Tam giác Bermuda là một khu vực đại dương rộng lớn của nằm giữa Florida, Puerto Rico, và Bermuda. Trong vài thế kỷ qua, hàng chục tàu thuyền và máy bay được cho là đã biến mất một cách bí ẩn tại đây nên nó có biệt danh “Tam giác quỷ”.
Mọi người thậm chí còn suy đoán xa hơn rằng đó là một khu vực của những hoạt động siêu nhiên hoặc là có một số nguyên nhân khoa học tự nhiên kỳ lạ khiến cho khu vực này trở nên nguy hiểm, nhưng rất có thể đây chỉ đơn giản là một khu vực mà mọi người đã gặp rất nhiều vận xấu – ý tưởng cho rằng đó là một “cơn lốc diệt vong” là không thực, cũng như dã nhân Bigfoot hay quái vật hồ Loch Ness.
Tiếng xấu về Tam giác Bermuda bắt đầu từ Christopher Columbus. Theo nhật ký của ông, vào ngày 8 tháng 10 năm 1492, Columbus nhìn la bàn và nhận thấy có nhiều dấu hiệu lạ. Lúc đầu, ông không báo cho thủy thủ đoàn, bởi vì có một la bàn không chỉ đúng hướng có thể làm cho thủy thủ đoàn hoảng loạn. Có lẽ đó là một quyết định đúng đắn vì 3 ngày sau, khi Columbus phát hiện một ánh sáng kỳ lạ, thủy thủ đoàn đã sợ hãi đòi quay trở lại Tây Ban Nha.
Câu chuyện trên và nhiều chuyện khác cũng liên quan đến la bàn được lan truyền khắp khu vực, đồn rằng la bàn sẽ không hoạt động trong khu Tam giác, mặc cho điều này là không đúng hoặc ít nhất là nói quá sự thật. Mặc dù vậy, năm 1970, Đội phòng vệ duyên hải Hoa Kỳ, cố gắng giải thích lý do của những vụ mất tích trong khu Tam giác, đã nêu rõ:
“Thứ nhất, “Tam giác quỷ” là một trong hai địa điểm trên trái đất mà la bàn từ tính chỉ hướng tới phía Bắc thực sự. Thông thường, nó hướng về phía bắc từ tính. Sự khác biệt giữa hai cách chỉ được gọi là biến thế la bàn. Lượng biến thể thay đổi khoảng 20 độ một vòng quanh trái đất. Nếu tình trạng biến thể la bàn này xảy ra, hoa tiêu có thể bị mất phương hướng và và gặp rắc rối lớn”.
Mặc dù kể từ đó cho đến nay, biến đổi từ tính được lặp đi lặp lại trên nhiều tài liệu và các bài báo như một lời giải thích cho những vụ biến mất ở Tam giác quỷ, nhưng thực ra, nó đã một điều gì đó rất hiển nhiên mà bất kỳ thuyền trưởng (và các nhà thám hiểm khác) đều biết và đã phải đối phó từ rất lâu khi mà tàu và la bàn được phát minh. Đối phó với suy giảm từ trường thực sự chỉ là việc cỏn con và không có gì đáng quan tâm đối với bất kỳ hoa tiêu dày dặn kinh nghiệm nào.
Năm 2005, Đội Phòng vệ duyên hải xem xét lại vấn đề này sau khi một nhà sản xuất truyền hình ở London hỏi về nó cho một chương trình ông đang thực hiện. Trong trường hợp này, họ lại nói khác đi về các mẫu từ trường so với những gì đã tuyên bố trước đây,
“Nhiều lời giải thích đã trích dẫn những đặc tính từ trường bất thường trong ranh giới của khu vực Tam giác. Mặc dù từ trường trên thế giới luôn luôn thay đổi liên tục “Tam giác Bermuda” vẫn tương đối tĩnh. Đúng là một số giá trị từ trường đặc biệt đã được ghi nhận trong khu vực Tam giác, ngoài ra không gì khiến cho khu vực Tam giác khác thường so với bất kỳ nơi nào khác trên trái đất”.
Huyền thoại về Tam giác Bermuda hiện đại chỉ bắt đầu vào năm 1950 khi hãng tin Associated Press đăng một bài báo, được viết bởi Edward Van Winkle Jones, đưa tin về nhiều trường hợp tàu và máy bay biến mất trong Tam giác Bermuda, trong đó có 5 máy bay phóng ngư lôi của Hải quân Mỹ biến mất ngày 5 tháng 12 năm 1945 và các máy bay thương mại hãng “Star Tiger” và “Star Ariel” biến mất ngày 30 tháng 1 năm 1948 và ngày 17 tháng 1 năm 1949. Tin đồn rằng đã có khoảng 135 người không thể tìm thấy dấu vết, và tất cả đều mất tích xung quanh Tam giác Bermuda. Như Jones mô tả: “Họ đã bị nuốt trọn, không để lại một dấu vết”.
