Việc tái sử dụng chất thải ở ViệtNamnói chung còn rất hạn chế vì hiện vẫn làm theo kiểu thủ công là chính, thiếu an toàn và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trong khi các giải pháp xử lý chưa khả thi, chưa đủ lực để xây dựng nhà máy xử lý rác thải điện tử thì thiết nghĩ trước mắt, Nhà nước cần sớm có biện pháp quản lý lực lượng thu gom rác thải điện tử, quy định cách thức xử lý có thể chấp nhận được. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xem xét hỗ trợ về mặt công nghệ xử lý, đưa ra chế tài quản lý về môi trường đối với những cơ sở và cá nhân làm công việc xử lý rác điện tử, không nên “thả nổi” như hiện nay.
Lợi bất cập hại từ rác thải điện tử
Lâu nay, dân ta không có thói quen bỏ đồ điện tử hư ra bãi rác, mà thường bán cho người thu gom ve chai. Sau đó, rác thải điện tử sẽ được “mổ xẻ” để lọc lấy các kim loại quý hiếm nhằm mục đích tái sử dụng. Việc này tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận đông đảo dân nhập cư ở vùng ven nội thành. Cũng đã có một số công ty tiến hành thu gom, phân loại rác thải điện tử nhưng số lượng còn ít, chưa đáng kể. Phần chất thải có thể tái chế thường được đem bán cho những nơi chuyên khai thác, còn phần không tái chế được thì xử lý theo cách chôn lấp, gây nhiều nguy hại về môi trường.