Đó có vẻ là suy nghĩ của người Việt Nam về âm lượng. Người phương Tây thường không nghĩ vậy. Đó có vẻ là suy nghĩ của người Việt Nam về âm lượng. Người phương Tây thường không nghĩ vậy.
Tôi luôn ngạc nhiên khi nghe mọi người quanh mình nói chuyện to đến mức tôi có thể nghe và hiểu rõ từng từ. Khi những người phương Tây nói chuyện với nhau, giọng họ chỉ to vừa đủ nghe và không làm phiền đến người khác. Những người nói quá lớn thường được gọi là người “to mồm” và đây chắc chắn không phải là một lời khen. Nói năng nhỏ nhẹ mới được xem là lịch sự. Ở ViệtNam, tôi thường nghe nhiều lời phàn nàn, bình luận của những người ngồi gần mình. Họ bình phẩm về bề ngoài của người khác, về kích cỡ, khổ người, quần áo,… Họ nói to đến mức ai cũng nghe rõ. Âm lượng đâu cần thiết phải to đến thế. Trẻ em phương Tây được dạy cách nói năng nhỏ nhẹ, để ý xem mình có làm phiền người xung quanh không từ khi còn nhỏ. Nói chuyện điện thoại cũng không cần thiết phải nói quá âm lượng cần thiết. Trong khi đó, tôi thấy rất ít người ViệtNamnói chuyện nhỏ khi nhận hoặc gọi điện thoại. Thậm chí họ còn không buồn xin lỗi mọi người xung quanh khi đang trong phòng họp.
Người phương Tây thường giảm âm lượng khi trò chuyện qua điện thoại ở chỗ công cộng. Tôi nghĩ có hai lý do. Thứ nhất là họ tôn trọng người xung quanh. Thứ hai họ thấy cần nói nhỏ, đó là sự riêng tư. Với người ViệtNam, sự riêng tư thường không được để ý đến và cũng không nhiều người quan tâm đến sự yên tĩnh của người khác.
Theo kinh nghiệm của tôi, có vẻ như người ViệtNamkhông quen với sự yên tĩnh chút nào. Những người bạn Việt Nam thường bảo với tôi rằng họ nhớ tiếng ồn ào của TP.HCM mỗi khi lên Đà Lạt. Ngôi nhà của tôi thường yên tĩnh vì gia đình tôi không có nhiều thế hệ sống cùng như các gia đình Việt Nam. Một người bạn của tôi nói rằng cô ấy cảm thấy khó ngủ vì ngôi nhà yên tĩnh quá khiến cho cô ấy thấy sờ sợ. Một lần đi du lịch bằng xe lửa, tôi cũng quan sát thấy người ta không thích sự yên tĩnh. Toa toàn chở một nhóm du khách ViệtNamlàm cùng công ty đi du lịch. Họ vô cùng hào hứng nói chuyện, mở nhạc ầm ĩ suốt thời gian trên tàu. Chúng tôi, bốn người nước ngoài, hy vọng được yên tĩnh để ngắm cảnh đẹp nhưng không được. Khi họ bắt đầu mang thức ăn ra, chúng tôi thở phào nghĩ rằng đã đến lúc mình được yên tĩnh một lúc. Nhưng dự đoán này đã sai! Tất nhiên họ không thể nói nhiều khi đang ăn, thế nhưng một người phụ nữ bỗng dưng nổi hứng đập hai chiếc đĩa vào nhau để tạo âm thanh khi thấy không khí bỗng dưng yên ắng quá, mặc dù vẫn có tiếng nhạc!
Tôi từng đi picnic trong những cánh rừng ở Đà Lạt và vô cùng ngạc nhiên khi nghe tiếng nhạc ồn ào và những tiếng la hét. Tôi cũng thấy trong các cửa hàng họ ưa thích sự ồn ào. Tiếng nhạc mở hết cỡ vang ra tận ngoài đường khiến người đi đường phải ngoái đầu lại nhìn. Tôi tự hỏi không hiểu sao họ phải làm vậy vì tiếng nhạc ầm ĩ đâu giúp họ bán được nhiều hàng mà cũng không tạo ra môi trường làm việc tốt cho những người bán hàng. Liệu có phải người ViệtNamđã quen với sự ồn ào nên nếu nói nhỏ họ sẽ không nghe rõ? Tiếng ồn ào càng nhiều, người ta lại càng phải nói to hoặc tạo ra các âm thanh lớn hơn. Đường phố lúc nào cũng tràn ngập tiếng còi, tiếng xe, tiếng nhạc của các shop quần áo và tiếng mọi người nói chuyện, la hét. Ví dụ tồi tệ nhất là có lần tôi gặp một chiếc xe tải chở các con thú biểu diễn cho một rạp xiếc với tiếng loa giới thiệu và tiếng nhạc huyên náo. Động vật rất nhạy cảm và tôi chắc rằng sự ồn ào đó sẽ khiến chúng hoảng.
Ở phương Tây chúng tôi có quy định rất rõ ràng về mức độ ồn cho phép và thời gian được gây tiếng ồn trong ngày. Có vẻ như ViệtNamchưa có các quy định này nhưng tôi chắc rằng những quy định này sẽ có lợi cho cuộc sống và sức khỏe của các bạn. Người phương Tây có câu thành ngữ “Ồn đến mức bạn không còn nghe nổi ý nghĩ của chính mình”. Tôi nghĩ đó là vấn đề ở ViệtNam.
Lê Tâm dịch