Tại Pháp, cứ một trên 10 người trong suốt cuộc đời mình bị một cơn trầm cảm thật sự. Đó có thể là cơn duy nhất, nhưng cũng có thể tái diễn.
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất nên bị coi thường quá mức mà đôi khi người ta quên mất ý nghĩa quan trọng thực sự của nó.
Với các bác sĩ trong nhiều triệu chứng của trầm cảm, có hai triệu chứng đặc trưng và cần thiết đến mức mà sự có mặt hai triệu chứng này kéo dài liên tục trên hơn 15 ngày là đủ độ tin cậy để chẩn đoán trầm cảm thực sự.
“Nếu khí sắc trầm có nghĩa là buồn rầu tới mức không cái gì có thể làm thoát khỏi được sự buồn rầu này và sự mất thích thú có nghĩa là sự mất khả năng cảm thấy khoái cảm thích thú với những cái mà người ta yêu thích trong lúc bình thường” – nhà tâm thần học, giáo sư Pierre Michel Llorca của Trung tâm Bệnh viện Đại học Clermont-Ferrand giải thích.
Tại Pháp, cứ 10 người thì có một người bị một cơn trầm cảm thực sự trong suốt cuộc đời và cơn này có thể là duy nhất hoặc có thể tái phát về sau.
Có khoảng 30% các bệnh nhân mắc bệnh nội khoa ở một lúc nào đó có một hay nhiều triệu chứng trầm cảm: ngoài hai triệu chứng đã nêu trên thì có các triệu chứng khác như mệt mỏi buổi sáng, các rối loạn giấc ngủ, các rối loạn về ăn uống, cảm giác bị tội, khó tập trung, có những ý tưởng đen tối tiêu cực…
Người ta nhận thấy cứ 1 trên 2 trường hợp tự sát xảy ra ở những người đang bị hay đã từng bị trầm cảm
Theo GS bác sĩ tâm thần Christophe Lancon Bệnh viện Sainte-Marguerite, Marseille: “Điều quan trọng là bệnh bị trầm cần đi khám bác sĩ ngay vì các hậu quả của trầm cảm là trầm trọng và người ta biết rằng có 1/2 số người tự sát đang bị trầm cảm hoặc đã từng bị trầm cảm.
Thậm chí ngay cả khi trầm cảm không liên quan trực tiếp đến tự sát thì nó là một yếu tố nguy cơ quan trọng mà người ta có thể giảm bớt trong khi điều trị trầm cảm”.
Những yếu tố dễ tổn thương đối với tự sát cho phép nhận biết được một nguy cơ cao dẫn đến thực hiện hành vi tự sát.
“Một lần tự sát không thành trước đây hay trong tiền sử gia đình có người tự sát, việc bị bạo hành lúc nhỏ đều tăng nguy cơ tự sát và các nguy cơ này cần được xem xét kỹ”, GS bác sĩ tâm thần Philippee Courtet Trung tâm Bệnh viện Đại học Montpellier giải thích.
Khi nguy cơ càng cao và có sự quan tâm kém của người thân xung quanh thì bác sĩ càng cần hướng cho bệnh nhân nhập viện sớm.
Việc huấn luyện đào tạo tốt hơn cho các bác sĩ nội khoa về mặt chẩn đoán, đânh giá đúng mức độ trầm trọng và việc điều trị sớm trầm cảm là rất hiệu quả trong việc phòng ngừa tự sát.
Ngay cả khi chỉ có một cơn trầm cảm duy nhất, nó cũng để lại sự dễ tổn thương cho bệnh nhân
Bác sĩ cũng sẽ phải đề nghị bênh nhân làm một xét nghiệm máu tổng thể để loại trừ một nguyên nhân nội khoa gây ra trạng thái trầm cảm.
“Nếu không thực hiện điều tối thiểu này dẫn đến mất cơ hội cho người bệnh”, GS Lancon nhấn mạnh.
“Ngoài việc trầm cảm tăng nguy cơ tự sát, trầm cảm cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe do gây ra các rối loạn chức năng trầm trọng của cơ thể như rối loạn giấc ngủ, ăn uống, tình dục…”, nhà tâm thần học chỉ ra.
