăng bởi Trâm Anh
14/05/2025

Bất chấp những biến động toàn cầu và thách thức nội tại, cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam...

Xem thêmDetails
Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

13/05/2025
Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc - 1

Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc

13/05/2025
Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

13/05/2025
Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn - Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn – Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    155 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Sống lại những nền văn hóa cổ

    173 chia sẻ
    Chia sẻ 69 Tweet 43
  • Tranh cổ động về biển đảo

    186 chia sẻ
    Chia sẻ 74 Tweet 47
  • Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc

    152 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.