Một cửa hàng mỹ phẩm vừa nhập về một lô hàng mới, những hàng hóa này có cả hàng chính phẩm và hàng nhái và cùng được bày trên cùng quầy hàng. Hàng chính phẩm vừa lên kệ đã bực mình nói với hàng nhái: “Đồ vô liêm sỉ không biết xấu hổ, dám lấy cắp thương hiệu của ta hãy mau mau cút khỏi quầy này đi!”.
Hàng nhái vẻ khinh khỉnh nhìn hàng chính phẩm nói: “Lão huynh làm gì mà phải bực tức cho khổ thân, dù anh có nói anh là hàng chính phẩm người ta cũng không tin đâu, điều này phải để cho người tiêu dùng bình phẩm mới đúng chứ?”.
Hàng chính phẩm tức đỏ mặt đang định đốp chát lại thì một người mua hàng đi đến bên kệ hàng.
Hàng chính phẩm vội sửa sang lại tư thế và tươi tỉnh hẳn lên để đợi người khách mua hàng để ý đến mình. Người khách hàng quả nhiên cầm lấy món chính phẩm xem đi xem lại rất kỹ càng. Lúc này, ông chủ cửa hàng đi đến cầm món hàng nhái lên nói: “Tiểu thư, cô xem cái này đi?”.
Người khách hàng một tay cầm đồ chính phẩm một tay cầm đồ hàng nhái do dự một lúc rồi hỏi: “Hai cái này giống nhau như đúc, cái nào là thật, cái nào là giả đây?”.
- Xem thêm: Màu sắc và hương thơm
Ông chủ cửa hàng nheo mắt cười một cách xảo quyệt: “Tiền nào của ấy, trong lòng tiểu thư chắc đã định rồi”.
Người khách hàng nhìn hàng chính phẩm thấy giả rẻ, lại nhìn hàng nhái thấy đắt gấp rưỡi cô ta mỉm cười rồi bỏ đồ hàng nhái vào túi xách.
Sau khi nhận tiền và tiễn người khách ra cửa bà chủ hỏi ông chủ: “Sao hàng nhái mà lại bán giá cao thế có được không?”.
Ông chủ cười híp cả mắt mắt: “Người mua đều có tâm lý hàng đắt là hàng tốt mà ta lại bán được hàng nhái đắt hơn hàng chính phẩm, tiền đến tay mà không lấy có là đồ ngốc”.
Câu nói này lọt vào tai hàng chính phẩm không sót chữ nào; nó muốn khóc mà không có nước mắt, đường đường là thật lại thành giả mà giả thì lại hóa thật.
- Xem thêm: Chuyện người giàu và người nghèo