Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
14/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi

Thục Miên Đăng bởi Thục Miên
02/03/2022
Trong Tư liệu
Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 3

Trong suốt cuộc đời mình, báo đốm có thể di chuyển hàng trăm km cách xa khỏi nơi nó chào đời, giúp tránh tình trạng giao phối cận huyết

Share on Facebook

Nguy cơ thoái hóa gien

Cú nhe nanh gầm gừ để lộ những chiếc răng nanh vàng cho thấy phản ứng của con báo đốm trước sự xuất hiện bất ngờ của con người. Khi chiếc ô tô chở du khách nhẹ nhàng lùi lại, con báo cái Thandi thư giãn nằm xoải trở lại trong bụi cây dày với đứa con nhỏ vừa 7 tháng tuổi, thở hổn hển tiêu hóa con mồi vừa xé thịt xong. Xác một con mồi khác nằm vắt trên cành cây gần đó. Báo đốm nổi tiếng là hay né tránh người, nhưng ở đây, trong khu bảo tồn tư nhân Sabi Sands Game nằm bên rìa Rừng quốc gia Kruger ở Nam Phi, những chú mèo lớn này đã quá quen thuộc với sự hiện diện của con người.

Người ta thường thấy chúng hững hờ dạo quanh ngang qua xe chở du khách, không bận tâm gì đến âm thanh máy chụp ảnh dồn dập. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng ở khu bảo tồn Sanbi Sands cho thấy một điều ngược lại: đó là số lượng báo đốm ở Nam Phi đang đối mặt với tương lai bất định. Ở quốc gia nơi có trang trại, đường xá và sự phát triển vây quanh các khu bảo tồn và rừng quốc gia, báo đốm đang bị dồn vào khu vực nhỏ hẹp hơn bao giờ hết.

Trong một số quần thể báo, như một nghiên cứu gần đây cho thấy đã có tình trạng giao phối cận huyết; điều có thể đem lại hệ quả thảm họa về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng chống chọi bệnh tật và thời tiết như hạn hán, thậm chí có thể dẫn đến tuyệt chủng loài báo ở khu vực bản địa. “Phải mất khoảng từ 70 đến 100 năm mới có thể làm hồi sinh bất cứ một sự đa dạng nào”, Vincent Naude, giáo sư tiến sĩ Đại học Cape Town, tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 1
Báo đốm nổi tiếng là hay né tránh người

Đối mặt với sự phát triển toàn cầu, làm sao nhà bảo tồn có thể bảo vệ được những loài như báo đốm vốn cần có không gian lang thang, nhưng ngày càng gặp nhiều rào cản, từ những con đường đông đúc đến xung đột với nông dân? Trong nghiên cứu gần đây, Naude và đồng nghiệp của ông đề xuất sử dụng “hành lang hoang dã” để kết nối các khu bảo tồn với những khu vực bảo vệ khác, tạo ra giải pháp khả thi khuyến khích việc di chuyển của báo, qua đó làm đa dạng gien.

Hành lang hoang dã – những lối đi mà động vật có thể qua lại phân tán hoặc di cư an toàn – có thể được thiết kế dưới dạng những khu vực đất chưa phát triển hoặc các đường hầm để động vật có thể băng qua đường ở những đoạn đường tấp nập, nhưng cơ bản là chúng kết nối những khu vực mà nếu không có những hành lang đó thì các nhóm động vật sẽ bị chia tách khỏi nhau.

  • Xem thêm: Thực trạng buôn bán hổ bất hợp pháp ở Đông Nam Á

Nghiên cứu của Naude cho thấy hệ quả gì có thể xảy ra khi thiếu kết nối căn bản. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu hai nhóm báo đốm ở Nam Phi – một nhóm ở Sabi Sands và một nhóm ở Khu Phức hợp Phinda-Mkhuze, ở tỉnh miền Đông KwaZulu-Natal. Số lượng báo đốm ở khu thứ hai hiện đang dần hồi phục sau nhiều năm bị khai thác quá mức (do săn trộm hoặc giết để trả thù), nơi một nửa số lượng báo đốm đã bị con người giết hại.

