Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
13/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Kiến thức Tư liệu

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo

Chu Mạnh Cường Đăng bởi Chu Mạnh Cường
22/08/2021
Trong Tư liệu
Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 12
Share on Facebook

Trong lịch sử hàng hải, có không ít những thủy thủ vì các lý do khác nhau mà phải sống bơ vơ một mình trên hoang đảo. Có người bị đắm tàu mà xô dạt vào một hòn đảo lạ, cũng có người lại bị bỏ rơi hoặc lưu đày trên đảo hoang. Vì thiếu thức ăn – nước uống, cộng với bệnh tật, môi trường khắc nghiệt, nhiều người đã mất, song cũng có người vẫn sống sót một cách kỳ diệu, và là một ví dụ tiêu biểu về ý chí kiên cường vượt khó, chế ngự nỗi cô đơn để kéo dài sự sống.

Bắt đầu từ thế kỷ X, trên thế giới đã ghi nhận được các trường hợp đầu tiên bị lạc và trở về từ biển. Càng về sau, nhất là kỷ nguyên khám phá các vùng đất mới, càng có nhiều thủy thủ gặp nạn, phải sống trên đảo hoang.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 11

Trong đó nổi bật là thủy thủ người Scotland Alexander Selkirk đầu thế kỷ XVIII. Bởi từ anh, văn học đã có một tiểu thuyết cực hay là cuốn truyện Robinson Crusoe trên đảo hoang ra đời năm 1719, mà nhân vật chính – Robinson Crusoe – được lấy từ hình mẫu Alexander Selkirk – người được giải thoát khỏi đảo Mas a Tierra cách đó 10 năm.

Alexander Selkirk vốn là một thủy thủ rất giỏi đi biển và đã tham gia nhiều chuyến hải hành. Năm 1703, anh lên tàu Cinque Ports của thuyền trưởng Thomas Strading thuộc đội tàu của nhà thám hiểm người Anh William Dampier đi khám phá Nam Thái Bình Dương. Trên đường, họ gặp bão, rồi đụng độ với tàu Pháp nên tàu Cinque Ports hỏng nặng, và phải dừng ở một đảo hoang, nay thuộc quần đảo Juan Fernandez, cách bờ biển Chile 670 kilômét (km).

Lo ngại tàu sẽ không đi được xa, anh đã thuyết phục thuyền trưởng ở lại lâu hơn để sửa chữa, song ông này không nghe. Anh cho rằng, mình thà ở lại trên đảo còn hơn đi tiếp nếu gặp nguy hiểm, vì thế đã bị bỏ rơi ở đảo với một ít thuốc lá, một con dao, một khẩu súng và một cuốn kinh thánh. Alexander Selkirk những tưởng chỉ một vài tuần sẽ có tàu qua lại nơi đây, song phải tới bốn năm bốn tháng sau đó mới thấy.

Về số phận của tàu Cinque Ports, khi rời đi, nó đã bị quân Tây Ban Nha vây bắt và áp giải về Peru vì tội cướp biển. Một mình trên đảo, anh phải săn bắn lẫn thuần dưỡng thú dữ và dựng lều để sinh tồn,. Nhằm không quên ngày tháng- tiếng nói, ngày nào anh cũng khắc dấu lên cây và đọc kinh. Đợi mãi, đến tháng hai năm 1709, cuối cùng cũng có hai con tàu thuộc đội tàu William Dampier thả neo ven đảo và anh được cứu.

Thực ra trước đó, cũng từng có tàu Tây Ban Nha qua đây, nhưng thấy thái độ thù địch của họ, anh đã sợ không dám lộ diện. Lấy cảm hứng từ câu chuyện này, nhà văn Anh Daniel Defoe đã viết nên tác phẩm Robinson Crusoe trên đảo hoang và là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Anh và thế giới về phiêu lưu ký.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 2

Tác phẩm đến nay đã được dịch sang hàng chục thứ tiếng, và có số lượng nhiều nhất, chỉ sau Kinh thánh. Không chỉ xuất hiện trong văn học, Alexander Selkirk hay Robinson Crusoe còn thấy trong điện ảnh, mỹ thuật, thời trang… Giống Alexander Selkirk, cuộc sống của Robinson Crusoe cũng thiếu thốn đủ thứ, và phải trồng lúa, gạo, nho, cải, nuôi dê mới có cái ăn và hơn thế là nỗi nhớ nhà da diết.

