Trong lịch sử nhân loại, vì nhiều lý do khác nhau, con người đã không ít lần tính chuyện làm thay đổi thời tiết. Với những ý tưởng và biện pháp táo bạo gần như không tưởng.
Bắn súng chặn mưa đá
Một cơn mưa đá có thể dễ dàng phá hủy các cánh đồng hoa màu. Ngay cả trong thời cổ đại, một số người nhận ra rằng họ không thể cầu nguyện để tránh mưa đá. Trên thực tế, bộ luật của người La Mã cổ đại có tên là “12 Chiếc Bàn” đã ngăn cấm chuyện mê tín trong cuộc chiến chống mưa đá. Mặc dù vậy về mặt kỹ thuật, nó đã không nói bất cứ điều gì về cuộc chiến chống mưa đá với vũ khí và âm thanh.
Điều này bắt đầu cho một truyền thống, bất chấp luật pháp để ngăn chặn người dân hành động như vậy. Năm 789, Charlemagne (còn gọi là Charles Đại đế), vua của người Franks, đã cấm dân chúng rung chuông nhà thờ và bày biện các bàn cầu nguyện mỗi khi có mưa đá.
Sau đó, người ta chuyển sang bắn những mũi tên vào các đám mây. Khi thuốc súng trở nên phổ biến, súng đại bác, súng hỏa mai và súng trường đã được sử dụng. Năm 1750, Đế quốc Áo quy định này là hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên đến năm 1886, nước Áo dường như đã bỏ lệnh và họ tiến hành các thí nghiệm chống mưa đá bằng cách bắn những khẩu súng cối lớn vào các đám mây.
Trồng rừng và đốt rừng lặp đi lặp lại
Năm 1836, James Pollard Espy, nhà khí tượng học chính thức đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ, đã nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để gây ra bão: đốt lửa. Lý thuyết của ông là những cơn bão được tạo ra bởi những luồng khí nóng bốc lên trong các cột không khí (từ đó tạo ra mưa).
Ông muốn có một khu rừng trải dài từ bắc xuống nam ở miền tây nước Mỹ. Các khu vực này có thể bị đem đốt cháy nếu các nông dân yêu cầu có mưa. Ý tưởng này đã bị chính phủ bác bỏ mặc dù ông có yêu cầu cung cấp một đoạn đường dài 966km (600 dặm) để sử dụng làm thử nghiệm. Một số nhà khoa học nói rằng các vụ cháy rừng xảy ra mọi lúc mà không tạo ra mưa, do đó điều này cũng chẳng giúp ích gì trong trường hợp của ông ta.
Tuy nhiên, một số người cho rằng phương pháp của Espy có thể sẽ thành công và trao quyền cho chính phủ liên bang kiểm soát thời tiết. Thượng nghị sĩ John Crittenden ở Kentucky nói rằng, “Và nếu ông ta sở hữu quyền lực tạo ra mưa, ông ta cũng có thể sở hữu quyền lực duy trì nó”.
Về cơ bản, không ít người nghĩ Espy có thể sẽ biến thành một nhà độc quyền điên rồ về thời tiết nếu có sự chấp thuận của chính phủ.
Đốt tiền của nhà nước
Ít nhất có một người đã được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ tiền để thực hiện các thí nghiệm thời tiết của mình. Tháng 8.1891, Robert St. George Dyrenforth đã tới Midland, Texas, với một kho vũ khí trị giá 9.000 đô la, bao gồm những con diều khổng lồ, bong bóng bay cao 3 đến 6m, các súng cối, sáu thùng thuốc nổ, và 230kg oxit mangan.
Kế hoạch: Thổi bay bầu trời với những con diều và bóng bay nổ tung.
Ban đầu, mọi thứ diễn ra tốt đẹp vì không có tờ báo lớn nào gửi phóng viên đến kiểm tra Dyrenforth. Ông ta đã tranh thủ được sự tín nhiệm về làm mưa xảy ra ở xa khu vực của mình và thậm chí cả những cơn mưa rào do Cục Khí tượng dự đoán. Tờ Sun mô tả đó là một thành công lớn, mặc dù chưa bao giờ xảy ra.