Dù giờ đây chúng đang dần hồi phục về số lượng, nhưng “về tổng thể, số lượng có liên quan tới mọi thứ chứ không phải là tăng một cách ngẫu nhiên”, Naude chia sẻ. Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Đầu tiên là tình trạng thiếu đất cho loài động vật này đi qua an toàn mà không rơi vào tình trạng đụng độ với con người.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 2
Nhưng, bên trong Rừng quốc gia Kruger ở Nam Phi, những chú “mèo lớn” này đã quá quen thuộc với sự hiện diện của con người

Báo đốm có thể dịch chuyển xa đến 322km khỏi nơi chôn rau cắt rốn của chúng. Quá trình di chuyển này giúp chúng tránh tình trạng giao phối cận huyết vì không có bằng chứng nào cho thấy báo đốm có khả năng nhận biết họ hàng, Naude cho biết. Thứ hai, những hiểm họa như nạn săn báo lấy da hoặc làm thuốc theo y học cổ truyền, hay tình trạng săn bắn giải trí không được kiểm soát tốt, từ lâu nay luôn nhắm vào các con báo đực có kích cỡ lớn – là những con lẽ ra sẽ tống các con đực trẻ hơn ra khỏi một vùng lãnh thổ.

Bởi không còn bị cạnh tranh nữa, những con đực trẻ hơn sẽ quanh quẩn ở khu vực nơi chúng được sinh ra, dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết. Sự đa dạng nguồn gien giúp cải thiện sức khỏe và khả năng hồi phục, giúp các loài sống sót khỏi sự cố như hạn hán khắc nghiệt hay bùng phát dịch bệnh. Naude giải thích: “Nếu số lượng chỉ có quá ít, chúng sẽ rơi vào tình trạng “vòng xoáy trầm cảm”, từ đó dẫn đến tình trạng thoái hóa nguồn gien trong khu vực.

Thậm chí không cần phải là con non khi đẻ ra có chiếc đuôi dị tật, hay tình trạng giảm lượng tinh trùng ở con đực, mà tổng số các cá thể có thể tự động sụt giảm”. Vì báo đốm vốn là loài sống thưa thớt với nhau, cho nên chưa cần bị nhiều tác động chúng đã có thể rơi vào vòng xoáy trầm cảm, dẫn đến quá trình tuyệt chủng xảy ra, còn được gọi là “cơn lốc tuyệt chủng”. Các loài ăn thịt khác ở Nam Phi – như sư tử, chó hoang, báo cheetah, do các nhà bảo tồn quản lý – được đưa qua nhiều khu dự trữ sinh quyển và qua quốc gia khác để giúp nhân giống hoặc làm đa dạng nguồn gien.

Nhưng báo đốm là thử thách thực sự: không giống với những loài thú săn mồi ở đỉnh chuỗi thức ăn tại Nam Phi, 62% khu vực đi lại của báo đốm nằm ngoài khu bảo tồn. Báo đốm Cape ở miền Tây Nam Phi và các tỉnh miền Đông Cape có lẽ là khó bảo tồn nhất. “Chúng có kích cỡ khoảng bằng một nửa so với báo đốm thảo nguyên, nhưng lại thống lĩnh vùng lãnh thổ rộng hơn 10 lần”, Helen Turnbull, giám đốc điều hành Quỹ Báo Cape (Cape Leopard Trust – CLT), nói. Trách nhiệm của Helen là đảm bảo các động lực khác nhau của dự án được quản lý một cách minh bạch và hiệu quả.