Song, khác với anh, Robinson Crusoe bị đắm tàu thật, và phải mất 28 năm mới được cứu. Nhân vật bị đắm tàu hai lần. Lần đầu, trong chuyến du lịch mở màn, anh ta đã gặp bão và phải quay về. Nhưng vì thích thám hiểm nên tiếp tục chuyến thứ hai, rồi bị hải tặc Sale bắt, bán làm nô lệ. Hai năm sau, nhân vật trốn thoát và được một thuyền trưởng Bồ Đào Nha giúp đỡ mà thực hiện một chuyến thám hiểm lần ba, và lần này lại bị đắm tàu và dạt vào đảo hoang – đảo Tuyệt Vọng nằm đâu đó gần Trinidad.

Trong 28 năm, Robinson Crusoe chỉ làm bạn với một con chó, hai con mèo, một con vẹt và sau này trước khi về đất liền là một thổ dân. Vào năm 1966, đảo Mas a Tierra đã được đặt tên là đảo Robinson Crusoe, còn hòn đảo cực Tây quần đảo Juan Fernandez mang tên Alejandro Selkirk.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 1

Cũng giàu huyền thoại, song không được may mắn bằng Alexander Selkirk vì thiếu thân thể lành lặn, đồng thời ở lâu trên đảo hơn cả Robinson Crusoe, là người lính Bồ Đào Nha Fernao Lopes. Câu chuyện của anh bắt đầu vào năm 1503, khi anh theo một vị tướng đến Goa (Ấn Độ), khi ấy là một thuộc địa của Bồ Đào Nha.

Trước khi về nước, vị này có giao cho anh cai quản doanh trại cùng người dân địa phương, nhưng khi quay lại, ông ta thấy doanh trại không còn là của người Bồ Đào Nha nữa mà của người Ấn Độ, trong đó binh lính còn lấy vợ người địa phương, bản thân Fernao Lopes cũng chuyển sang đạo Hồi thay vì đạo Kitô, và cùng người Hồi giáo chống lại sự cai trị của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Vì thế, anh bị bắt, chặt tay với cánh tay phải, ngón tay cái của bàn tay trái, xẻo mũi và hai tai trong khi đầu và cằm bị cạo sạch bằng vỏ sò sắc. Năm 1513, trong khi bị dẫn độ về Bồ Đào Nha, thuyền tạm nghỉ tại St. Helena, một đảo nhỏ xa xôi cách châu Phi 2.000 km, anh đã bỏ chạy vào rừng. Với thân thể tàn phế nhưng người lính này vẫn kiên cường sống.

Để che nắng lẫn mưa, anh không làm nhà mà trú ẩn trong một cái động. Bởi trên đảo bấy giờ không có động vật, thậm chí là thằn lằn nên anh chủ yếu ăn rau quả, và về sau khi cứu được một gà trống từ một con tàu ngang qua, anh đã giữ nó làm bạn. Vì tiếng gà, tàu thuyền tin rằng, trên đảo có người nên đã tìm đến đông, cho anh thức ăn, hạt giống… Cũng từ đây, anh bắt đầu chăn nuôi, trồng trọt song vẫn không dám tiếp xúc với ai. Phải tới năm 1530, anh mới dám nói chuyện với các thủy thủ Bồ Đào Nha, rồi theo họ về châu Âu, gặp vua Joao III được vua ân xá, sau đó được Giáo hoàng Clement VII tha thứ. Anh được bố trí ở trong một tu viện tại Rome nhưng đã xin trở lại hòn đảo và sống tiếp đến khi mất năm 1545.

