Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến tình trạng sức khỏe sa sút, ốm yếu, thậm chí sinh bệnh. Một số dấu hiệu và lời khuyên dưới đây cũng có thể cảnh báo bạn đang thiếu máu, vì vậy, đừng bỏ qua nhé.
Khi nói đến tình trạng thiếu máu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những dấu hiệu như: choáng váng, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng… Đây đúng là những biểu hiện cảnh báo bạn đang có nguy cơ thiếu máu và chúng được coi là biểu hiện dễ nhận biết.
Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nói cách khác là khi không có đủ hemoglobin, hoặc khi những tế bào này không làm tốt chức năng chúng cần phải làm. Các tế bào máu đỏ có trách nhiệm mang oxy đến cơ thể của chúng ta và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nếu các quy trình này không hoạt động đúng, chúng ta sẽ bị nhiễm độc carbon dioxide.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu
1. Da và bên trong mí mắt dưới có màu nhợt nhạt
Thiếu máu không chỉ gây ra những tác động bên trong cơ thể mà chúng còn biểu hiện ra bên ngoài và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Máu lưu thông khắp cơ thể mang lại màu sắc cho da và màng nhầy, do đó, khi cơ thể chúng ta không nhận đủ oxy hoặc bị giảm số lượng tế bào máu đỏ, da của chúng ta thay đổi màu sắc và chúng ta trông rất nhợt nhạt. Màu sắc nhợt nhạt không chỉ thấy ở da trên mặt mà có thể ở toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bàn tay, phần bên trong của mí mắt dưới và lưỡi.
2. Nhịp tim không đều
Nồng độ hemoglobin trong máu thấp làm cho tim hoạt động khó hơn bình thường trong việc bơm máu khắp hệ thống cơ thể. Tim sẽ phải làm việc hết sức cố gắng để cung cấp đủ oxy cho chúng ta sử dụng, do đó có thể dẫn đến nhịp tim không đều.
Thiếu máu cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến lưu giữ nước, điều này thậm chí còn gây căng thẳng hơn nữa cho tim. Ngoài ra, thiếu máu mãn tính có thể dẫn đến phì đại thất trái, mở rộng và dày lên các bức tường của tâm thất trái – buồng bơm chính của tim. Điều này có thể làm trầm trọng thêm suy tim sung huyết và thiết lập những gì các nhà nghiên cứu gọi là một chu kỳ luẩn quẩn “trong đó suy tim sung huyết (CHF) gây thiếu máu, và thiếu máu gây ra nhiều CHF hơn, và cả hai đều làm hư thận, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu và CHF”, tiến sĩ Stephen T. Sinatra của Viện Tim mạch Hoa Kỳ cho biết.
3. Mệt mỏi
Nếu cơ quan trong cơ thể không có đủ lượng oxy, cơ thể chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi và uể oải liên tục.
“Sắt hoạt động như một chiếc xe lửa vận chuyển oxy trong máu của bạn. Những người có lượng sắt thấp không có đủ oxy trong máu nên họ mệt mỏi, chóng mặt khi đứng dậy, bị sương mù não và cả tim đập nhanh”, tiến sĩ Theodore Friedman nói.
4. Gặp vấn đề trong tập trung
Tất cả các cơ quan của chúng ta cần oxy hoạt động tốt và não cũng không phải là ngoại lệ. Nếu mức oxy đến não thấp hơn mức cần thiết, chúng ta không thể suy nghĩ rõ ràng và khả năng tập trung kém đi, nói cách khác là bị mất tập trung.
Theo tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 2 tỉ người bị thiếu máu do thiếu sắt. Trang web của cơ quan y tế công cộng lưu ý rằng “thiếu sắt là tình trạng rối loạn dinh dưỡng phổ biến và phổ biến nhất trên thế giới, và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ và trẻ em”.
Sắt là khoáng chất cung cấp cho máu màu đỏ và cần thiết để sản xuất hemoglobin, vận chuyển oxy khắp cơ thể. Nếu không có đủ lượng sắt, cơ thể thiếu oxy và phải vật lộn để thực hiện các hoạt động cơ bản hằng ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu là mệt mỏi và không có khả năng tập trung. Dần dần, hiệu suất hoạt động của một người bắt đầu giảm đi.
5. Móng tay giòn, nứt nẻ môi
Nếu móng tay của bạn bị giòn hoặc phát triển một hình dạng giống như muỗng thì đây có thể là một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, triệu chứng này không được biết đến nhiều. Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, móng tay cần oxy để khỏe mạnh.
Hầu hết chúng ta cho rằng đôi môi bị khô hoặc nứt nẻ là do đi gió, ánh mặt trời hay nhiệt độ lạnh khiến cơ thể mất nước. Thế nhưng thực tế, thiếu máu cũng có thể gây ra các dấu hiệu này, thường gặp nhất là ở khóe môi.
Cách cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả
Có nhiều loại thiếu máu và cách điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn có dấu hiệu thiếu máu, hãy thử làm một số cách tự nhiên sau đây xem. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí còn dày hơn thì bạn nên đi khám ngay lập tức.
1. Cải thiện mức độ axit dạ dày
Khi dạ dày của chúng ta không tạo ra đủ axit, cơ thể chúng ta không thể phá vỡ thức ăn ở mức độ cần thiết và điều này có thể gây ra sự kém hấp thu các khoáng chất và vitamin, bao gồm sắt và vitamin B12. Bạn có đủ chất dinh dưỡng với thực phẩm và các chất bổ sung nhưng nó không đi vào cơ thể, và đó cũng là lý do bạn bị thiếu máu.
Cách cải thiện mức axit thấp:
- Pha loãng một muỗng canh giấm táo trong một cốc nước và uống 15 phút trước bữa ăn.
- Thêm gừng vào các món ăn để kích thích tiêu hóa.
- Thức ăn lên men cũng cải thiện tiêu hóa
2. Ăn thức ăn lên men
Thực phẩm lên men có chứa probiotic, vi khuẩn tốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Những vi khuẩn này được biết rằng có khả năng chữa lành niêm mạc ruột, tăng cường tiêu hóa. Một số thực phẩm lên men bao gồm: dưa cải bắp, kefir, pho mát tươi, sữa chua, miso…
3. Tăng lượng folate
Folate là một dạng vitamin B9 và đóng một vai trò quan trọng với nhiều chức năng trong cơ thể của chúng ta, bao gồm xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực phẩm giàu folate bao gồm: rau xanh, đậu, đu đủ, trái cây họ cam quýt, các loại ngũ cốc…
4. Tăng lượng B12
Vitamin B12 cũng là một yếu tố thiết yếu của các tế bào máu đỏ khỏe mạnh. Người ăn chay, và phụ nữ mang thai có thể có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12. Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: thịt, trứng, sữa, cá, hải sản…
5. Tăng lượng sắt
Sắt là một trong những yếu tố cần thiết cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt. Đó là một khoáng chất quan trọng cho sản xuất tế bào máu đỏ và sự thiếu hụt của nó rất có khả năng gây thiếu máu. Có hai cách để tăng lượng sắt – thông qua bổ sung và thực phẩm.
Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: thịt đỏ, rễ củ cải đỏ, gan động vật, rau bina, bông cải xanh, đậu lăng và đậu, quả hạch, các loại hạt…