Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
16/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã

Thục Miên Đăng bởi Thục Miên
19/05/2021
Trong Tư liệu
Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 8

Kremlin trở thành pháo đài bất khả xâm phạm và là biểu tượng chính của nước Nga

Share on Facebook

Người Nga đã làm cho Điện Kremlin biến mất như thế nào trong Chiến tranh thế giới lần 2

Đây là một trong những dự án cải trang đánh lừa quân sự lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai liên quan sự góp sức của hàng trăm ngàn công dân Moscow. Người Nga đã che giấu Điện Kremlin khỏi sự bắn phá của Đức Quốc xã như thế nào? Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Điện Kremlin đã chống lại 8 cuộc không kích toàn diện.

Tổng cộng 15 quả bom khác nhau ném từ trên không, hơn 150 quả bom gây cháy, thậm chí là một thùng dầu – đó là những thứ đã tấn công pháo đài thời Trung cổ của Moscow trong cuộc chiến. Nhưng Điện Kremlin không bị thiệt hại đáng kể. Làm thế nào Điện Kremlin có thể trụ vững như thế trong chiến tranh? Nikolay Spiridonov, chỉ huy của Điện Kremlin năm 1938-1953, có liên quan đến an ninh Kremlin ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 1
Điện Kremlin Moskva khi nhìn từ cây cầu Borovitsky. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các bức tường và tháp Kremlin được làm giống như những ngôi nhà chung cư

Điện Kremlin không chỉ là thành cổ của nước Nga mà còn là biểu tượng tinh thần của đất nước Xô Viết. Vì vậy, Spridonov đã gửi một tin nhắn bí mật tới Ủy ban Nội vụ Nhân dân lúc đó là Lavrentiy Beria – người đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch nhằm “che giấu” Điện Kremlin ngay lập tức. Nhiệm vụ không dễ dàng gì do phải lập dự án cải trang nhằm che giấu 28 hecta vuông lãnh thổ trong tầm nhìn của máy bay Đức – trong đó bao gồm các công trình cao tầng, như tháp Kremlin và tháp chuông Ivan Đại đế!

Vào ngày 22-7-1941, một quả bom Đức nặng 250 kg ném xuống Cung điện Kremlin nhưng may mắn… không nổ! Sau đó, tất cả các tòa tháp Kremlin được sơn lại bằng các màu khác nhau và được phủ bằng lều gỗ. Mọi mái nhà bên trong Điện Kremlin đều được sơn màu nâu gỉ để làm cho chúng không thể phân biệt được với các mái nhà điển hình ở Moscow.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 2
Dự án “cải trang” các tòa nhà Kremlin của Boris Iofan

Các khu đất lát đá cuội ở Điện Kremlin được phủ đầy cát. Lều được sơn trông giống như mái nhà trải dài trên các khu vườn Kremlin, với mặt tiền của các tòa nhà cũng được sơn để gây nhầm lẫn cho các phi công Đức. Kế hoạch khéo léo được đưa ra bởi Boris Iofan, kiến trúc sư Xô Viết nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Một trong những mục tiêu chính của kẻ thù là Lăng Lenin.

Lăng được giấu dưới một cái lều gỗ vuông khổng lồ để làm cho nó trông giống như một tòa nhà. Cơ thể Lenin đã được vận chuyển ra khỏi Moscow và chỉ trở về thành phố năm 1945. Sự an toàn của Điện Kremlin là mối quan tâm hàng đầu của Chính quyền Xô viết. Ngoài ra, mọi công trình quan trọng khác ở Moscow cũng được lưu tâm bảo vệ. Các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được ban hành, và hàng trăm ngàn người dân Moscow làm việc cật lực để bảo vệ thủ đô.

  • Xem thêm: Điệp viên hai mang được đồng minh và Đức Quốc xã ưu ái

Dân số thành phố vào khoảng 4,6 triệu người vào thời điểm đó (dân số đã giảm hơn một nửa con số đó sau khi sơ tán.) Nhiều công dân Moscow đã được huấn luyện phòng thủ dân sự trong những năm trước chiến tranh, và bây giờ, thật đáng buồn, đã đến lúc áp dụng kiến thức của họ. Các cửa sổ được che kín bằng băng keo và chính quyền Moscow phát lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt (từ 12 đến 5 giờ sáng, tất cả phương tiện giao thông, ô tô và người đi bộ trên đường phố đều bị cấm).