Tổng cộng, anh đã sống một mình trên đảo hoang 30 năm. Vào năm 1997, chính quyền St. Helena đã phát hành con tem in hình Don Fernando Lopez, cư dân đầu tiên của mình. Ngoài là nơi ở của anh, St. Helena còn là chốn giam giữ Hoàng đế Napoleon Bonaparte của Pháp khi ông bị thất bại trong trận chiến Waterloo năm 1815. Tuy rằng, lúc này đảo đã có nhiều người ở, song nó vẫn rất hoang vắng, và vị vua bị lưu đày cũng phải sống hết sức khổ sở.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 8
Philip Ashton – một ngư dân của Massachusetts

Năm 1702, đang thả lưới ở vùng biển gần Nova Scotia ngày nay, Philip Ashton – một ngư dân của Massachusetts – Mỹ bất ngờ bị cướp biển Edward Low bắt. Khi không thuyết phục được anh tham gia toán cướp, hắn liền biến anh thành nô lệ trong các vụ cướp tại Trung Mỹ. Sau 21 năm, nhân dịp chúng sơ hở, anh đã trốn chạy vào rừng ở Honduras và ẩn nấp tới khi được cứu.

Vì không mang theo vật dụng nên hàng ngày, anh phải ăn quả dại và trứng rùa cho đỡ đói và tay trắng chống lại hàng trăm con muỗi và cá sấu hung dữ. Thật may mắn, sau 7 tháng thì anh gặp một thủy thủ người Anh cũng đang bỏ trốn khỏi tàu Tây Ban Nha. Làm quen được 3 ngày thì người này tự nhiên biến mất, để lại một con dao, một ít bột súng nhờ thế anh có thể săn các con thú nhỏ và nấu nướng.

Anh lại một mình trải qua 7 tháng nữa trong rừng với không biết bao lần bị rắn cắn, cá sấu đuổi, sốt rét, thậm chí là một cuộc tấn công của quân Tây Ban Nha trước khi được một tàu Anh cứu. Trở về Mỹ năm 1725, anh đã xuất bản một tập hồi ký, tuy rằng bán không chạy lắm, vì trước đó tiểu thuyết Robinson Crusoe trên đảo hoang đã nổi tiếng, ai cũng tưởng nó là thật còn câu chuyện của anh là giả, song cũng nhờ nó mà cuộc sống khấm khá.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 15
Thuyền trưởng Charles Barnard

Trên đường qua đảo Eagle thuộc dải đảo Falkland hôm nay, năm 1812, tàu Nanina của thuyền trưởng Charles Barnard, một thợ săn hải cẩu của Mỹ, bỗng phát hiện đằng xa có con tàu Isabella của Anh bị đắm và tới cứu họ. Nhận thấy đoàn thủy thủ được cứu ai nấy đều đói lả và cần phải đi kiếm thêm thức ăn dự trữ, nên ông đã rời tàu cùng một số thuyền viên vào rừng săn bắn. Trong thời gian ấy, thủy thủ tàu Isabella đã cướp tàu Namina và bỏ rơi họ trên đảo. Phải 18 tháng sau, Charles Barnard mới có thể lên một con thuyền trở về đại lục và kể lại trong cuốn truyện Những chuyến phiêu lưu của thuyền trưởng Charles.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 4

Ngoài nam giới cũng có nhiều phụ nữ phải sống cơ cực trên đảo hoang, nhưng đã chứng tỏ sự khéo léo không kém nam nhi. Một trong đó là quý cô Marguerite de La Rocque của Pháp trên đảo Harrington, Quebec – Canada. Năm 1542, cô theo một người họ hàng (có thể là anh họ hoặc bác họ) đến chơi ở một thuộc địa tại Tân thế giới. Trong khi tàu vượt Đại Tây Dương, người họ hàng đã phát hiện cô có quan hệ với một công nhân và trừng phạt họ bằng cách trục xuất họ cùng một người hầu ra một hòn đảo xa lạ, gọi là Đảo Quỷ với mục đích bức tử và chiếm đoạt phần tài sản nào đó từ cái chết của Marguerite de La Rocque. Khi ở trên đảo, nay là đảo Harrington bên vịnh Saint Lawrence, ba người đã phải dùng súng hỏa mai, đá tảng, cỏ để quây lều chống lạnh và chó sói. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi cô nhận ra, mình có thai và phải duy trì mạng sống cho đứa trẻ. Tuy nhiên, chỉ được 16 tháng ở đảo, cả cha lẫn người hầu của đứa bé đều thiệt mạng. Chẳng lâu sau, vì suy dinh dưỡng, em nhỏ cũng ra đi. Lúc này, chỉ còn mỗi cô phải chống chọi một mình với đói khát – thú dữ, và đến năm 1544 mới được ngư dân Basque giải cứu. Marguerite de La Rocque đã mang câu chuyện ấy trở về Pháp tường thuật với Nữ hoàng Navarre, và trở thành bà giáo tại lâu đài Château de la Mothe.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 5

