Bạn muốn trở thành một bậc cha mẹ mẫu mực? Bạn muốn nuôi dạy các con thật ngoan ngoãn, khỏe mạnh và mang lại hạnh phúc cho chúng? Bí quyết là hãy tạo một quan hệ gắn bó gần gũi với các con. Sau đây là từng bước dẫn chúng ta đến mục đích.
Một cam kết suốt đời
Vấn đề phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với các con của bạn bắt đầu bằng một cam kết vô điều kiện trọn đời với chúng. Chẳng hạn như lời cam kết như sau: “Cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra, (ba) mẹ vẫn luôn yêu thương và nâng đỡ con”. Khi tôi (tác giả) lớn lên, cha tôi vẫn thường nhắc lại tình thương và lời cam kết của ông. Lời nói của cha tôi đem lại cho tôi sự an tâm, tin tưởng.
Bạn muốn ám chỉ điều gì?
Dĩ nhiên là tôi yêu con tôi và tôi vẫn luôn nói với cháu như thế. Nhưng điều đó không có nghĩa là cháu không cần một kỷ luật nào hết. Nói với các con rằng bạn yêu thương chúng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần biểu lộ tình thương bằng hành động mỗi ngày để chúng cảm nhận được điều đó, và khi chúng ta hành xử như vậy, bạn sẽ không cần áp dụng kỷ luật nhiều với các con.
Nhưng hành động như thế nào?
Hãy kết nối với các con với sự ưu tiên nhiều nhất dành cho chúng. Biểu lộ tình thương bằng hành động nghĩa là phải nhìn những sự việc từ góc nhìn của các con, và luôn luôn nhớ rằng đôi khi con cái có thể làm cho chúng ta phát điên đầu. Dù vậy, chúng ta vẫn phải đến với chúng bằng đôi tay chào đón và yêu thương.
Có mất nhiều tâm lực để thực hiện điều đó hay không?
Phải mất nhiều nỗ lực khi bạn muốn quan tâm chăm sóc cho người khác, nhưng khi chúng ta bộc lộ điều đó với con cái, thông thường chúng ta sẽ tìm thấy được sức mạnh để hành động và điều đó làm cho chúng ta cảm thấy đáng sống hơn.
90% những người hấp hối trên giường bệnh đã nói rằng điều ân hận lớn nhất trong đời họ là đã không gần gũi với những người khác trong đời họ.
Và gần như đối với tất cả các bậc cha mẹ, con cái của họ đều nói rằng chúng vẫn mong mỏi họ dành ra thêm thời gian cho chúng.
Dành ra bao nhiêu thời gian mới là đủ?
Sự hiện diện của bạn nghĩa là chứng tỏ bạn có sự quan tâm. Giống như hôn nhân hay quan hệ bạn bè, mối quan hệ của bạn với các con của bạn cần có sự quan tâm tích cực để phát triển mạnh.
Quan tâm đi đôi với yêu thương. Hẳn nhiên, sự quan tâm đòi hỏi thêm thời gian. Nhưng bí quyết của một mối quan hệ lớn lao là dành ra một số thời gian tập trung chăm sóc chỉ dành riêng cho con bạn mà thôi.
Trên thực tế bạn phải làm gì?
1. Khởi đầu ngay bằng một nền tảng vững chắc
Sự gắn bó trong quan hệ phụ-mẫu-tử xuyên qua những kết quả cuộc sống xuất phát từ mức độ gắn bó giữa cha mẹ và con cái tới bao nhiêu, tất cả ngay từ lúc khởi đầu.
Ví dụ: nghiên cứu cho thấy rằng những bậc cha mẹ từng bỏ công việc làm suốt một tuần lễ hoặc hơn nữa để chăm sóc khi con của họ chào đời – đã tạo được mối quan hệ gần gũi với con ở từng giai đoạn sau đó trong cuộc đời, kể cả khi người con bước vào tuổi thiếu niên hay đã là sinh viên.
2. Hãy nhớ rằng tất cả những mối quan hệ đều phải trả giá
Những gắn bó phụ mẫu tử tốt đẹp không triển nở vô ích. May mắn thay, con cái bẩm sinh đã biết yêu kính cha mẹ chúng. Miễn là chúng ta không chối bỏ điều đó, chúng ta có thể duy trì được mối quan hệ vững chắc.
Khi con cái đã trưởng thành, mối quan hệ này vẫn cần thiết được duy trì một cách tự nhiên, nếu không những thách thức của cuộc sống hiện đại có thể sẽ xói mòn nó.
