Việc tàu ngầm hạt nhân Nga lâm nạn vào tháng 7.2019 trên biển Barents là có thật 100%. Ngay cả tạp chí Science & Avenir cũng phải xác nhận. Ngày thứ hai, 1.7.2019, 14 người chết bên trong một chiếc tàu ngầm Nga.
Thảm kịch gây ra do một trận hỏa hoạn làm đau đầu hàng ngũ các nhà lãnh đạo tại Điện Kremlin. Quả vậy, đó là chiếc tàu ngầm mang bí số A-31, thuộc loại bí mật và kín đáo nhất của Hải quân Nga. Lịch sử tàu ngầm hạt nhân lâm nạn trên khắp thế giới, không phải chỉ có 1-2 chiếc, mà có đến 9 chiếc. Cả Hoa Kỳ cũng không thoát được.
14 người đã chết bên trong, khi con tàu ở ngoài khơi căn cứ căn cứ quân sự Severomorsk trên biển Barents, Bắc cực. Đây là nơi trú ẩn của Hạm đội Bắc nổi tiếng mạnh nhất của Hải quân Nga. Các thủy thủ trên tàu hít phải khí độc do đám cháy gây ra và cuối cùng đã bị dập tắt. Theo một nguồn tin quân sự do một hãng truyền thông Nga độc lập phát đi, chỉ có 5 người còn sống sót. Trong đó có một người là dân sự, mà Moscow gọi là đại diện cho công nghiệp, đã được đưa ra từ phòng kín của buồng lái.
Mấy giờ sau khi công bố thông tin, Tổng thống Vladimir Putin xuất hiện trên truyền hình, vẻ mặt nghiêm trọng, bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigou. Ông này cho biết đó là một chiếc tàu ngầm nghiên cứu khoa học đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu dưới đáy đại dương. Tổng thống Putin còn phát biểu: “Đó là một tàu ngầm đặc biệt”, trước khi gởi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân.
Tin đồn tập trung vào một kiểu tàu ngầm rất đặc biệt, nổi tiếng là bí mật nhất của Hải quân Nga: AS-31, sử dụng động cơ hạt nhân còn có tên gọi là Losharik. Điện Kremlin đã xác nhận vào ngày 4.7,2019 rằng đó là một tàu ngầm hạt nhân, nhưng không xác nhận cũng không phủ nhận đó là loại AS-31. Bộ Quốc Phòng cũng quả quyết chiếc tàu ngầm bị lâm nạn không còn nguy hiểm nữa: “Động cơ hạt nhân trong con tàu hoàn toàn bị cách ly và không có người. Mọi biện pháp cần thiết đã được thủy thủ đoàn thực hiện để bảo vệ động cơ vốn đang hoạt động hoàn hảo”.
Ông Igor Delanoe, Phó Giám đốc đài Quan sát Pháp-Nga, chuyên gia về Hải quân Nga, nói với hãng thông tấn AFP: “Bằng cánh tay robot, con tàu này này có thể can thiệp dưới đáy biển. Với khả năng lặn sâu đến 6.000 mét, nó có nhiệm vụ moi móc dây cáp nằm sâu bên dưới và cũng có thể lắp đặt trạm nghe lén, một công việc rất nhạy cảm. Năm 2012, nó được sử dụng để thu thập thông tin về hai sống lưng Lomonossov và Mendeleiev dưới đáy biển Bắc cực để chứng minh vùng đất chìm này chính là lục địa Nga trải dài, nhằm củng cố đòi hỏi mở rộng lãnh thổ của Moscow đối với Liên Hiệp Quốc. Đó là một vùng rất giàu khí đốt!
Nó cũng là công cụ để phá hủy các thiết bị tình báo dưới nước. Một chuyên gia về quân đội Nga thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo đã nói với Đài Truyền hình France 24: “Bộ Tham Mưu Hải quân Nga lo sợ NATO cài cắm thiết bị điện tử giám sát chung quanh căn cứ Severomorsk. Con tàu này, nhờ vào khả năng lặn sâu, là thiết bị lý tưởng để phát hiện và phá hủy các thiết bị gián điệp này. Cho đến nay chỉ có một bức ảnh duy nhất chụp được con tàu AS-31 này trong một dịp ngẫu nhiên quay cuốn phim truyền hình của nước Anh mang tên Top Gear vào năm 2015.
Những vùng bóng tối khó xử
Được GRU, cơ quan tình báo quân sự thiết kế vào cuối thời đại Liên Xô, tức đầu những năm 1990, bị ngưng lại vì thiếu kinh phí, rồi bắt đầu trở lại vào đầu những năm 2000 và hoàn thành năm 2003, chiếc tàu ngầm này có thể chứa 25 người và được thiết kế cho neo đậu ở độ sâu, chỉ có thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác như một phòng thí nghiệm cố định. Sau cùng, người ta mới lắp đặt động cơ hạt nhân E-17 để có thể di chuyển xa hơn và ở dưới đáy biển lâu hơn.
Rất may mắn, như lời quả quyết của Moscow, là động cơ hạt nhân không bị ảnh hưởng theo xác minh ngay sau đó của Cơ quan Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân Na uy: không có gia tăng phóng xạ của nước biển trong vùng, gần biên giới sau khi tai nạn xảy ra.
Điện Kremlin cũng có những lý do khác để giấu nhẹm các chi tiết của tai nạn này. Thật khó có mối liên hệ với thảm kịch của tàu ngầm Koursk cũng xảy ra trên biển Barents vào ngày 12.8.2000. Đây là tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga, với 118 thủy thủ chết ngay sau khi một trái ngư lôi nổ tung, khiến cho toàn bộ kho vũ khí trên tàu nổ theo, khắc ghi một dấu ấn sâu đậm trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Vladimir Putin. Từ đó kéo theo 5 tai nạn khác liên can tới bất tuân kỷ luật an toàn.
