Ngày xưa, theo ghi nhận có 9 chủng loài người. Họ không ăn chuối cả ngày. Những cá thể hominids thời tiền sử đã cho thấy những khoảnh khắc bộc lộ năng lực, lòng dũng cảm và bản năng sinh tồn mạnh mẽ của họ. Họ biết rõ nơi nào nên đứng ngoài những trận đại hồng thủy, khi nào phải chiến đấu với những chủng người khác và khi nào thì chung sống hòa bình. Từ những sự thật bất ngờ đến những bí ẩn gây tò mò, dưới đây là những thông tin hay nhất về tổ tiên loài người.
Họ đốt giường của mình
Border Cave (Hang động Biên giới) ở Nam Phi từng là nơi sinh sống của một cộng đồng người sơ khai. Khoảng 200.000 năm trước, những cá thể này là tổ tiên của loài người hiện đại sắp xuất hiện trên trái đất. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra hang động vào năm 2020, họ đã tìm thấy một điều thú vị: những cư dân trong hang đốt cháy các chiếc giường của họ.
Bên cạnh việc xác nhận rằng họ có thể tạo ra lửa theo ý muốn, nó cũng cho thấy họ là những chuyên gia kiểm soát dịch bệnh. Tro của những chiếc giường cũ được xếp thành các lớp mới với nhau cùng với các loại cây đuổi côn trùng. Ngày nay, chúng ta biết rằng tro có thể làm chết các côn trùng vì nó làm chúng bị nghẹt thở. Tuy chưa biết được các chi tiết tốt hơn, nhưng nhóm cá thể này đã hiểu được giá trị của tro như một phương tiện để giữ cho các chiếc giường của họ không bị dịch bệnh.
Chân dung hiếm thấy từ người sơ khai
Những tổ tiên của loài người là nhóm Australopithecus. Hóa thạch nổi tiếng nhất của họ là Lucy, một thành viên nữ của A. afarensis. Nhưng những người cực kỳ cổ xưa này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thật vậy, khi người ta tìm thấy các mảnh xương của một chủng khác, chủng A. anamensis không hề xuất hiện. Khám phá chỉ bao gồm răng, các xương chi và một vài mảnh sọ. Điều này không đủ để mang lại cho thế giới một chân dung.
Các nhà nghiên cứu đã đến Afar, Ethiopia. Năm 2019, phần còn lại của hộp sọ đã được tìm thấy. Vào cuối ngày, một hộp sọ nhỏ đã được ghép lại với nhau và việc tái tạo khuôn mặt cho thấy tổ tiên giống vượn hơn là giống người. Nhưng sinh vật độc nhất này đã trở nên vô giá vì một lý do khác.
Có tuổi đời 3,8 triệu năm, đó là những sinh vật lâu đời nhất của nhóm Australopithecus. Như vậy, điều đó đã giúp lấp đầy một khoảng trống quan trọng trong hồ sơ hóa thạch. Trong những năm qua, không có mối liên hệ nào giữa loài Australopithecus và tổ tiên loài người sống sớm nhất cách đây 6 triệu năm. Hóa thạch Ethiopia đã thu hẹp lại khoảng cách này.
Vụ tuyệt chủng đông đảo của 8 chủng loài người
Khoảng 300.000 năm trước, có 9 chủng loài người. Khoảng 10.000 năm trước, 8 chủng đã biến mất. Sự tuyệt chủng hàng loạt này chưa bao giờ được giải thích đầy đủ. Nhưng chủng sống sót duy nhất, Homo sapiens (tổ tiên trực tiếp của người hiện đại), có thể phải chịu trách nhiệm.
Tất cả 8 chủng đều bắt đầu phải ra đi, khi chủng Homo sapiens đến từ Nam Phi xuất hiện lần đầu tiên. Chủng người mới rất hung dữ và gây ra một trong những làn sóng tuyệt chủng động vật lớn nhất trên hành tinh, bao gồm cả loài voi ma mút lông cừu. Dĩ nhiên là làn sóng này cũng ảnh hưởng đến những chủng người khác.
Tại sao chủng Homo sapiens làm điều này? Các nhà nghiên cứu cho rằng xu hướng thực hiện hành vi diệt chủng, tranh giành lãnh thổ và khai thác tài nguyên, đều không có gì mới. Khi các bộ lạc của họ phát triển, về mọi phương diện, việc sử dụng bạo lực để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác là điều tất yếu.