Hơn 200 xí nghiệp được sơ tán khỏi thành phố, trong khi hầu hết những nhà máy còn lại sản xuất hàng hóa, đạn và vật tư cho mặt trận. Hơn 200.000 tình nguyện viên đăng ký gia nhập các đội cứu hỏa dân sự. Hàng trăm ngàn người dân Moscow tham gia xây dựng các chướng ngại vật bên trong thành phố – đối với loại công việc này, mọi người được chính phủ giao nhiệm vụ (tất nhiên không có tiền lương nào được trả.)

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 3
Lăng Lenin cải trang thành một ngôi nhà gỗ

Trên hết, người dân Moscow đã xây dựng 2 tuyến phòng thủ rộng lớn bên ngoài thành phố. Ngày nay, hài cốt của họ vẫn có thể được tìm thấy trong các khu rừng ở khu vực Moscow. Các tòa nhà giả tạo xuất hiện trên khắp thành phố, trong khi các tòa nhà thật được cải trang đến mức không thể nhận ra. Mọi con đường lớn và nhỏ trong thành phố được sơn trông giống như bụi bẩn, trong khi những con đường giả được sơn trên các khu vực không có người ở, công viên… Đường cao tốc Leningrad, con đường chính giữa Moscow và phía Bắc, có mục đích chiến lược; vì vậy, nó được che dấu đặc biệt kỹ lưỡng với những tấm gỗ lớn mô phỏng mái nhà.

Trong nhật ký của mình, Nikolay Verzbitsky, người sống ở Moscow trong chiến tranh, mô tả ngày 7-11-1941: “Lễ kỷ niệm ảm đạm (kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười) với dòng người diễu hành trên đường – 200 người đàn ông và phụ nữ với xẻng và xà beng. Trời lạnh, gió lộng và tuyết rơi dày. Đài phát thanh bị trục trặc vào buổi sáng và được giải thích rằng đó là do người Đức phá hỏng chương trình phát sóng. Hàng trăm xe tăng đã tham gia cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ.

Nhưng một số người nói: ‘Tại sao những chiếc xe tăng này có mặt trong cuộc diễu hành mà lẽ ra chúng phải ở ngoài chiến tuyến! Stalin nói rằng cuộc chiến sẽ kéo dài trong vài tháng, nửa năm, có thể là một năm”. Để che giấu các nhà máy quan trọng chiến lược, đôi khi các bản sao ngụy trang của chúng được tạo ra. Ví dụ như ở vùng Nizhny Novgorod, nơi có một “bản sao” bằng kính và bìa cứng của nhà máy ô tô địa phương được tạo ra ở ngoại ô thành phố.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 4
Người dân Moskva xây dựng pháo đài chống tăng

Bản sao được thắp sáng cả ngày lẫn đêm và rất nhiều quả bom của Đức đã… ném nhầm xuống nó. Nhìn chung, Moscow đã phải hứng chịu 95 cuộc không kích của Đức vào ban đêm và 30 cuộc không kích vào ban ngày, được thực hiện bởi 7.200 máy bay ném bom. Người dân được phân công các công việc cụ thể: một số có nhiệm vụ loại bỏ các quả bom gây cháy. Như Tamara Rybakova nhớ lại: “Bom rơi xuống, đập vào mái nhà của chúng tôi.

