Tổ chức gia đình cũng là chiến lược kinh doanh. Chuyên gia tâm lý người Mỹ, Patrick Lencioni, cho biết:
“Thời gian đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, tôi gặt hái nhiều thành công hơn là quản lý gia đình của mình. Sau đó, qua tư vấn cho khách hàng, tôi hiểu được nếu chỉ tập trung vào công ty thay vì gia đình, thì công việc kinh doanh của họ cũng sẽ không có hiệu quả. Vì thế, tôi muốn chia sẻ với mọi người những cách thức từng áp dụng với khách hàng của mình có thể giúp ích bạn tổ chức gia đình tốt hơn”.
Hãy xác định những giá trị cốt lõi. Về phương diện kinh doanh, những công ty cần xác định cốt lõi của họ để có thể định hình trong việc thực hiện mọi quyết định một cách đúng đắn. Muốn áp dụng ý tưởng này cho gia đình, hãy nghĩ đến những điểm khác biệt gì của bạn đời mà bạn khâm phục, ngưỡng mộ. Vì thế, đừng sợ phải nói ra điều bạn nghĩ hay ủng hộ chồng/vợ của mình.
Luôn thiết lập một ưu tiên hàng đầu duy nhất. Nếu với bạn, mọi thứ đều quan trọng, thì không có vấn đề gì. Nhiều công ty bị thất bại bởi vì dàn trải thời gian, năng lượng quá mỏng. Bạn hãy trả lời câu hỏi: “Ngoài những trách nhiệm ngày qua ngày, nếu chúng ta hoàn thành một vấn đề lớn như một gia đình trong những tháng tiếp theo, sẽ có được điều gì?”. Sau đó, hãy thực hiện chúng. Đó có thể là bất cứ điều gì, từ việc “giúp con cái luôn khỏe mạnh” cho đến “dành nhiều thời gian bên nhau như một gia đình lúc ở nhà”.
Duy trì những giá trị và ưu tiên hàng đầu giá trị hữu hình. Bạn không cần làm một tấm bảng đặc biệt để nhắc nhở mình những điều quan trọng, chỉ cần có sẵn một bảng tham khảo. Có thể là ghi chú ra những giá trị, ưu tiên hàng đầu của gia đình, dán vào những chỗ dễ thấy trong nhà để mọi người cùng đọc và thực hiện hằng ngày.
Đừng đưa ra những quyết định vội vã. Các công ty – và gia đình có xu hướng thực hiện những cam kết vội vã, trước khi hiểu được những vấn đề có liên quan. Thông thường, đó không phải là một dự án lớn duy nhất, nhưng khiến cho sinh hoạt gia đình có thể bị đảo lộn.
Không nhầm lẫn giữa chiến lược lâu dài và chiến thuật ngắn hạn. Với các bậc phụ huynh, điều này có thể mang tính thảo luận về điều cần có trong bữa ăn tối gia đình, cũng giống như để thay đổi những công việc.
Bạn có thể thử đưa ra một quyết định về tài chính, hình thức kỷ luật gia đình trong khi vừa chải răng, đưa đón con cái đi học. Những vấn đề quan trọng có thể chiếm khoảng thời gian ngắn hoặc mất hoàn toàn các chi tiết nhỏ nếu bạn không ngừng lại, sàng lọc và quay trở lại vấn đề sau đó.
Thường xuyên đánh giá sự tiến bộ cũng là một giải pháp. Đừng bao giờ than thở vì chỉ làm vấn đề càng tệ hại hơn. Các gia đình cần gặp nhau mỗi tuần một lần, có thể không quá mười phút, để đánh giá điều gì đang tiến triển, điều gì cần điều chỉnh để thực hiện phù hợp với thời gian và ưu tiên.
Thỉnh thoảng, hãy rời phòng làm việc. Hầu hết các giám đốc điều hành dễ gặp tình trạng “nghiện adrenaline”, nghĩa là không bao giờ tin rằng họ có thể sống chậm, thôi không nghĩ về một viễn cảnh lớn bởi vì có quá nhiều việc phải làm ngay lúc này. Và, kết thúc không thể tránh khỏi là sự thất bại.
Các bậc phụ huynh cần dành thời gian như một cặp vợ chồng để bình tĩnh xem xét lại bức tranh toàn cảnh lớn hơn của gia đình mình, ngay cả nếu điều đó là một cuộc dạo chơi ngắn. Một cuộc hẹn hò dài ngày hoặc ngày nghỉ cuối tuần bên ngoài có thể tạo sự ngạc nhiên lớn, nếu bạn chấp nhận một khoản phí để thuê người phụ việc nhà.
Hoan nghênh những xung đột mang tính xây dựng. Khi giám đốc điều hành công ty không thể tranh luận, sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. Gia đình cũng vậy. Hãy nhớ rằng quá nhiều có khuynh hướng làm phát sinh một cuộc tranh cãi lộn xộn, căng thẳng.