Điều thú vị là người Neanderthal đã tồn tại lâu nhất, thực tế là một vài thiên niên kỷ. Một số bộ xương của họ cũng cho thấy dấu vết của chiến tranh. Cả tuổi thọ và các vết sẹo chiến đấu đều cho thấy rằng người Neanderthal đã không ra đi một cách lặng lẽ.
Loài ăn cỏ gây tranh cãi
Con người không phải lúc nào cũng rón rén đến gần loài linh dương. Hàng triệu năm trước, tổ tiên của chúng ta vẫn còn ăn cỏ và gọi nó là bữa tối. Nhưng mọi thứ không hoàn toàn đơn giản như vậy. Chỉ có một loài có thói quen ăn nhấm nháp lá cây trong số các thủy tổ của loài người cuối cùng đã không còn tồn tại.
Hãy gặp loài A. bahrelghazali. Được phát hiện ở Chad vào năm 1993, cái hàm 3,5 triệu năm tuổi tương tự như một loài khác đã biết là loài A. afarensis. Nhưng vì các hài cốt được tìm thấy ở xa bên ngoài khu vực đã phát hiện tất cả các mảnh vỡ của A. afarensis nên một số người đã cho rằng đây là một loài khác. Quyết định vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng bất kể loài này là gì, nó vẫn là người nguyên thủy và hàm răng của nó cho thấy nó chủ yếu ăn cỏ và những cây lách (giống cỏ mọc ở các đầm lầy).
Họ đã bước đi trên dòng chảy Pyroclastic
Dòng chảy Pyroclastic (Pyroclastic: đá mạt vụn núi lửa) thực sự không phải là thứ mà người ta nên đến gần. Những ngọn núi lửa phun ra một trận thác lũ bao gồm tro bụi, các mảnh vụn và nhiệt nung đốt nhanh chóng đổ xuống sườn dốc của chúng trong quá trình phun trào. Những đám mây cuốn đi nhanh là một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất của tự nhiên. Các lớp trầm tích bao phủ cảnh quan sau đó nóng đến mức không ai có thể đi bộ hoặc đi xe đến khu vực đó trong một khoảng thời gian. Khoảng 50.000 năm trước, chính xác có một nhóm người hominids đã dám làm điều đó.
Các dấu chân hóa thạch đã được tìm thấy vào năm 2001 ở gần thị trấn Roccamonfina của Ý. Hình dạng và độ dài của các sải chân cho thấy rằng những người Neanderthal đã di chuyển với tốc độ thoải mái qua các lớp trầm tích pyroclastic mới. Loại vật chất vẫn còn rất nóng sau vài giờ hoặc vài ngày, đồng thời lúc đó ngọn núi lửa có thể vẫn còn đang hoạt động, nhưng dường như không có gì gây trở ngại đối với cả nhóm người. Hiện vẫn chưa rõ tại sao họ lại dám tiến vào khu vực nguy hiểm như vậy. Có thể là do tò mò, hoặc có lẽ đó là do nhiều nguyên nhân; một đội cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân hoặc các thợ chế tạo công cụ đang tìm kiếm những viên đá núi lửa để sử dụng trong việc của họ.
Bí ẩn màu xanh lam
Các bản văn cũ không bao giờ đề cập đến màu xanh lam, thậm chí không phải là những cổ ngữ viết bằng tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái hay tiếng Trung Quốc. Người Ai Cập là những người đầu tiên viết mô tả về màu xanh lam sau khi họ phát minh ra thuốc nhuộm màu xanh lam đầu tiên. Từ khi điều đó xảy ra, thế giới dường như thức tỉnh với màu sắc. Câu hỏi là ở chỗ này. Phải chăng màu xanh lam khan hiếm đến mức không ai viết về nó hay là do những con người ban đầu không thể phân biệt được màu này?
Có khả năng tổ tiên của chúng ta không thể nhận ra các sắc màu xanh lam. Rốt cuộc, bầu trời là một màu xanh sống động và vẫn ở ngay đó để mọi người có thể nhìn thấy. Từ Lucy (thi thể hóa thạch 3,2 triệu năm tuổi) đầu tiên cho đến người Neanderthal cuối cùng, họ vẫn ngước nhìn lên cao và nhận thấy màu sắc của bầu trời. Nhưng vẫn không ai viết gì về màu xanh lam cho đến khi người Ai Cập sử dụng thuốc nhuộm màu xanh lam của họ, nhưng tại sao mọi người đột nhiên chú ý đến màu sắc, thì điều này vẫn chưa rõ ràng.