Vậy mà nguy cơ tái phát trầm cảm rất cao: khoảng 50% sau cơn trầm cảm đầu tiên và ngay cả khi bị một cơn duy nhất cũng để lại một sự dễ tổn thương.
Tuy nhiên trầm cảm thường bị chẩn đoán muộn, điều này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực nội khoa.
“Trong các bệnh gây viêm như xơ cứng rải rác hay các bệnh khớp, thì trầm cảm thường nhiều hơn, hình như trầm cảm dễ phát sinh do tình trạng viêm mạn tính.
Một sự kiện cuộc sống trầm trọng như là nhồi máu cơ tim có thể thúc đẩy cơn trầm cảm, đây là yếu tố tiên lượng xấu trong quá trình tiến triển của nhồi máu cơ tim.
- Xem thêm: Bệnh trầm cảm
Do vậy, các chuyên gia tim mạch của Mỹ thường kê thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim”, GS Llorca chỉ rõ, với những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần phải thực hiện sự phát hiện một cách toàn diện đầy đủ trầm cảm trong các bệnh lý nguy hiểm này.
Phòng tránh nguy cơ tái phát
Khi chẩn đoán muộn, trầm cảm cũng sẽ được điều trị muộn. Nếu mức độ trầm cảm nặng, bác sĩ có thể kê một thuốc chống trầm cảm lựa chọn ưu tiên các loại thuốc có ít tác dụng phụ như là các thuốc ức chế thu hồi serotonine.
Nhưng cần theo dõi sát bệnh nhân khi bắt đầu điều trị và thường bắt đầu bằng những liều thấp để giảm bớt tác các dụng phụ.
“Vẫn còn chưa có công cụ nào để có thể biết trước xem bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt với với loại chống trầm cảm này hay chống trầm cảm khác và sự lựa chọn thuốc vẫn còn mang tính chất kinh nghiệm. Thường thì liều lượng thuốc hay thời gian kê đơn thường chưa đầy đủ”, GS Llorca chỉ rõ.
Cần một khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần để đánh giá hiệu quả của thuốc. Với giáo sư Lancon, “Sẽ là không thực tế khi yêu cầu một bệnh nhân chờ đợi 4 đến 6 tuần trước khi bệnh cải thiện.
Do vậy, cần có thể đánh giá lại kết quả của điều trị chỉ cần sau 3 hay 4 ngày để điều chỉnh liều thuốc phù hợp”.
Điều trị thuốc chống trầm cảm cần được phải liên tục trong thời gian tối thiểu từ 6 đến 8 tháng cho đến khi biến mất hoàn toàn các triệu chứng ban đầu để tránh nguy cơ tái phát.
- Xem thêm: Các dạng trầm cảm thường gặp ở tuổi teen
Những sự phối hợp thuốc chống trầm cảm với các trị liệu tâm lý đặc biệt là trị liệu nhận thức hành vi đã cho thấy sự hiệu quả; sốc điện thường được dùng trong các tình trạng trầm cảm nặng.
Hiệu quả của kích thích từ xuyên sọ đặc biệt được đánh giá trong các tình trạng trầm cảm kháng thuốc, nhưng cần có những trang thiết bị phức tạp. Sự hiểu biết về cơ sở sinh học của trầm cảm cũng mở ra những viễn cảnh mới.
“Cũng vậy, thuốc ketamine, dùng trong gây mê toàn thân có tác dụng chống đau rất mạnh, cho thấy nó có một tác dụng lớn trong việc phòng ngừa tự sát bắng cách “phá tan” ngay lập tức các ý tưởng tự sát.
Tuy nhiên thuốc vẫn đang được tiến hành thử nghiệm trên lâm sàng, chúng ta còn phải chờ đợi”, giáo sư Courtet giải thích.
Nói tóm lại, để tránh các hậu quả trầm trọng như tự sát… thì việc chẩn đoán điều trị kịp thời trầm cảm là cực kỳ quan trọng.