Năm 1892, Quốc hội đã cho Dyrenforth thêm 10.000 đô la, nhưng vận may của ông đã hết. Vào tháng 10.1892, các vụ nổ của ông đã diễn ra vào ban đêm ở Washington, DC, tại khu vực xung quanh Fort Myer, hành động này không gây được chút động tĩnh gì trong cộng đồng dân cư đa dạng ngoại trừ “những lời báng bổ từ 17 thứ ngôn ngữ khác nhau”.
Đến tháng 12, Dyrenforth chuyển đến Texas. Ở đó, các phương tiện truyền thông bắt đầu chống lại ông. Một tờ báo ở San Antonio viết rằng các kế hoạch của ông đã “vọt đi như tên lửa và rớt xuống giống như một cái que”. Sau đó, Quốc hội đã từ chối cấp cho ông 5.000 đô la còn lại trong ngân sách, kết thúc cuộc phiêu lưu của ông.
Súng làm mưa
Súng Steiger Vortex, được thiết kế bởi Albert Steiger, là một thiết bị kim loại cao 5m có hình dạng như một cây kem hình nón. Súng được thiết kế để tạo ra các rung động phá hủy mưa đá và tạo ra mưa. Nó được sử dụng ở Áo để bảo vệ các vùng trồng nho.
Clement Wragge, một nhà khí tượng học của chính phủ ở Úc, đã cảm thấy rất ấn tượng về điều này và ông quyết định đưa công nghệ này trở về quê hương mình. Sáu khẩu súng đã được lắp đặt ở Charleville vào tháng 9.1902. Mặc dù những cây súng đã bắn liên tục trong khoảng thời gian hai phút, nhưng không có trận mưa nào được tạo ra. Trên thực tế, điều duy nhất làm nản chí đó là nghề nghiệp của Wragge thuộc ngành khí tượng học.
Làm chảy các mũ băng
Trong thời đại của những lo lắng về biến đổi khí hậu, chúng ta thường được nói rằng nên quan tâm đến sự tan chảy của các mũ băng và các cực. Tuy nhiên, trở lại thời trước, người ta vẫn muốn tuyên bố một cuộc chiến triệt để về những vấn đề này.
Viết trong tờ The Atlantic Monthly năm 1877, N.S. Shaler rất căm ghét đối với những vùng cực, mô tả thời tiết lạnh lẽo mà địa phương này mang đến là “tàn nhẫn như rợ Huns, giết chóc tất cả các sinh vật của mùa hè như bọn man rợ”.
Theo ý kiến của ông ta, người ta cần phải đổi hướng lại dòng hải lưu Kuroshio ấm áp của Thái Bình Dương đi qua eo biển Bering. Điều này sẽ khiến nhiệt độ Bắc cực tăng 16,67oC và người ta sẽ không phải đối phó với mùa đông ở Bắc Mỹ nữa.
Dịch chuyển Trái đất
Cuối năm 1912, Bắc Cực và Nam Cực vẫn bị xem như kẻ thù. Theo tờ New York Times, “chúng ta cần chấm dứt mối đe dọa về tảng băng trôi”. Tàu Titanic đã bị chìm vào tháng Tư năm đó, vì vậy có lẽ sự thù địch là điều dễ hiểu. Carroll Livingston Riker, một kỹ sư đến từ New York, đã có một kế hoạch trị giá 190 triệu đô la.
Ông muốn định hướng lại dòng hải lưu Gulf Stream bằng cách xây dựng một cầu tàu dài 320km (200 dặm) về phía Đông tính từ Newfoundland. Điều này sẽ cản trở dòng Labrador lạnh lẽo và di chuyển nó về phía Đông để gặp Gulf Stream (đang di chuyển về phía Bắc) trong vùng nước sâu. Cầu tàu sẽ có 9m (30 ft) đá trên bề mặt nó.
Nước ấm nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nước ấm sẽ có thể đi xa hơn khoảng 645km (400 dặm) về phía Bắc để làm ấm những dòng nước đó. Theo lý luận của Riker, điều này sẽ làm tan chảy lớp băng nặng của Greenland và làm dịch chuyển trục Trái đất. Tuy nhiên, không có gì xảy ra từ những kế hoạch này, và các vùng cực vẫn an toàn.