3. Thời gian ưu tiên dành cho con
Bạn sẽ cần phải bỏ ra một số thời gian cụ thể để tạo mối quan hệ tốt đẹp với các con của bạn. Thời gian chất lượng là chuyện hoang đường bởi vì không thể có một chuyển hướng đột ngột để tạo được sự gần gũi.
Hãy hình dung bạn là người làm việc toàn thời gian, bạn dành ra một buổi tối với chồng bạn, do bạn và chồng bạn đã không có dịp gặp nhau trong sáu tháng qua. Như vậy, liệu anh ấy có thể thổ lộ tâm sự ngay lập tức với bạn được không?
- Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ tốt với con cái
Trong các mối quan hệ, không thể nói đến vấn đề số lượng và chất lượng. Chẳng hạn bạn không thể hy vọng đạt được mối quan hệ tốt đẹp với con gái bạn nếu bạn dành tất cả thời gian cho công việc và con gái bạn dành toàn thời gian cho các bạn bè của cháu.
Áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày là những trở ngại, nếu chúng ta muốn có một mối quan hệ tốt hơn với con cái, chúng ta phải tạo được thời gian để thực hiện điều đó.
4. Hãy bắt đầu với niềm tin, nền tảng của một mối quan hệ tốt đẹp
Niềm tin phải khởi đầu từ thuở thơ ấu. Vào thời gian bé lên 1 năm tuổi, niềm tin của bé đối với cha mẹ tùy thuộc vào sự gặp gỡ những nhu cầu thể chất và cảm xúc của bé.
Qua thời gian, chúng ta biết được niềm tin của con trong những hình thức khác: theo sau lời hứa chúng ta sẽ chơi game với bé sau đó, đừng làm mất sự tin tưởng, hãy đến với con đúng giờ hẹn.
Niềm tin không có nghĩa là bạn sẽ bỏ đi khi mối quan hệ gặp thất bại, bởi vì bạn tin rằng con bạn luôn cần bạn và bạn sẽ tìm ra biện pháp để thực hiện trách nhiệm.
5. Hãy động viên
Hãy hình dung con bạn như thể một cái cây mà bạn chăm sóc cho phát triển và nở hoa. Nếu bạn thấy cây có những chiếc lá vàng, bạn hiểu đã đến lúc phải bón phân và tưới nước cho nó.
Con bạn cần biết có bạn luôn ở cạnh chúng. Nếu phần lớn thời gian bạn thường la mắng, chê trách chúng, tự chúng sẽ không cảm thấy tự tin đồng thời chúng cũng không cảm thấy bạn là đồng minh của chúng nữa.
6. Hãy nhớ rằng sự tôn trọng phải hỗ tương lẫn nhau
Trong quan hệ với con cái, chúng ta được mặc định là một “ông chủ quyền lực”. Bạn vẫn có thể đặt ra những giới hạn, nhưng nếu bạn làm điều đó với sự tôn trọng và với sự đồng cảm, các con của bạn sẽ học hỏi được cách cư xử hỗ tương với nhau trong sự tôn trọng và mong đợi cũng được cha mẹ đối xử với sự tôn trọng tương tự.
7. Thói quen gắn bó nên bắt đầu từ sớm
Thật khó để quan tâm tới con cái khi bạn còn bận rộn với sinh kế. Nhưng nếu bạn không thực sự lắng nghe, có hai điều sẽ xảy ra.
Bạn bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu và dạy dỗ con cái, đồng thời con cái cũng biết rằng thực sự bạn không hề lắng nghe chúng, vì vậy chúng cũng không đặt nặng vấn đề phải trò chuyện với cha mẹ.
8. Khi bạn nóng giận thì sao?
Những lúc xảy ra xung khắc giữa cha mẹ và con cái. Sự chống đối, bất tuân của chúng nhất thời có thể làm cho bạn tức giận cùng cực. Trong trường hợp đó, nếu muốn giải quyết tốt đẹp tình huống, bạn hãy theo những bước sau:
- Hãy thở sâu.
- Hãy xua đi nỗi đau.
- Tự nhắc nhở mình rằng trên thực tế con bạn vẫn yêu thương bạn, nhưng trong giây phút này nó không thể bộc lộ được.
- Cân nhắc nói năng dịu giọng lại.
- Hãy tự nhủ con là một đứa trẻ đang bị khủng hoảng và hành động quá đà.
- Hãy nghĩ rằng bạn là người chịu trách nhiệm đem lại sự ổn định và bình yên trong gia đình.
Bạn vẫn có thể đặt ra những giới hạn, nhưng nếu bạn thực hiện điều đó với sự khoan hòa và cảm thông, các con bạn sẽ biết ơn bạn, cho dù nhất thời nó chưa thể nhận thức ngay được điều đó.