Công việc của Helen bao gồm quản lý mối quan hệ với các đối tác, gây quỹ, liên lạc tài trợ, giám sát tài chính và truyền thông cũng như xây dựng nhận thức về thương hiệu. Không có dữ liệu nào cho thấy báo đốm Cape là một chi riêng của loài báo – có vẻ như chúng chỉ thích hợp với kiểu sống đi săn và ăn thịt các con mồi nhỏ sống rải rác. “Một con báo đốm Cape có thể có lãnh thổ đến 1.000 km, trong khi báo đốm thảo nguyên sẽ là 10km”, Turnbull giải thích. Các khu vực ở Nam Phi, nơi Naude nghiên cứu, hiện thời thiếu hành lang hoang dã cho những con mèo lớn đơn độc. Nhưng câu trả lời có thể lại đến từ Ấn Độ, nơi các nhà nghiên cứu đã cho thấy nhiều bằng chứng bằng cách nào và tại sao những hành lang này có tác dụng.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 4
Hầm chui như trong ảnh tại Canada có thể là vừa đủ để tạo ra hành lang an toàn cho nhiều loài thú lớn

Phát triển mạng lưới “Hành lang đa dạng sinh học”

Trishna Dutta, nhà khoa học Đại học Goettingen (Đức), nghiên cứu về hành lang hoang dã giữa 4 khu bảo tồn ở miền Trung Ấn Độ – tập trung vào hổ, báo đốm và gấu lười (còn gọi là gấu lợn). Mục đích khi nghiên cứu thực địa bắt đầu năm 2008 đơn giản là xem xét những hành lang này có tác dụng ra sao. Dutta giải thích vì cảnh quan quá “phân mảnh” với nhiều đường sá và làng mạc, bà và đồng nghiệp không mấy vọng về việc sẽ được thấy nhiều động vật di chuyển theo các hành lang này – và quan trọng là – chúng chịu giao phối ở phía bên kia để làm đa dạng nguồn gien.

Ở Ấn Độ, việc kết nối các khu vực sinh sống bị phân mảnh đã giúp ích cho hổ và báo đốm. Dutta nói: “Những gì chúng tôi phát hiện ra, nói ngắn gọn là, những hành lang này thực ra có tác dụng với cả 3 loài. Chúng tôi tìm thấy hai nhóm gien khác nhau. Và 2 nhóm này là các nhóm đã được kết nối nhờ có hành lang hoang dã”. Hành lang ở miền Trung Ấn Độ không phải là nơi hoàn toàn hoang dã nguyên sơ – những khu vực này trước đây từng là rừng, sau dần bị chuyển thành khu vực con người sử dụng; như khu đất mà Dutta nghiên cứu là “phần còn sót lại”. Một trong những phát hiện tích cực mà Dutta tìm ra là dù hành lang có bị phân mảnh thì chúng vẫn rất hiệu quả.

Dutta giải thích: “Mọi người nghĩ hành lang là một dải đất thẳng liền mạch kết nối thành vòng tròn như hình ảnh hoàn hảo trong sách giáo khoa – nhưng đó thực sự không phải là điều cần thiết, ít nhất là theo kinh nghiệm tôi biết ở miền Trung Ấn Độ và khu vực cảnh quan này. Có một thứ gọi là hành lang vùng đệm… cơ bản là những ốc đảo nhỏ, những vạt rừng”. Với những động vật có thể thích nghi như báo đốm – quen sống ở thảo nguyên, núi cao và thậm chí trong thành phố – thì khoảng đất này là đủ.

Naude đồng tình rằng hành lang không cần phải quá nhiều: “Nói thẳng là bạn chỉ cần tạo ra một khoảng không gian tương đối an toàn, nơi có đủ con mồi cho chúng [báo đốm] săn bắt trong quá trình đi qua. Một hành lang, dù là không hoàn hảo, có lẽ cũng đủ để giúp một loài có khả năng thích nghi cao như báo đốm”. Ngoài việc dành những khoảng đất không phát triển giữa các khu bảo tồn hoặc vùng hoang dã, còn có cách tiếp cận nào khác có thể tạo ra hành lang hoang dã? Một phương pháp khác là tiếp cận toàn cảnh, như Hành lang Sinh học Trung Mỹ (Mesoamerican Biological Corridor), có mục đích kết nối hàng loạt các hành lang bảo tồn từ miền Nam Mexico đến Panama, một ý tưởng phôi thai từ khoảng năm 1990 và chính thức được ủng hộ từ năm 1997.

