Ai cũng biết một trong những cơ sở pháp lý quan trọng mà Trung Quốc sử dụng để khẳng định chủ quyền của mình chính là “vùng nước lịch sử”. Những khẳng định này được Trung Quốc góp nhặt được từ những nguồn tài liệu khác nhau. Xét về mặt địa lý, Trung Quốc trích dẫn từ các sách địa lý cổ xưa của họ có những ghi nhận và mô tả về các đảo mà họ nói đó là Hoàng Sa và Trường Sa để cho rằng họ phát hiện và xác lập chủ quyền tại hai quần đảo này từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên về mặt thực tế, sự đề cập đến các đảo hay nhóm đảo này lại thiên về miêu tả địa danh và sự thật không ai có thể xác định chính xác được những đảo đó có liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa hay không. Tên gọi của những đảo này theo các tài liệu của Trung Quốc được chép rất khác nhau. Vì vậy khó có thể chấp nhận được quan điểm của Bắc Kinh khi họ cứ khăng khăng cho đó là Hoàng Sa hay có lẽ là Trường Sa. Tuy nhiên, các sử gia Bắc Kinh đã “khéo léo” biến tấu, thêm thắt, sắp đặt hay “kiến tạo lại”, sau đó tiến hành tuyên truyền rộng khắp. Ngay cả các sách giáo khoa lịch sử tại Trung Quốc cũng cho rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc “từ hàng ngàn năm nay”, qua đó gieo vào đầu các công dân của họ ngay từ nhỏ những khái niệm hoàn toàn sai lầm về chủ quyền thật sự.
Quá trình “kiến tạo lại lịch sử này” đã được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và bằng nhiều hình thức. Nhưng cách chủ yếu nhất, tác dụng mạnh nhất chính là tạo ra và truyền bá ồ ạt về lượng. Không cần biết những sử liệu đó đúng hay sai, miễn chúng phù hợp với các lợi ích về chủ quyền thì sẽ được tiến hành in ấn hay truyền bá với một số lượng ấn phẩm lớn, và dễ dàng tiếp cận được ngay từ trong nước. Thông qua các trung tâm nghiên cứu về Biển Đông, các nhà khoa học Trung Quốc sau đó phát tán các tài liệu này thông qua mạng internet tới thế giới. Thêm vào đó, các nghiên cứu sinh Trung Quốc thông qua việc du học nước ngoài, cũng mang theo những sử liệu như vậy đến các trường đại học lớn trên thế giới, góp phần truyền bá những tư liệu lịch sử “đã được kiến tạo lại này” ra khắp giới học thuật tại nhiều quốc gia khác nhau. Những tài liệu của Trung Quốc có thể được dùng để tham khảo, để tra cứu hay lưu trữ vì suy cho cùng, không còn một tài liệu nào trực tiếp liên quan đến vấn đề Biển Đông từ những nguồn khác ngoài Trung Quốc.
Trên khối đá ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) có hai dòng chữ: Thiên nhai hải giác (Chân trời góc biển) và Hải khoát thiên không (Trời biển mênh mông không bờ bến)
Cả hai ghi chú này cho thấy người Trung Quốc lâu nay xem Hải Nam là điểm tận cùng của đất nước họ