Millennials, Gen Y, Snowflakes… là những tên gọi mới nói về thế hệ người Nhật sinh từ năm 1980. Người Nhật gọi đây là Yutori, thế hệ đầu tiên của phong cách giáo dục thoải mái khác xa với ý thức hệ của cha mẹ họ ngày xưa.
Quy tắc hẹn hò mới
Xã hội Nhật Bản hiện đang được ví là mikon shakai, có nghĩa là xã hội không kết hôn. Trong nhiều thế kỷ, các bậc cha mẹ Nhật Bản sắp xếp omiai, tức cách mai mối hay giới thiệu để dẫn đến hôn nhân. Và nay, những điều này được xem là lỗi thời, mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ thường khuyên con cái kết hôn.
Trong một xã hội mà phụ nữ trên 25 tuổi được gọi duyên dáng là Christmas cake (bánh Giáng sinh), hàm ý là muộn, còn những người trưởng thành vẫn sống với cha mẹ thì được gọi là Parasite singles (độc thân ăn bám), cả hai đều sống trong áp lực. Giờ đây, những Yutori này đang kiểm soát tương lai của chính mình, tự hẹn hò mà không bị ảnh hưởng bởi sự sắp đặt của cha mẹ.
Thuật ngữ konkatsu được tạo ra bởi một giáo sư xã hội học vào năm 2007. Konkatsu có nghĩa là “tìm kiếm một đối tác tiềm năng cho mục đích kết hôn”. Về cơ bản, omiai hiện đại hơn, nó mang lại sức mạnh lựa chọn cho những người đang tìm kiếm tình yêu. Bữa tiệc gokon là cuộc gặp gỡ của những người độc thân, do bạn bè hoặc những người mai mối chuyên nghiệp xếp đặt tình cờ.
- Xem thêm: Thịnh hành lối sống du mục kỹ thuật số
Bạn có thể thử vận may tại shumikon, nơi bạn học một kỹ năng như nấu ăn cùng với đối tác tiềm năng khác hoặc asakon, tức, một sự kiện hẹn hò vào sáng sớm dành cho những người tham gia trước khi ngày làm việc bắt đầu. Gokon lớn nhất từng tổ chức tại Nhật Bản với hơn 10.000 người độc thân được tổ chức tại sân vận động ở Tokyo vào năm 2015.
Xu hướng “đàn ông ăn rau”
Theo khảo sát của Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Nhật Bản (JFPA), năm 2019, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1899. Có tới 45% phụ nữ không quan tâm hoặc “coi thường” quan hệ tình dục. Nhu cầu tình dục của nhiều nam thanh niên bị suy giảm mạnh, nhóm người này được mệnh danh là “herbivore men” (đàn ông ăn rau) do không hứng thú với nhu cầu “ăn thịt”.
Những “soushoku danshi” hay những người thích ăn rau cỏ còn coi thường cuộc sống làm việc như một cách để trừng phạt thế hệ cũ, thích một cuộc sống thụ động hơn. Thủ tướng Shinzo Abe đã mô tả tỷ lệ sinh của Nhật Bản là một cuộc khủng hoảng quốc gia, nhưng lý do của sự sụt giảm này có thể đơn thuần là do yếu tố kinh tế.
Từ lâu đã không còn là những “người làm công ăn lương” cống hiến cả đời cho một tập đoàn. Thay vào đó, nhiều Yutoris thường làm theo hợp đồng ngắn hạn với ít công việc đảm bảo. Một số bậc cha mẹ Nhật Bản hiện vẫn phản đối hôn nhân nếu chú rể không có thu nhập.
Ngày càng nhiều phụ nữ từ chối vai trò nội trợ truyền thống, thay vào đó lại thích có một sự nghiệp. Các phương tiện truyền thông gán cho những người phụ nữ đầy tham vọng là những cô gái thích ăn thịt (carnivore girls). Dự báo, vào năm 2065, dân số Nhật Bản sẽ giảm từ 127 triệu xuống 88 triệu, điều này có sự chống lưng bởi thái độ “Mendokusai”, có nghĩa là “không muốn bị làm phiền”.
Nhóm người Hafu ẩn danh
Là một quốc đảo, xã hội Nhật Bản được coi là khép kín. Người Nhật thuộc chủng tộc hỗn hợp được biết đến với cái tên Hafu. Theo nghĩa tiếng Anh là “half” (tức nửa hay bán), họ phải vật lộn để tìm kiếm sự chấp nhận của xã hội. Nhóm người Hafu không được chính thức công nhận là một nhóm xã hội và bị cấm mang hai quốc tịch. Chính phủ cũng không ghi cụ thể những người chỉ có cha hoặc mẹ là người Nhật và cũng không phân biệt đối xử đối với nhóm người này.
Ariana Miyamoto sinh năm 1994, có mẹ người Nhật và bố người Mỹ gốc Phi, đã giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Nhật Bản năm 2015. Ariana Miyamoto được truyền cảm hứng để tham gia cuộc thi sau cái chết của một người bạn cùng trường nhưng vấp phải chỉ trích vì không phải là người Nhật “thuần”.
Bộ Y tế đã dự đoán rằng 1 trong số 30 trẻ sinh ra ở Nhật Bản hiện nay là di sản kép, phần lớn là cha mẹ đến từ các nước châu Á láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc. Thuật ngữ mikkusu theo tiếng Anh là “chủng tộc hỗn hợp” đã và đang được sử dụng rộng rãi, còn từ Hafu giờ đây được xem là thuộc về Nhật Bản quá khứ.