  • Xem thêm: Hồng Kông, giao lộ buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã

Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau. Tuy nhiên gần đây, tính hiệu quả của nó bị nhiều người đặt nghi vấn, phần lớn là vì thiếu vắng sự liên lạc giữa các khu vực bảo tồn phân mảnh. Một phương pháp khác là sử dụng cách tiếp cận địa phương: Trong nhiều trường hợp, một đường hầm hay cây cầu là đủ để kết nối hệ sinh thái lại với nhau. Chẳng hạn như đường cao tốc 4 làn xuyên Canada ở Công viên Quốc gia Banff – khu vực đặc biệt nguy hiểm đối với động vật như gấu đen, hươu, nai sừng tấm, nai sừng xám, sói và sư tử núi.

Từ năm 1983, công viên đã xây một loạt 48 điểm qua đường cho động vật – gồm 7 cây cầu và 41 hầm chui – một phần trong một trong những chương trình quan trắc và nghiên cứu kéo dài nhất về các đoạn đường vượt cho động vật hoang dã trên thế giới. Nhờ có nhiều điểm qua đường và hàng rào cao tốc hơn bất cứ nơi nào khác, tình trạng động vật hoang xã và xe cộ tông nhau ở nơi đây đã giảm đến 80% cho tất cả các loài, và giảm tỷ lệ tử vong cho con người đến 80%.

Một số kinh nghiệm giá trị giờ đây được chia sẻ với các nhà sinh học và kỹ sư làm việc tại một trong những công trình lớn nhất thế giới giúp động vật hoang dã qua đường. Điểm qua đường hoang dã Hẻm núi Liberty sẽ kết nối đường cao tốc 101 ở Los Angeles, vượt qua 10 làn xe và một đường nhập làn. Đó là dự án khổng lồ và đầy thách thức: chỉ có một vị trí duy nhất khả thi để xây dựng điểm qua đường này, và nó sẽ không phải là một đoạn băng qua thẳng tắp; người ta phải tính đến thiết kế giúp giảm tiếng ồn và ánh sáng (vì có khoảng 300.000 ô tô sẽ chạy qua lại bên dưới cầu vượt mỗi ngày).

Những động vật nhỏ hơn như chim, bướm, thằn lằn có khả năng sẽ sống ngay trong công trình này, cho nên cần phải tính đến cả việc che chắn. Chẳng hạn như nếu công trình này được che phủ bằng thực vật thì người ta cần phải để lưới an toàn hay thứ tương tự, tránh không cho vật thể rơi xuống đường. Chi phí ước tính hiện thời là khoảng 87 triệu USD. Đó sẽ là công trình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, với khoảng 80% chi phí do nhà tài trợ tư, như Quỹ Leonardo DiCaprio, chi trả.

Công trình dự kiến sẽ khởi công năm 2021 và hoàn thành vào cuối năm 2023. Dù công trình này sẽ có ích cho nhiều loài khác nhau, nhưng mục đích chính của cây cầu là kết nối các con sư tử núi ở vùng Los Angeles với những con ở Rặng núi Santa Monica. “Chúng tôi có dữ liệu gần 20 năm qua về cách loài mèo lớn này di chuyển trong khu vực”, Beth Pratt, nữ giám đốc điều hành Trung tâm Khu vực California của Liên đoàn Động vật Hoang dã Quốc gia Mỹ (National Wildlife Federation – NWF), cho biết.