Giải pháp hạt nhân
Năm 1945, Julian Huxley, người đồng sáng lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), đã phát biểu tại một hội nghị ở Madison Square Garden về việc sử dụng bom hạt nhân làm “thuốc nổ nguyên tử (để) tạo cảnh quan cho Trái đất” (làm tan chảy mũ băng vùng cực).
Điều này cực kỳ không phù hợp vì hai lý do. Thứ nhất, Mỹ vừa thả hai quả bom hạt nhân vào Nhật Bản, giết chết hơn 100.000 người. Thứ hai, hội nghị này thuộc về về kiểm soát vũ khí, khiến người ta ngờ rằng những người tham gia muốn thả thêm những trái bom hạt nhân khác.
Xây một con đập khổng lồ
Mặc dù nước Nga là một vùng đất rộng lớn, rất nhiều khu vực trong số đó được bao phủ trong băng hoặc không thể chịu được do cực kỳ lạnh giá. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã lên kế hoạch xây dựng một con đập khổng lồ từ bờ biển phía đông của họ đến Alaska. Đây là một nỗ lực khác để hướng Dòng hải lưu Gulf Stream lên phía bắc và làm ấm Bắc Cực. Trong trường hợp này, nó sẽ mở ra nhiều vùng đất hơn cho Liên Xô sử dụng.
Thậm chí điên rồ hơn, người Mỹ gần như đồng ý với kế hoạch này mặc dù đang ở giữa thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Liên Xô cho rằng mọi người đều có thể được hưởng lợi từ khí hậu ấm áp hơn. Ý tưởng đã được đưa lên tờ “Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử”, họ đã đưa ra vấn đề trong các cuộc tranh luận tổng thống năm 1960.
Thượng nghị sĩ thời bấy giờ là John F. Kennedy đã trả lời rằng đó là “một điều chắc chắn có giá trị để khám phá” trong bối cảnh hợp tác lớn hơn.
Vụ trộm mây vĩ đại
Năm 2018, Iran đã cáo buộc Israel ăn cắp nước từ các đám mây trước khi chúng bay tới Iran. Vào thời điểm đó, Chuẩn tướng Gholam Reza Jalali, người đứng đầu Tổ chức phòng thủ dân sự Iran, tuyên bố, “Chúng ta phải đối mặt với các trường hợp trộm cắp mây và tuyết”. Ông cũng đề cập đến một nghiên cứu đã kết luận rằng tất cả các vùng cao trên 2.200m từ Địa Trung Hải đến Afghanistan, ngoại trừ ở Iran, đã đón được tuyết rơi.
May mắn thay, Ahad Vazife thuộc Tổ chức Khí tượng Iran đã ngăn chặn điều này để tránh leo thang thành một cuộc chiến ngoại giao toàn diện vào thời điểm hai nước đang bất hòa đối với Syria. Vazife nói rằng nếu các quốc gia có thể chiếm đoạt được các đám mây, thì nước Mỹ đã không bị thiếu nước. Theo Vazife, vì người Mỹ sẽ đánh cắp lượng mưa của quốc gia khác.
Đốt cháy bầu trời
Đôi khi, những ý tưởng dường như điên rồ lại hiệu quả. Trong Thế chiến II, Không quân Hoàng gia (RAF) đã phát minh ra hệ thống Điều tra Sương mù và Hoạt động phân tán (FIDO) để cho phép các máy bay của họ cất cánh trong thời tiết có sương mù.
FIDO làm việc bằng cách chạy các đường ống với đầu đốt xung quanh các sân bay. Chúng được tiếp nhiên liệu bằng các bồn xăng, khiến những ngọn lửa bắn lên và làm tăng nhiệt độ đủ để làm phân tán sương mù. Nó cho phép các máy bay của RAF có thể cất cánh và tấn công các lực lượng Đức vẫn còn bị sương mù bao phủ.
Quá trình hoạt động tiến hành từ năm 1943 đến 1945 nhưng đã bị ngừng do vấn đề chi phí quá tốn kém. RAF đã đốt hơn 380.000 lít xăng mỗi giờ để vận hành FIDO. Dự án vẫn không hoạt động cho đến năm 1959, đó là năm hệ thống cuối cùng đã được RAF Manston cho gỡ bỏ.