Thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop trong vài năm tới.
Theo báo cáo: “Ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, ngành thương mại điện tử trên di động đang tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD.
Thương mại điện tử trên di động
Năm 2020, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD.
Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch COVID-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.
Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.
Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.
Một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới là JP Morgan đã đưa ra số liệu về doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.
Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.
Độ tuổi người dùng mua sắm trực tuyến
Trong năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng (so với 46 triệu năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng.
Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và còn khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).
Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.
Cũng theo báo cáo, nhóm khách hàng thế hệ Millennials và gen X đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z chỉ chiếm 70,6%.
Điều này có thể lý giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến đây chính là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến cần được lưu tâm.
Cuộc chiến thu hút người dùng của các nền tảng TMĐT
Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020.
Ngoài Shopee, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV.
Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.
Năm 2020 là năm Lazada có sự đầu tư rất mạnh trong hoạt động kinh doanh và marketing bằng việc hợp tác với các KOLs nổi tiếng nhằm cạnh tranh với đối thủ Shopee. Điều này đã giúp Lazada dẫn đầu về độ phủ của thương hiệu.
Nếu như Shopee dẫn đầu trong nền tảng website thì Lazada đã có bước tiến lớn trên nền tảng di động. Cụ thể, trong 3 quý đầu năm, Shopee vượt trội về số lượt tải nhưng trong quý 4, Lazada đã có sự bứt phá, và vượt lên trên Shopee về lượt tải kể từ tháng 11/2020.
Giới chuyên gia cho rằng TMĐT là “cuộc chơi” dài hơi dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Nói cách khác, đây là cuộc đua đường dài, không thể có thành quả trong ngày một ngày hai.
Đặc biệt có 2 ví điện tử nổi bật nhất là Momo và VNPAY. Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.
Với thói quen thanh toán không tiền mặt dần hình thành sau đại dịch Covid-19, JP Morgan đã đưa ra dự báo đến năm 2023, sẽ chỉ còn 15% các giao dịch thương mại điện tử thanh toán bằng tiền mặt. Thay vào đó, việc chuyển khoản ngân hàng và thanh toán qua thẻ sẽ là hai hình thức phổ biến nhất. Ví điện tử cũng sẽ là một phương án phổ biến với tỉ lệ 22%.
Từ báo cáo của Appota có thể thấy, thị trường thanh toán điện tử và thương mại điện tử tuy ghi nhận là một xu hướng bùng nổ sau đại dịch và gia tăng một lượng lớn người dùng mới nhưng xét về mặt doanh thu thì không có sự đột phá. Điều này có thể lý giải bởi tác động kinh tế do đại dịch đã tạo ra tình trạng bất ổn về