Quỹ Leonardo DiCaprio Foundation từ lâu đã được biết tới trong giới những nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Tính tới nay, quỹ mang tên nam tài tử điện ảnh nổi tiếng thế giới đã quyên góp được hơn 100 triệu USD để hỗ trợ các chương trình, hoạt động chống lại biến đổi khí hậu. Leonardo DiCaprio thành lập nên quỹ mang tên mình hồi năm 1998, để cổ vũ việc nâng cao nhận thức của người dân trên khắp thế giới trước các vấn đề môi trường.

Ngôi sao Hollywood cũng thường đứng lên tổ chức những sự kiện gây quỹ thường niên và luôn tổ chức được những sự kiện gala quy tụ sự góp mặt tham gia của nhiều ngôi sao đình đám. Trong vòng 2 thập kỷ qua, Leonardo DiCaprio đã hỗ trợ hơn 200 dự án vì môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, và khôi phục sự cân bằng ở những hệ sinh thái quý báu của sinh quyển trái đất. Nam tài tử bộ phim “Titanic” chia sẻ: “Khi thành lập quỹ Leonardo DiCaprio Foundation cách đây 20 năm, tôi chỉ dựa trên một ý tưởng đơn giản rằng chúng ta cần phải làm được một điều gì đó thực sự khác biệt, bằng cách trực tiếp rót vốn cho những dự án vì môi trường hoạt động hiệu quả nhất. Dự án đó có thể được điều hành bởi cá nhân hay tổ chức, là những hoạt động cơ bản nhất ở tầm vi mô hay những ý tưởng kế hoạch lớn lao ở tầm vĩ mô, chúng tôi muốn tập trung rót vốn cho những dự án có thể thực sự tạo nên những ảnh hưởng tích cực nhất. Tôi rất tự hào khi có thể kỷ niệm 20 năm hoạt động của quỹ. Kể từ năm 1998, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 200 dự án hoạt động tại tất cả các châu lục, tại tất cả những đại dương trên thế giới này”.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 6
Rất nhiều loài thú lớn được lợi từ đường hầm hoang dã, và đây ngày càng được coi là phương thức bền vững thay thế cho việc nhốt động vật hoang dã trong những khu bảo tồn tự nhiên

Beth Pratt đã làm việc trong các vai trò lãnh đạo môi trường trong hơn 25 năm, và tại 2 trong số các vườn quốc gia lớn nhất của đất nước: Yosemite và Yellowstone. Beth bình luận: “Tôi có công việc tốt nhất trên thế giới. Trong khi vận động cho những loài động vật đáng chú ý của bang, tôi đi du lịch vòng quanh California và dành thời gian với những con sói, sư tử núi, cá heo, thỏ cộc (pika) và cáo, đồng thời làm việc với một số người tuyệt vời giúp động vật hoang dã phát triển”.

Trước khi gia nhập NWF vào năm 2011, Beth Pratt đã làm việc về các chương trình bền vững và biến đổi khí hậu cho Xanterra Parks & Resorts ở Yellowstone với tư cách là Giám đốc phụ trách các vấn đề môi trường. Trước khi đảm nhận vai trò của mình trong Yellowstone, Beth đã giữ chức Phó Chủ tịch/Giám đốc tài chính cho Hiệp hội Yosemite phi lợi nhuận (nay là Yosemite Conservancy) trong Công viên Quốc gia Yosemite trong 9 năm. Beth tốt nghiệp Đại học Massachusetts ở Boston với bằng cử nhân về quản lý và nhân chủng học sinh học. Beth Pratt thường hay mặc chiếc áo thun với dòng chữ “I heart P-22” (Tôi yêu P-22).

P-22 là tên của chú sư tử núi nổi tiếng Hollywood, hình ảnh chú là biểu tượng cho dự án. Đường cao tốc đã làm những con sư tử núi mắc kẹt như P-22 phải sống trong khu vực chỉ rộng có 21 cây số vuông – trong khi lãnh thổ thông thường của sư tử núi vào khoảng 390-520 cây số vuông. “Động vật không bị tông chết nhiều trên cao tốc 101 vì chúng quay lại – chúng thậm chí chẳng buồn cố băng qua”, Pratt chia sẻ.