Những người sống sót ở Toba
Khoảng 74.000 năm trước, một ngọn núi lửa đã phun trào. Khi núi Toba gây thảm họa trên đảo Sumatra, đó là vụ phun trào núi lửa tồi tệ nhất trong 2 triệu năm qua. Lượng đá vụn và tro bụi trong bầu không khí khiến cho nhiệt độ giảm xuống. Kế đến là mùa đông xuất hiện chung quanh khu vực núi lửa, khí hậu khắc nghiệt đến mức một số chuyên gia tin rằng nó đã đẩy loài người đến bờ vực tuyệt chủng. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng là miền nam châu Phi.
Một vài năm trước, tro và thủy tinh của Toba đã được tìm thấy tại 2 địa điểm ở Nam Phi là Pinnacle Point và Vleesbaai đã cho thấy một điều đáng chú ý. Những người sống ở đó, trong và sau cơn thịnh nộ của núi lửa, không chỉ sống sót mà còn phát triển nữa. Hơn 400.000 đồ tạo tác cho thấy họ tiếp tục săn bắn, tạo ra lửa và các công cụ, và cư ngụ ở địa điểm này qua nhiều thế hệ. Làm thế nào họ sống sót sau một biến cố lạnh giá giết chết hầu hết loài người, điều đó vẫn chưa được giải đáp.
Vùng lân cận đa chủng tộc
Khoảng 1,9 triệu năm trước, có 3 chủng loài người khác nhau ở cùng một khu lân cận. Sự thật đột phá này đã được phát hiện khi hài cốt của họ đã được tìm thấy gần đây tại cùng một hang động ở Nam Phi. Vào giai đoạn này, A. africanus đã gần tuyệt chủng. Paranthropus robustus là một chủng người nhưng không phải là tổ tiên của người hiện đại. Chủng thứ ba có thể là H. erectus, một nhóm chỉ mới bắt đầu tồn tại trong 2 triệu năm.
Được tìm thấy gần Hệ thống hang động Drimolen Paleocave, không ai biết các nhóm người đã tương tác với nhau như thế nào, nhưng không có dấu hiệu bạo lực. Nhóm khảo sát cũng chưa quyết định được về hộp sọ của H. erectus, nhưng nếu hộp sọ thuộc về một trong số họ thì đây không chỉ là chủng H. erectus cổ xưa nhất từng được tìm thấy mà còn là một bí ẩn. Chủng này được coi là có nguồn gốc từ Đông Phi. Họ đã làm gì trong hang động này? Có lẽ họ có nguồn gốc từ miền nam châu Phi. Mặt khác, một nhóm ban đầu cũng có thể đã di cư xuống phía Nam vì vùng lân cận đã bị chiếm đóng bởi những chủng người già hơn nhiều.
Vườn Địa đàng ở Nam Phi
Bạn còn nhớ mỏm đất Pinnacle Point ở Nam Phi? Nơi mà những người sống sót sau vụ phun trào Toba? Ở đó có hàng loạt các hang động. Rất lâu trước khi biến cố “núi lửa mùa đông” xảy ra, khoảng 170.000 năm trước đó, những con người hiện đại sớm nhất đã sống trong các hang động. Các nhà khoa học phải mất nhiều năm nối ghép các cuộc sống và môi trường của họ lại với nhau, một điều đáng ngạc nhiên đã được tiết lộ.
Nhu cầu di cư vốn tồn tại ở một số loài động vật. Nhưng nơi đây đã nuôi dưỡng một hệ sinh thái độc đáo khiến các loài động vật ăn cỏ từ bỏ bản năng di cư. Loài linh dương vốn thích thời tiết tốt liên tục cũng như nguồn cung cấp thức ăn và nước uống dường như vô tận. Cộng đồng hang động cũng không phải đi xa để lấy thịt, lấy nước. Đó là Vườn Địa đàng diễn tả theo cách ngôn cho cả người lẫn các động vật. Thậm chí có khả năng quần thể Pinnacle Point đã lấy lại mức độ hoàn hảo này hàng ngàn năm sau, và cho những người sống sót ở Toba một nơi để xa lánh núi lửa mùa đông.