Chính phủ Thein Sein còn tỏ ra khéo léo khi chính thức nhờ Singapore giúp đỡ cải cách các lĩnh vực pháp lý, ngân hàng, và tài chính nhằm chuẩn bị cho làn sóng đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế.Singaporelà một nước phát triển với thể chế tốt nhất so với các nước trong khối ASEAN. Do đó, nhờ Singapore giúp đỡ thay vì Trung Quốc hay một nước phương Tây nào đó, Myanmar dường như đang làm được một công đôi việc một cách rất chiến lược: học hỏi ở chỗ đáng học hỏi mà không phải “ngã” quá mạnh theo phương Tây trong con mắt của Trung Quốc.
Từ những diễn biến ở trên, có thể thấyMyanmarđã có những bước đi ban đầu đúng hướng nhằm từng bước thoát khỏi những hệ lụy của mấy thập niên dưới chế độ quân nhân. Nếu hành trình này được thúc đẩy với sự thành tâm của Naypyidaw thì mộtMyanmarđổi mới sẽ là một điểm sáng trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra nhận định rằng: “Chính phủ mới đang đứng trước một cơ hội lịch sử để thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao mức sống của người dân.Myanmarcó triển vọng tăng trưởng cao và có thể trở thành một biên giới kinh tế mới của châu Á…”.
Trong sự so sánh giữaMyanmarvà ViệtNamdựa trên một số tiêu chí (xem bảng bên dưới) thìMyanmarcó trình độ phát triển tương đối thấp hơn cũng như có một vài bất cập nghiêm trọng hơn cả ViệtNam. Nhưng tương quan này có thể sẽ thay đổi nhanh chóng một khiMyanmarbắt đầu gặt hái những lợi ích từ cải cách (cũng như làm vững mạnh thêm tiến trình cải cách) và nếu như ViệtNamkhông có những bước tiến khả quan cho riêng mình.
Trước tiến trình phát triển của Myanmar, trong một chừng mực nào đó, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với Myanmar trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và khách du lịch quốc tế bên cạnh việc bảo vệ thị phần xuất khẩu của một số hàng hóa, đặc biệt là gạo. Tuy nhiên, đây là cú hích tích cực để ViệtNamchấn chỉnh lại mình một cách mạnh mẽ hơn. Tinh thần cải cáchMyanmarcó vài điểm tham khảo đơn giản nhưng có giá trị đối với tình hình ViệtNamhiện nay.
Trước hết, cải cách phải theo nguyện vọng của người dân. Việt Nam nên có những cuộc khảo sát rộng rãi toàn quốc để biết được những nguyện vọng của người dân và sử dụng như một động cơ tạo sức ép để vượt qua những rào cản “lợi ích nhóm” nhằm có những chính sách cải cách sâu rộng, đi sát với thực tế.
Trong nỗ lực đấu tranh với các tệ nạn như tham nhũng, lạm dụng quyền hành, cửa quyền… thì cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho giới truyền thông tiếp cận để chuyển tải chính xác những bức xúc của người dân cũng như đánh động dư luận trong những trường hợp bị bưng bít. Một nền báo chí trung thực, chính xác, đa chiều và không bị định hướng sẽ góp phần làm nhà nước vững mạnh hơn.
ViệtNamđang trong quá trình chuẩn bị sửa đổi hiến pháp. Nếu quyết tâm thì đây là cơ hội để đưa ra những thay đổi thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Một bản hiến pháp thành công, ở phương diện căn bản nhất, phải bảo vệ những quyền tự do, dân chủ của người dân, giới hạn quyền lực của nhà nước và làm tỏa sáng tinh thần thượng tôn pháp luật. Hiến pháp phải là điểm nương tựa pháp lý vững chãi cho mọi người dân, bất kể khuynh hướng chính trị, tôn giáo, và sắc tộc, một khi những quyền tự do chính đáng của họ bị xâm phạm. Và một bản hiến pháp tốt cần phải luôn được thực thi và bảo vệ. Theo đây, ViệtNamnên cân nhắc để thiết lập một tòa bảo hiến độc lập để giải thích hiến pháp một khi có những sự tranh chấp có liên quan.
Đối với những cải cách kinh tế, để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, công bằng và ổn định thì cần phải dựa trên việc xây dựng một nền tảng vững chắc. Theo đây, muốn tăng trưởng kinh tế thành công thì không thể nào lơ là yếu tố đơn giản nhưng quan trọng nhất là phải gia tăng năng suất. Thiếu những chính sách thiết thực để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất thì không khỏi có những trường hợp tăng trưởng nhưng bất ổn, tăng trưởng nhưng không đóng góp nhiều cho tiến trình phát triển.
Việt Nam cần phải có những động thái chính sách mạnh mẽ để “nói không” với những dự án đầu tư nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường, bong bóng kinh tế, và bức xúc xã hội trong khi vẫn tăng cường thu hút các nguồn đầu tư sạch, có công nghệ cao, và có nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực trong nền kinh tế. Muốn được như vậy thì phải có những cơ chế thông thoáng, minh bạch, và tạo dựng niềm tin.
Cạnh tranh với các nước trong khu vực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng và thúc đẩy phát triển nói chung nên được xem như là một cuộc chạy đua tích cực để cải thiện thể chế. Trong tinh thần này thì khái niệm đối thủ cạnh tranh không tồn tại, thay vào đó là bạn cạnh tranh để cùng nhau hướng tới một cuộc sống no ấm và tự do hơn cho người dân. MộtMyanmarcải cách là một người bạn tích cực của ViệtNam.
Các chỉ số mới nhất | Xếp hạng của mỗi nước trên tổng số nước được điều tra | ||||||
| Myanmar | ViệtNam | Singaporer | ||||
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (2011) | 180/182 | 112/182 | 5/182 | ||||
Chỉ số tự do kinh tế (2012) | 173/179 | 136/179 | 2/179 | ||||
Chỉ số phát triển con người (năm 2011) | 149/187 | 128/187 | 26/187 | ||||
Nguồn: Tác giả thu thập và sắp xếp từ các báo cáo kể trên của Transparency International, The Heritage Foundation & The Wall Street Journal, và UNDP
Trần Lê Anh (Đại học Lasell, Massachusetts – Hoa Kỳ)
Ảnh v.T