“Mô hình gene mà Dịch vụ Rừng Quốc gia [National Park Service] thực hiện cho thấy, chúng ta có cao lắm là 50 năm trước khi những loài này rơi vào tuyệt chủng vì chúng sẽ không thể nào sinh sản thêm được nữa”, Pratt giải thích, và cho biết thêm các rủi ro khác như tông phải xe cộ trên đường có thể dễ dàng đẩy nhanh thời gian khiến một nhóm loài có thể bị xóa sổ trong khoảng 10-15 năm. Dù mục tiêu là sư tử núi – vốn là loài dễ thương khi đưa lên poster để gây quỹ – nhưng Pratt cho rằng nghiên cứu cũng cho thấy sự cô lập về gene cũng xảy ra với các loài khác trong cùng khu vực. “Giờ đây, ta biết rằng nếu chia cắt sinh cảnh… sẽ làm hệ sinh thái chết, hay ít nhất là thay đổi đáng kể”.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 5
Đưa những công trình thân thiện với động vật hoang dã vào thực tế có thể giúp các loài tránh giao phối cận huyết, và có thể hiệu quả hơn là ngăn các khu vực đất đai cho khu bảo tồn

Phá vỡ thành trì

Đây là phần dịch chuyển từ tư duy “bảo tồn bằng thành trì”, nghĩa là các rừng quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển tư nhân – thường là cư dân bị buộc phải di rời khỏi vùng đó – không phải là giải pháp lâu dài để bảo vệ hệ sinh thái. Thay vào đó, cách tiếp cận dựa vào quyền và sử dụng đa dạng đất đai là lựa chọn có đạo đức mang tính bền vững hơn nhiều. Mấu chốt của cách làm này là phải làm việc được với người dân, dù là bạn đang xây một cầu vượt cho động vật trị giá hàng triệu USD ở Los Angeles hay giúp nông dân giảm thiểu tình trạng báo đốm tấn công gia súc ở Nam Phi. “Tôi sẽ bắt đầu làm việc với người dân trước tiên”, Dutta nói, khi được hỏi về việc xây dựng hành lang hoang dã.

Dutta lưu ý rằng ở Ấn Độ, làm việc với các khu vực hành lang đã có sẵn thường dễ hơn vì mọi người đã quen sống với hổ và báo đốm. Nhưng cố gắng tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới lại là chuyện khó khăn. Dutta nói: “Chẳng hạn nếu bạn muốn xây một khu rừng. Và sau đó, động vật bắt đầu vào ống ở khu rừng đó. Ý của tôi là cộng đồng dân cư nơi đó thực sự không biết làm sao để có thể tiếp tục tồn tại cùng với chúng nữa”. Ở Nam Phi, nơi có lịch sử sử dụng mô hình bảo tồn thành trì, thì hành lang và cầu vượt cho động vật hoang dã có lẽ sẽ là cách duy nhất để bảo vệ các loài như báo đốm.

Nhưng sự dịch chuyển từ các thành trì thiên nhiên sẽ không hề dễ dàng – vì hai lý do chính sau đây. Đầu tiên, đất đai là vấn đề mang tính chính trị thâm căn cố đế ở Nam Phi, một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. Hơn 70% đất đai nằm trong tay người da trắng, vốn chỉ chiếm 9% tổng dân số; lời hứa phân chia lại và trả lại đất đai đã có từ thời cuối giai đoạn phân biệt chủng tộc apartheid vào năm 1994. Nếu đầm lầy và đất đai lại được lấy riêng ra để làm hành lang hoang dã, thì điều đó có thể sẽ khiến người dân phẫn nộ.