Có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân trên thế giới bị chìm?
Tổng cộng khoảng 9 chiếc đã bị chìm, hoặc do tai nạn hoặc do nghi ngờ bị phóng ngư lôi, dẫn đến những thiệt hại nặng nề: 2 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ, 4 chiếc của Hải quân Liên Xô, 2 chiếc của Hải quân Nga và 1 chiếc của Hải quân Trung Quốc. Chỉ có 3 chiếc bị thiệt hại về người và tài sản: 2 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ và 1 chiếc của Hải quân Nga.
Tất cả đều bị chìm vì những lý do kể trên, ngoại trừ chiếc K-9 bị phá hủy tại biển Kara, sau khi không thể sửa chữa và tháo dở lại quá tốn kém. Tất cả các tàu ngầm của Liên Xô và Nga đều thuộc Hạm đội Bắc. Mặc dù tàu ngầm LX K-129 mang tên lửa đạn đạo hạt nhân khi bị chìm, nó lại dùng động cơ diesel nên không nằm trong danh sách kể trên.
- Xem thêm: ‘Quan tài hạt nhân’ của Mỹ
Trong số 8 chiếc bị chìm, có 2 do hỏa hoạn gây ra, 2 do nổ hệ thống vũ khí và 1 do bị tràn nước, 1 do thời tiết xấu và 1 do động cơ hạt nhân bị hỏng. Một tàu ngầm Trung Quốc bị chìm không có nguồn tin độc lập xác minh. Và sau cùng, chiếc USS Scorpion bị chìm vì những lý do không rõ ràng. Tất cả đều lâm nạn tại Bắc bán cầu hoặc trong biển Bắc Đại Tây Dương, hoặc biển Barents hay biển Bắc cực.
Hoa Kỳ
Chiếc USS Thresher: Tàu ngầm đầu tiên trong lớp của mình, chìm vào ngày 10.4.1963 khi lặn thử trong vùng nước sâu, đã bị nước thấm vào, hỏng động cơ và thiết bị an toàn không hoạt động. Nó đã lặn sâu quá mức cho phép và bị áp lực nước phá vỡ con tàu. Thủy thủ đoàn gồm 129 người chết ở cách mủi Cod, phía Đông nước Mỹ 350 km.
Chiếc USS Scorpion: Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Skipjack chìm ngày 22.5.1968. Ủy ban điều tra kết luận: không thể xác định nguyên nhân của tai nạn! Có người nói nó bị một chiếc trực thăng Liên Xô bắn trúng. 99 người trên tàu thiệt mạng tại một nơi cách Açores 740km về hướng Tây Nam.
Liên Xô
Chiếc K-27: Tàu ngầm duy nhất thuộc lớp tháng 11/dự án 645 (theo cách xếp loại của Liên Xô) bị hư hại không thể sửa chữa do một tai nạn hạt nhân (thiếu thanh kiểm soát) vào ngày 24.5.1968. 9 thủy thủ mất mạng. Sau khi ngưng lò phản ứng và khóa chặt nó lại, Hải quân Liên Xôn chôn con tàu trong vùng nước sâu thuộc biển Kara vào ngày 6.9.1982, bất chấp những khuyến cáo của Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA).
Chiếc K-8: Tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp tháng 11/dự án 627, chìm ngày 11.4.1970 khi phát hỏa trên tàu. Nó phải nổi lên mặt nước, nhưng gặp phải một cơn sóng to. Thoạt tiên, 52 thủy được cứu khỏi tàu, nhưng sau đó phải quay trở lại để cố lôi nó về bến. Tất cả đều chết chìm theo nó. Còn lại 73 người trên tàu cứu hộ còn sống sót. Vị trí: vịnh Gascogne cách Tây Ban Nha 490km về hướng Tây Bắc.
Chiếc K-219: Thuộc lớp Yankee/dự án 667A, chìm do nổ tên lửa vào ngày 3.10.1986, khi đang kéo về cảng. Tất cả thủy thủ đòan sống sót, ngoại trừ 6 người còn ở trên tàu trong lúc kéo đi. Địa điểm: cách Bermudes 950 km về hướng Đông, thuộc Bắc Đại Tây Dương.
Chiếc K-278 Komsomolets: Tàu ngầm hạt nhân duy nhất thuộc lớp Mike, chìm vì hỏa hoạn trên tàu ngày 7.4.1989. 27 thủy thủ được cứu sống, 42 người chết do hít phải khí độc.
Chiếc K-429: Chìm 2 lần, đều được vớt lên an toàn.
Nga
Chiếc K-141 – Koursk: Tàu ngầm lớp Oscar chìm tại biển Barents vào ngày 12. 8.2000 sau khi nổ trong khoang ngư lôi, làm 118 người chết. Xác tàu, ngoại trừ khoang trước. được vớt lên.
Chiếc K-159: Vỏ tàu ngầm thời Liên Xô, thuộc lớp tháng 11, tháo dỡ vũ khí, bị chìm tại biển Barents vào ngày 28.8.2003, khi một trận bão kéo trôi cầu cảng đi theo dòng nước. 9 người chết trong tai nạn.
Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên kiểu 092 mang tên 406 Changzheng vào ngày 31.3.1981, đưa vào biên chế năm 1987. Chiếc thứ nhì mang số vỏ tàu cùng tên, xuất xưởng năm 1982, bị chìm giữa biển vào năm 1985.