Chúng được đưa ra ngoài bởi những người luôn canh chừng trên mái nhà và mẹ tôi cũng nằm trong số đó. Sau mỗi cuộc không kích, tôi và bạn bè đi ra đường, thu thập các mảnh vỡ vào bao tải và chuyển chúng đến các điểm thu gom kim loại phế liệu. Điều đó rất đáng sợ, khi còi báo động vừa tắt, mọi người đổ xô đến các hầm tránh bom. Tôi rất buồn vì mẹ không bao giờ đi cùng chúng tôi đến nơi trú ẩn, mẹ luôn ở trên mái nhà để vứt bỏ những quả bom”.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 5
Tháng 11-1941: hệ thống phòng không ngay trước Nhà hát Quân đội Liên Xô, Moscow

Điều đó không có nghĩa là cuộc sống trong thành phố dừng lại. Sau khi mối đe dọa không còn nữa và công việc cải trang thành phố được thực hiện xong, Nhạc viện Moskva bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại. Đại học Moscow cũng không ngừng hoạt động trong suốt cuộc chiến tranh khốc liệt – 106 bằng tiến sĩ và 520 bằng đại học được phát vào những năm 1941-1945. Thư viện và trường mẫu giáo vẫn hoạt động, cũng như các nhà hát và rạp chiếu phim – trong đó chủ yếu là các vở kịch và phim yêu nước.

  • Xem thêm: Bí ẩn chiếc tàu ngầm Losharik bốc cháy

Tính đến tháng 4-1942, các cuộc không kích của Đức đã phá hủy 19 nhà máy (316 bị hư hại), 69 tòa nhà công sở thành phố (110 bị hư hại), 226 ngôi nhà (641 bị hư hại) và hơn 2.000 người bị giết chết. Phía Đức mất gần 1.400 máy bay ném bom trên bầu trời Moscow. May mắn thay, đó là lần cuối cùng Moscow rơi vào tình trạng nguy hiểm khủng khiếp như vậy.

Điện Kremlin trở thành pháo đài bất khả xâm phạm và là biểu tượng chính của nước Nga như thế nào?

Hơn hai thế kỷ trước, Napoléon đã lên kế hoạch xóa sổ biểu tượng chính của nước Nga – đó là Điện Kremlin. Nhưng nhờ vào sức mạnh của tự nhiên và người dân Moskva, thảm kịch mới được ngăn chặn. Các pháo đài truyền thống của Nga (được gọi là các “kremlin”, trong đó bao gồm Điện Kremlin ở Moscow) được bảo tồn ở hàng chục thành phố cổ của Nga. Tuy nhiên, chỉ có một thành trì đã trở thành biểu tượng và trái tim quốc gia – Đó là Điện Kremlin ở Moscow.

Điện Kremlin hay Pháo đài Moscow không phải lúc nào cũng trông như ngày hôm nay bởi vì nó được đại tu hoàn toàn nhiều lần trong 800 năm qua. Cho đến thế kỷ 14, các hoàng tử Moscow sống trong một pháo đài bằng gỗ được làm từ những khúc gỗ sồi khổng lồ, có kích thước thậm chí còn gây kinh ngạc cho các nhà khảo cổ ngày nay.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 6
Người dân tham gia canh gác trên mái nhà hát Bolshoi

Tuy nhiên, thành trì bằng gỗ như thế không thể bảo đảm cho Moscow được phòng thủ hữu hiệu, và vì vậy vào năm 1367-1368, nó đã được thay thế bằng pháo đài làm từ đá vôi trắng. Tại thời điểm này, Kremlin được biết đến như một trong những pháo đài bất khả xâm phạm nhất ở châu Âu. Thế nhưng, đá vôi trắng cũng không phải là loại vật liệu có tuổi thọ cao cho nên sớm bị phá vỡ. Mệt mỏi vì thường xuyên phải sửa chữa Điện Kremlin, các hoàng tử Moscow cuối cùng quyết định xây dựng lại hoàn toàn. Vào nửa sau thế kỷ 15, Kremlin trở thành một công trình vĩ đại mà chúng ta biết ngày nay.

Lần lượt, tháp và tường được tháo dỡ và thay thế bằng những cấu trúc mới bằng gạch đỏ. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ 20, các bức tường của Kremlin được quét hoàn toàn vôi trắng. Trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc vào đầu thế kỷ 17, Kremlin chứng kiến sự chiếm đóng nước ngoài lâu nhất trong lịch sử của nó. Quân đội Ba Lan-Litva kiểm soát Kremlin trong 2 năm – từ 1610 đến 1612 – trước khi cuối cùng bị đánh bại bởi một đội quân tình nguyện Nga.

