Rối loạn trương lực cơ là một rối loạn thần kinh, mà người mắc bệnh thậm chí không có khả năng làm các hoạt động thường ngày của họ.
Theo giải thích của tiến sĩ về thần kinh và cột sống Kishor Rao, tại bệnh viện Columbia Asia, Ấn Độ: “Rối loạn trương lực cơ là một hội chứng rối loạn thần kinh vận động. Nguyên nhân có thể do một chuyển động vô tình hoặc không tự chủ của các cơ bắp trong cơ thể, dẫn đến rối loạn tư thế, vặn người hoặc thậm chí cứ lặp đi lặp lại. Nghiêm trọng hơn, rối loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khiến bắt đầu lảng tránh các mối quan hệ xã hội”.
Ngoài não, rối loạn tương lực cơ còn tác động đến các bộ phận khác của cơ thể. Những cơn co thắt này có cường độ khác nhau và ở một số người, có thể gây đau. Tuy ở mức độ nhẹ, bệnh trông có vẻ bình thường nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề khi thực hiện các hoạt động thường ngày, trước khi bệnh tiến triển. Trong trường hợp nặng, cần thực hiện phẫu thuật để vô hiệu hóa các dây thần kinh gây ra tình trạng cử động không tự chủ trong cơ thể.
Các triệu chứng của rối loạn trương lực cơ
Từ mức độ nhẹ cho đến nặng, rối loạn trương lực cơ có thể bắt đầu tiến triển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Sư co thắt trong các cơ thường bắt đầu từ chân, sau đó lan tới cổ và cánh tay. Các yếu tố gây bệnh ở giai đoạn sớm gồm có:
- Chuột rút ở chân và bàn chân
- Kéo lê chân
- Kéo giật cổ một cách vô tình và không tự chủ
- Nháy mắt liên tục
- Khó khăn khi nói chuyện
Một điều bất ngờ, là những hoạt động này của cơ thể diễn ra liên tục. Tuy nhiên, một xáo trộn nhỏ có thể làm gián đoạn nghiêm trọng hệ thống bình thường của các tiến trình vật lý trong cơ thể, dẫn đến nhiều bất ổn và mất khả năng thực hiện một số hoạt động.
- Xem thêm: Hội chứng chân không yên
Hơn nữa, stress và mệt mỏi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và gây đau, trong nhiều trường hợp khác nhau. Ở trẻ em, các tiệu chứng rối loạn trương lực cơ chủ yếu xuất hiện ở bàn tay và chân, sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Bắt đầu từ việc viết tay của trẻ và trở nên trầm trọng hơn khi kèm theo stress, bất ổn về tinh thần, lo lắng…
Ảnh hưởng của rối loạn trương lực cơ đến các bộ phận cơ thể
- Mí mắt: Liên tục nháy mắt là một triệu chứng dễ nhận biết của rối loạn trương lực cơ, có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực. Điều này xả ra khi bạn bị stress, lo lắng về điều gì đó hoặc mệt mỏi.
- Cổ: Còn được gọi là rối loạn trương lực cơ cổ. Các cơn co thắt dẫn đến vặn hoặc quay đầu sang một bên hoặc phía trước và ra sau.
- Cử động tay: Xảy ra khi bạn viết hoặc ngay cả khi chơi một loại nhạc cụ, trong đó có cử động không tự chủ trong cơ thể.
Nguyên nhân gây rối loạn trương lực cơ
Có rất ít nguyên nhân gây ra rối loạn trương lực cơ được nhận biết. Các triệu chứng rối loạn trương lực cơ thường phát hiện qua các hoạt động đặc biệt như viết lách, gọi là co cơ khi viết. Tuy nhiên, nó cũng có thể do di truyền. Ở một số người, các triệu chứng rối loạn trương lực cơ cũng phát triển do một số bệnh được chữa trị bằng các loại thuốc đặc biệt như ung thư phổi. Trong một số trường hợp, có thể là một triệu chứng của một cặn bệnh tiềm ẩn khác như:
- Chấn thương sọ não
- Bệnh Parkinson
- Đột quỵ
- Khối u não
- Thiếu ô xy
- Phản ứng của thuốc
Một số biến chứng có thể xảy ra do rối loạn trương lực cơ như:
- Khó khăn khi làm những công việc thường ngày
- Khó khăn khi nhìn mọi thứ, do sự động quá mức quá mức của mắt
- Đau do cử động không tự chủ
- Trầm cảm và cách ly xã hội, khi giai đoạn bệnh tiến triển
“Rối loạn trương lực cơ cần được quan tâm nhiều hơn, vì không có cách chữa trị cụ thể. Cần phải tìm kiếm nhiều triệu chứng khác nhau, để chữa trị cho từng triệu chứng khác nhau”, TS Rao nói.