Rất nhiều loài thú lớn được lợi từ đường hầm hoang dã, và đây ngày càng được coi là phương thức bền vững thay thế cho việc nhốt động vật hoang dã trong những khu bảo tồn tự nhiên. Lý do thứ hai là việc thiết lập các hành lang cần có được sự đồng thuận của cộng đồng và nông dân, do có rủi ro là những loài động vật nguy hiểm có thể di chuyển đến gần hoặc đi qua khu đất nhà họ. Naude đề xuất việc chi trả cho người dân nếu họ bị thiệt hại về gia súc, cũng như chia sẻ thông tin và các chiến lược giảm thiểu xung đột.

Hành lang hoang dã bảo tồn loài báo đốm Nam Phi - 7
Khu vực Quản lý Đặc biệt Đầm lầy Nuwejaars (SMA) – nơi có 25 chủ đất đồng thuận bảo vệ hơn 46.000 hecta đất, cùng ký vào chứng chỉ cam kết bảo tồn đất đai của họ vĩnh viễn

Những sáng kiến này, cùng với việc củng cố chuồng nuôi nhốt gia súc, đã được thực hiện ở nhiều vùng trong khu vực Hạ Sahara của châu Phi. Tuy nhiên, có nhiều kế hoạch đang được triển khai để bảo vệ hành lang hoang dã ở Nam Phi. Chẳng hạn như Quỹ Báo Cape đang tìm hiểu về khả năng thiết lập hành lang ở vùng Western Cap, bao gồm cả một hành lang ở bờ biển Agulhas, với sự hợp tác của Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp (Endangered Wildlife Trust).

Cũng đóng vai trò là khu vực an toàn cho báo đốm Cape di chuyển, những hàng rào này có thể bảo vệ fynbos (vành đai nhỏ của vùng cây bụi tự nhiên hoặc thảm thực vật nằm ở các tỉnh Western Cape và Eastern Cape của Nam Phi), hoa phong lan và các loài lưỡng cư như ếch có vuốt Cape đang bị đe dọa. Công tác bảo tồn đã được một số chủ sở hữu đất thiết lập một số bước cơ bản – như khu vực Quản lý Đặc biệt Đầm lầy Nuwejaars (SMA) – nơi có 25 chủ đất đồng thuận bảo vệ hơn 46.000 hecta đất, cùng ký vào chứng chỉ cam kết bảo tồn đất đai của họ vĩnh viễn.

Hành trình này còn dài, nhưng việc tiếp tục phát triển các hành lang hoang dã có thể sẽ giúp hàn gắn được những đoạn đứt mạch kết nối sinh thái lại với nhau trước khi mọi việc quá trễ với các loài như báo đốm. Rốt cuộc thì việc con người xâm chiếm thế giới tự nhiên dẫn đến những hệ quả khôn lường trước cả với động vật và nền văn minh nhân loại. Pratt lập luận: “Giờ đây rất nhiều người đang dần nhận ra điều đó”, “Nếu hệ sinh thái không được giữ nguyên vẹn, sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

  • Xem thêm: Những biệt đội nữ chống tội phạm săn trộm ở châu Phi
Từ khoá: bảo vệ động vật hoang dãđộng vật hoang dãkhu bảo tồn thiên nhiênKTNN 1091Nam Phi
Bài trước đó

Hoang mạc Gobi tung vó lạc đà hoang dã

Bài kế tiếp

Cuộc sống tuyệt diệu

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
Cuộc sống tuyệt diệu - 2

Cuộc sống tuyệt diệu

MỚICẬP NHẬT

Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10
Du lịch

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

Đăng bởi Diên Vỹ
13/05/2025

Khi ánh nắng đầu hè nhuộm vàng bờ biển Pinarella, từng cánh diều khổng lồ và kỳ ảo lại rủ...

Xem thêmDetails
Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc - 1

Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc

13/05/2025
Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

13/05/2025
Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn - Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn – Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

13/05/2025
Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tục ăn trầu ở châu Á

    311 chia sẻ
    Chia sẻ 124 Tweet 78
  • Tranh cổ động về biển đảo

    186 chia sẻ
    Chia sẻ 74 Tweet 47
  • Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.