Là quốc gia thuộc ASEAN, mộtMyanmarđổi mới không những sẽ đem đến cho ViệtNamnhiều điều tham khảo hữu ích mà còn kích thích cạnh tranh một cách tích cực.
Mặc dù không phải ai cũng vội tin là nhà cầm quyền Myanmar sẽ thành công với định hướng mới, nhưng những gì đã và đang xảy ra từ khi chính phủ dân sự được thiết lập đã phần nào xóa bớt những nghi ngờ đối với chính phủ Thein Sein, tạo cơ hội cho những gia tăng hợp tác.
Một góc thành phốYangon,Myanmar
Trong nỗ lực đẩy mạnh cải cách, chính phủ Thein Sein cũng đã có những thỏa thuận (hoặc đang thương lượng) ngừng bắn với 11 nhóm sắc tộc có vũ trang. Theo lời Tổng thống Thein Sein, vì người dânMyanmarmuốn có hòa bình và ổn định trong nước cho nên quá trình cải cách củaMyanmarsẽ dựa trên những nguyện vọng của người dân. Nếu đây là thành tâm của chính phủMyanmarthì con đường cải cách củaMyanmarđang làm lóe lên nhiều tia hy vọng.
Và cũng vì nguyện vọng của người dân nên Naypyidaw đã quyết định ngừng công trình xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD được đầu tư bởi Trung Quốc cũng như nhà máy điện chạy bằng than trị giá 8 tỉ USD của một công ty Thái Lan. Hai quyết định này tất nhiên đã không làm hài lòng hai nước láng giềng, nhưng chúng cần thiết trong việc phần nào chứng tỏ sự quan tâm của chính phủ đối với dư luận. Hơn nữa, những động thái này cũng cho thấy Myanmar đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên có nhiều tác hại và đa phương hóa các nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giảm bớt ảnh hưởng kinh tế quá lớn của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện nay đang là nhà đầu tư lớn nhất tạiMyanmarvới đa phần các dự án tập trung vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Một số hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tạiMyanmarđã làm dậy lên làn sóng phản đối từ người dân địa phương, nhưng dưới thời chính phủ quân phiệt chúng vẫn được tiến hành.
Bên cạnh đó,Myanmarbắt đầu nhìn về phương Tây. Ông Thein Sein đã nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ cấm vận là động thái cần thiết nếu như phương Tây muốn thấy dân chủ phát triển mạnh mẽ ởMyanmar. Và đây cũng không nằm ngoài ý muốn của Mỹ; vấn đề chỉ là Mỹ đang muốn thấy thêm những bước tiến cải cách chắc chắn từMyanmar.Washingtoncũng đã có những động thái đáp trả lại những diễn biến tích cực của Naypyidaw, chẳng hạn như tuyên bố gần đây về việc sẽ trao đổi đại sứ giữa hai nước. Có ý kiến trong chính giới Mỹ cho rằng dường như có một sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ nhà cầm quyền Myanmar giữa hai phe cải cách và bảo thủ; do đó, những động thái tích cực của Myanmar cần được nhìn nhận và đáp ứng xứng đáng để ủng hộ cho tiến trình cải cách.
Một khi mà các cấm vận được dỡ bỏ, đầu tư từ các nước phương Tây sẽ tràn vàoMyanmarđể khai thác thị trường được cho là đầy tiềm năng trong tương lai này. Naypyidaw cũng đã gởi đi những tín hiệu đón chào nồng nhiệt, chẳng hạn như kế hoạch miễn thuế lên đến tám năm (và có thể kéo dài thêm nếu như đem lại nhiều lợi ích cho Myanmar) và những sửa đổi khác để làm cho luật đầu tư thông thoáng và cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.