The Case for the UFO – một cuốn sách của M.K.Jessup xuất bản năm 1955 – bắt đầu hướng sự chú ý vào các dạng ngoài hành tinh. Sau cùng, vẫn không tìm thấy thi thể hoặc chiếc tàu chìm nào. Năm 1964, Vincent Gaddis H. – người đã đặt ra thuật ngữ “Tam giác Bermuda”, đã viết một bài báo nói rằng có hơn 1.000 người được phát hiện ở khu vực này. Ông cũng đồng ý rằng đó là một “khuôn mẫu của những sự kiện kỳ lạ”. Nỗi ám ảnh về “Tam giác Bermuda” đạt đỉnh cao vào năm 1970 với hàng loạt cuốn sách về chủ đề này được xuất bản, trong đó có cuốn sách bán chạy nhất The Bermuda Triangle của Charles Berlitz.
Tuy nhiên, nhà phê bình Larry Kusche, người đã xuất bản cuốn The Bermuda Triangle Mystery: Solved vào năm 1975, cho rằng các tác giả khác đã phóng đại những con số và đã không thực hiện bất kỳ nghiên cứu đúng nghĩa nào. Họ trình bày một số trường hợp mất tích như là “những sự kiện huyền bí” trong khi chúng không hề bí ẩn chút nào, và một số trường hợp được báo cáo thậm chí đã không xảy ra trong Tam giác Bermuda.
Sau khi nghiên cứu rộng rãi vấn đề này, Kusche kết luận rằng số lượng các vụ mất tích xảy ra trong Tam giác Bermuda không thực sự lớn hơn bất kỳ khu vực giao thương tương tự khác trên biển, và rằng họ đã trình bày những thông tin sai lạc, chẳng hạn như không báo cáo những cơn bão đã xảy ra trong cùng một ngày với những vụ mất tích, và thậm chí đôi khi còn như thể các điều kiện khác đều không đổi nhằm mục đích tạo ra một câu chuyện giật gân. Tóm lại: các tác giả trước đây đã không nghiên cứu và “dựng chuyện lên” một cách cố ý và cả vô ý
Cuốn sách vạch trần những huyền thoại được viết kỹ lưỡng đến nỗi hầu hết các chuyện thổi phồng về Tam giác Bermuda đều chấm dứt sau đó. Khi các tác giả như Berlitz và những người khác không thể bác bỏ những phát hiện của Kusche, kể cả những người kiên định nhất cũng gặp khó khăn trong việc duy trì những câu chuyện giật gân về Tam giác Bermuda. Tuy nhiên, nhiều bài viết trên các tạp chí, chương trình truyền hình và các bộ phim đã tiếp tục nhắc đến Tam giác Bermuda.
Vì số trường hợp mất tích ở Tam giác Bermuda không lớn hơn bất kỳ khu vực giao thương tương tự khác trên biển, chúng không thực sự cần một lời giải thích. Nhưng nếu bạn vẫn tin rằng Tam giác là một nghĩa địa tàu, so với các khu vực khác có cùng lượng du khách, đây là một số lời giải thích tự nhiên của Đội phòng vệ duyên hải để chống lại chuyện “người ngoài hành tinh” và một số chuyện huyễn hoặc khác.
Phần lớn các vụ mất tích có thể có liên quan đến những đặc điểm độc đáo của khu vực. Hải lưu Gulf Stream, một dòng hải lưu mạnh, ấm ở Đại Tây Dương xuất phát từ Vịnh Mexico, chảy qua eo biển Florida về phía Đông Bắc châu Âu, chảy cực kỳ nhanh và hỗn loạn. Nó có thể nhanh chóng xóa sạch bất kỳ bằng chứng về một thảm họa nào.
Các cơn bão Caribê Đại Tây Dương bất ngờ tạo ra các làn sóng có kích thước lớn cũng như các vòi rồng – một thảm họa đối với hoa tiêu và thủy thủ. Chưa kể đến khu vực này nằm ngay “con đường bão”. Địa hình đáy đại dương thay đổi từ bãi cát ngầm rộng lớn đến một số các rãnh biển sâu nhất thế giới. Với sự tương tác của dòng chảy mạnh trên các rạn san hô, địa hình luôn trong trạng thái nước triều lên, gia tăng mối nguy hiểm hàng hải mới
Một yếu tố không nên đánh giá thấp là con người. Một số lượng lớn các du thuyền đi qua giữa Bờ biển vàng của Florida (khu vực đông dân cư nhất trên thế giới) và Bahamas. Đáng buồn là hầu hết những chiếc thuyền này đều quá nhỏ để có thể vượt qua, thủy thủ đoàn không có đủ kiến thức về những mối nguy hiểm trong khu vực và thiếu kinh nghiệm đi biển.