Cuộc sống bận rộn, làm việc nhiều, nghỉ ngơi đầy đủ càng cần thiết. Ngay cả khi bạn không đủ thời gian để ngủ bất cứ lúc nào muốn, hãy làm theo những cách sau để có thời gian ngủ. Nhờ vậy, cơ thể và tâm trí bạn luôn ở trạng thái tốt nhất trong ngày khi thức dậy.
Giấc ngủ rất cần cho hoạt động tối ưu của não. Ngủ đủ giấc không chỉ quan trọng với tâm trí và cảm xúc, còn giúp phục hồi toàn bộ cơ thể. Khi ngủ, một số chức năng quan trọng của cơ thể hoạt động nhằm chữa khỏi và hiệu chỉnh tim và mạch máu; cân bằng hóc môn điều chỉnh cơn đói; ổn định đường huyết; kích hoạt chức năng hệ miễn dịch.
David Cunnington, giám đốc trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Melbourne, Úc, cho biết: ”Ngủ đủ giấc là chìa khóa sức khỏe của mọi lứa tuổi. Hãy nhận thức được giấc ngủ là ưu tiên, thay vì bất tiện. Đây là một quá trình thay đổi cách suy nghĩ từ chỉ ngủ khi bạn cần sang ngủ đủ giấc”. Khi bận rộn, bạn thường giảm giờ ngủ để có thêm thời gian trong ngày. Kết quả là, bạn có thể làm việc lâu hơn bằng cách hi sinh giấc ngủ, nhưng không có nghĩa sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Xác định ranh giới giữa công việc và ngủ. Nghiên cứu của tổ chức sức khỏe Giấc ngủ cho thấy mối liên quan giữa các bất ổn giấc ngủ với làm việc nhiều giờ trước khi ngủ. Vậy nên, hãy thiết những lập ranh giới cho công việc. Ngưng làm việc ít nhất là một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mặc dù điều đó có vẻ như khiến bạn bỏ lỡ nhiều việc, nhưng ngủ không đủ giấc sẽ cản trở năng suất làm việc vào ngày hôm sau.
- Xem thêm: 4 bài tập hiệu quả để có giấc ngủ ngon
Xem lại chế độ ăn uống. Thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là chất caffeine. Khi không nghỉ ngơi đầy đủ, bạn thường uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine để nạp năng lượng. Mặc dù caffeine có thể hiệu quả, nhưng hãy tiêu thụ có chừng mực và tránh uống vào buổi chiều, vài giờ trước khi ngủ.
Ăn trước khi ngủ vài giờ đồng hồ dễ làm gián đoạn giấc ngủ, bởi sự tiêu hóa có thể làm bạn tỉnh táo, ợ nóng hoặc các vấn đề về dạ dày, nhất là thức ăn cay hoặc nhiều đường. Tốt nhất, hãy ăn bữa tối sớm, cân bằng và lành mạnh, sau đó không ăn uống món gì cho đến sáng hôm sau. Mặc dù, đồ uống có chất cồn có thể tạo cảm giác thư giãn và dễ ngủ, nhưng chỉ sau vài giờ lượng đường trong máu sẽ giảm, khiến bạn thức giấc. Hãy chế đồ uống chứa cồn vào giờ đi ngủ.
Điều chỉnh giờ ngủ. Bạn sẽ khó ngủ hơn, nếu không điều chỉnh giờ ngủ. Bởi nhịp sinh học cơ thể chịu sự chi phối bởi ánh sáng, thời gian ngủ và thức dậy. Thói quen ngủ càng điều độ, càng dễ ngủ và thức dậy vào thời điểm bạn muốn.
Nếu chỉ có 7 giờ đồng hồ để ngủ, hãy điều chỉnh thời gian ngủ giống nhau vào mỗi tối. Ví dụ, ngủ lúc 10 giờ 30 mỗi tối và thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi buổi sáng. Tránh ngủ ít trong tuần, sau đó cố gắng ngủ bù vào cuối tuần, có thể làm gián đoạn nhịp độ giấc ngủ. Thay vào đó, hãy thiết lập giờ ngủ có thể duy trì suốt 7 ngày trong tuần, và cố gắng hết sức để thực hiện.
- Xem thêm: Mất ngủ, ngủ muộn, liệu có thể ngủ bù?
Thực hành kỹ thuật thư giãn. Cuộc sống bận rộn khiến bạn khó có thời gian để thư giãn. Bằng cách tìm một hoạt động làm giải tỏa căng thẳng (như giảm bớt ánh sáng đèn, nghe nhạc êm dịu, tắm nước ấm, vươn duỗi, viết nhật ký, đọc sách nhưng không phải trên điện thoại, nói chuyện với người thân), giúp đem lại cảm giác thư giãn, và dễ ngủ hơn.
Nếu cảm thấy uể oải khi thức dậy vào buổi sáng, đó là một dấu hiệu tích cực. Giáo sư Drew Dawson, chuyên gia Giấc ngủ, Trường đại học Australia, cho biết:”Nhìn chung, cảm giác uể oải khi thức dậy là kết quả của một giấc ngủ sâu lắng”.