KuToo
Đi giày cao gót đến nơi làm việc có thể là lựa chọn cá nhân của hầu hết phụ nữ nhưng ở Nhật điều này là bắt buộc. Sau một thời gian dài dùng đôi giày cao gót 3 inch (trên 2,6cm), một phụ nữ tên là Yumi Ishikawa đã chia sẻ cảm xúc trên Tweet về quy định bất công nói trên và bắt đầu khởi xướng Phong trào bài giày cao gót MeToo bắt buộc tại công trên mạng truyền thông xã hội.
Nhiều người phụ nữ khác cũng bắt đầu chia sẻ những bức ảnh kèm theo bàn chân sưng và phồng rộp của mình với cái tên KuToo. Thuật ngữ là sự kết hợp của từ “kutsu” có nghĩa là giày và nỗi đau “kutsuu”. Bắt đầu từ tháng 6 năm 2019, Yumi đưa ra kiến nghị chính phủ nên ban hành đạo luật ngăn chặn các doanh nghiệp áp đặt quy định về trang phục cho phụ nữ, đặc biệt là buộc họ phải đi giày cao gót đến nơi làm việc.
Phong trào MeToo đã mở ra một cuộc tranh luận về phân biệt giới tính và tiếng nói của phụ nữ Nhật Bản. Kết quả: một số công ty đã nới lỏng các quy tắc về giày dép, riêng Yumi còn xuất bản một cuốn sách về KuToo, trong đó người phụ nữ này nhấn mạnh: “Thật thú vị nếu không tức giận thì chẳng được cái mình muốn”.
Hoàng gia Nhật Bản và những nàng công chúa cô đơn
Theo tờ Japan Times, Hoàng đế Nhật Bản là chế độ quân chủ lâu đời nhất trên thế giới. Hoàng đế Naruhito lên ngôi, thừa kế ngai Hoa Cúc vào năm 2019, ông có một người con là Công chúa Aiko. Công chúa còn được gọi là Toshi, và do là phụ nữ nên người con này không bao giờ có thể trở thành Hoàng đế Nhật Bản được vì theo quy định, ngai vàng chỉ dành cho đàn ông. Rất có thể là anh họ của Công chúa Aiko, Hoàng tử Hisahito.
Công chúa Toshi, năm nay 18 tuổi, đã từng có nhiều cơn tức giận vì các quy tắc cổ xưa và bảo thủ này này. Chưa hết, các quy tắc này còn yêu cầu công chúa phải kết hôn với một nhà quý tộc, điều mà ở Nhật Bản ngày nay không còn tồn tại. Kết hôn với một thường dân đồng nghĩa với việc mất đi danh hiệu, địa vị và tiền bạc, bị và phải đối mặt với cuộc sống như một công dân bình thường.
Dì của Toshi, Công chúa Sayako, đã làm điều đó khi kết hôn với một quan chức chính phủ và phải tham gia một khóa học lái xe và đi siêu thị trước ngày cưới. Em họ của Toshi, Công chúa Mako, 28 tuổi, đã đính hôn với bạn học Komuro Kei vào năm 2017, sau đó là nhiều tháng im lặng trong hoàng gia.
Hoàng gia đã thông báo hoãn lại vào năm 2018 còn Mako thì tâm sự: “Đó là vì sự non nớt của chúng tôi, và chúng tôi chỉ lấy làm tiếc”. Hiện có 6 công chúa chưa kết hôn, tất cả sẽ phải lựa chọn giữa cuộc sống độc lập hoặc nghĩa vụ hoàng gia. Trừ khi luật kế vị được thay đổi, tương lai của chế độ quân chủ hiện đang nằm ở một cậu bé 14 tuổi.
Cho thuê đàn ông
Những quan niệm truyền thống về nam tính có thể đang thay đổi ở Nhật Bản nhưng nó vẫn tồn tại một thị trường khuất để làm hài lòng những người cổ hủ làm cha làm mẹ . Đó là thị trường độc đáo có tên ossan, trong đó các nam thanh niên được thuê theo nhu cầu của phụ nữ. Thuật ngữ ossan có thể hiểu nôm na là đàn ông dùng cho thuê.
Các ossan từng được xem như một hình tượng vui nhộn, với phí khoảng 1.000 yên (10 USD)/giờ với nhiệm vụ “lắng nghe, thấu hiểu”, tạo sự thoải mái cho các Yutori. Nói theo phong tục Việt Nam thì các ossan chính là các chú rể tương lai, hay bạn trai của con gái được thuê dẫn về quê làm hài lòng cha mẹ.
Trong thực tế, những người phụ nữ bị căng thẳng lại không thuê các ossan cho mục đích nói trên mà cho việc khác, chỉ để an ủi và lau nước mắt cho họ. Một công ty có tên Ikemeso, tên gọi này kết hợp giữa từ “hot boy” và “cry” (khóc), khách hàng có thể thuê đàn ông tùy theo sở thích. Trước khi thuê, Ikemeso cử người đến nhà khách hàng, chiếu một bộ phim được thiết kế dành riêng cho mục đích của người thuê để tác nghiệp theo đúng kịch bản. Nói chung, các dịch vụ của Ikemeso rất đa dạng, như âu yếm phi tình dục cho đến làm hài lòng bạn bè và người thân của khách theo những gì đã được yêu cầu trước.