Tiết lộ về dự án cải trang Điện Kremlin che mắt không quân Đức Quốc xã - 7
Nhà hát Bolshoi cải trang thành một căn hộ chung cư

Tuy nhiên, sau đó nhà nước Nga phát triển nhanh chóng và mở rộng đáng kể biên giới, khiến Moscow nằm sâu trong hậu phương. Từ đó, Điện Kremlin mất đi ý nghĩa quân sự. Tất cả các khẩu súng được gỡ bỏ, và các tòa tháp bắt đầu đóng một vai trò trang trí hoàn toàn. Vào đầu thế kỷ 18, thủ đô được chuyển đến Saint Petersburg và Kremlin không còn là nơi cư ngụ của các Sa hoàng.

Giới cầm quyền Nga trở về Điện Kremlin sau khi những người Bolshevik chuyển thủ đô trở lại Moscow vào năm 1918. Trong cuộc chiến với Napoléon, Kremlin đã bị Đại quân Pháp chiếm giữ. Trong khi rút lui, Hoàng đế Pháp ra lệnh thổi bay nó, nhưng cơn mưa xối xả và người dân địa phương đã ngăn chặn hầu hết các vụ nổ. Mặc dù vậy, nhiều tòa nhà cũng đã bị hư hại nặng nề.

  • Xem thêm: Cuộc chiến gián điệp giữa Nga và Bắc Âu

Chỉ hai lần trong lịch sử, các ngôi sao đỏ trên tháp Kremlin đã tắt. Lần đầu tiên là trong Chiến tranh thế giới thứ hai vì chúng có thể đóng vai trò là vật thể định hướng cho máy bay ném bom Đức Quốc xã. Lần thứ hai là vào thập niên 1990 khi đạo diễn Nikita Mikhalkov quay bộ phim The Barber of Siberia (Người thợ cạo Siberia). Điện Kremlin ở Moscow ngày nay là một “bộ sưu tập” đặc biệt gồm các tòa nhà độc đáo từ các thời đại khác nhau. Các nhà thờ thời Trung cổ nằm rất gần với các cung điện lớn từ thời Đế quốc Nga và Liên Xô.

Từ khoá: Chiến tranh thế giới lần thứ 2điện KremlinĐức quốc xãKTNN 1043Nga
Bài trước đó

4 thói quen lành mạnh giúp chăm sóc sức khỏe

Bài kế tiếp

Cụ Hồ thức tỉnh, khi mọi người ngủ quên

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
Cụ Hồ thức tỉnh, khi mọi người ngủ quên

Cụ Hồ thức tỉnh, khi mọi người ngủ quên

MỚICẬP NHẬT

Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách - 1
Nghe nhìn

Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách

Đăng bởi Hải Lý
15/05/2025

Trong một thế giới nơi mọi khung hình đều có thể gợi cảm xúc, Xiaomi vừa đặt thêm một viên...

Xem thêmDetails
Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai? - 3

Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai?

15/05/2025
Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng - 2

Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng

15/05/2025
Samsung Vision AI Tour 2025: Khi chiếc TV không còn chỉ để xem - 1

Samsung Vision AI Tour 2025: Khi chiếc TV không còn chỉ để xem

15/05/2025
Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

14/05/2025

NỔI BẬT

  • Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai? - 3

    Hilton chọn Việt Nam mở màn châu Á – Tru by Hilton là ai?

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Xiaomi TV A Pro 2026: Mang cả rạp phim về phòng khách

    152 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên: Người bình thường có ý chí sẽ trở nên khác thường

    177 chia sẻ
    Chia sẻ 71 Tweet 44
  • Tổng Giám đốc Sheraton Saigon Grand Opera Hotel Julian Wong: ‘Các khách sạn 5 sao khác cũng đang trên hành trình giảm dấu chân carbon’

    164 chia sẻ
    Chia sẻ 66 Tweet 41
  • Redmi Note 14 Series Vàng Sa Mạc: Khi công nghệ khoác áo cảm hứng

    152 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.