Hoặc như nữ thổ dân Juana Maria, còn gọi là người đàn bà cô độc trên đảo San Nicolas. Một đảo xa nhất trong dải đảo Channel của California – Mỹ. Gia đình chị đã sống trên đảo San Nicolas từ lâu. Nhưng rồi, năm 1835 một đoàn thợ săn rái cá biển của Nga đã tấn công họ, khiến cho rất nhiều người tử vong. Các nhà truyền giáo liền quyết định đưa họ vào đất liền cách đó 98 km cho an toàn. Juana Maria đáng lẽ cũng ở trên con tàu di tản này, song chị phát hiện con mình bị lạc nên đã đi tìm và phải cô độc trên đảo. Tuy 18 năm lẻ loi, chị vẫn rất mạnh mẽ, biết dùng xương cá voi để dựng nhà và đan lát cỏ thành rổ rá và khâu vá da thú làm quần áo. Thuyền trưởng George Nidever là người đã thấy chị và đưa về sống với gia đình ông tại California, song do điều kiện sinh hoạt mới không phù hợp, chị đã bị bệnh đường ruột mà mất sau đó 7 tuần. Cuộc đời của Juana Maria hiện được thấy trong cuốn truyện thiếu nhi thú vị Hòn đảo của những chú cá heo xanh.

Bên cạnh những người sống cô quạnh trên đảo, cũng có khá nhiều người phải lang thang, trôi dạt trên biển. Một ví dụ đơn cử là cậu bé 14 tuổi Yamamoto Otokichi, người Nhật, năm 1832. Bấy giờ, Nhật Bản là một đất nước rất khép kín, không ai được phép ra vào. Thế nhưng, vào năm ấy, em cùng 13 thuyền viên khi chở gạo tới Edo, nay là thành phố Tokyo, đã bị bão thổi bật khỏi nước Nhật và dạt tới nước Mỹ. Trong vòng 14 tháng,  các thuyền viên lần lượt mất, chỉ còn có ba người trong đó có em sống sót và cập vào bờ biển của bang Washington, sau đó em tới sống tại Macau, Thượng Hải trước khi đến Singapore năm 1962 và trở thành người Nhật đầu tiên ở Singapore.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 7
Narcisse Pelletier

Chú bé Narcisse Pelletier, người Pháp cũng 14 tuổi, khi em bị đắm tàu ở một rải san hô của Papua New Guinea. Lúc mọi người cố gắng để tới hòn đảo gần đó lánh nạn thì họ đã bị người dân sở tại tấn công và phải trôi nổi trong 2 tuần thì tới bán đảo Cape York – Australia. Tại đây, để xả bớt gánh nặng, họ đã bỏ rơi em. Narcisse Pelletier được một gia đình thổ dân nhặt về nuôi và đặt cho tên mới là Amglo. Em đã sống ở đảo 17 năm và rồi được tàu John Bell đón đi.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 9
Poon Lim

Trong Chiến tranh thế giới II, Poon Lim, người Hoa, sinh năm 1918, cũng bị một cú sốc lớn về tâm thần lẫn thể xác khi anh đang làm việc trên con tàu SS Ben Lomond của Anh thì đụng phải tàu ngầm Đức và chìm cách Amazon gần 1.500km. Khi tàu phát nổ, anh chỉ kịp túm lấy một cái áo cứu sinh và nhảy ra ngoài, còn 54 người chậm chạp khác bị thiệt  mạng. Sau vài giờ dưới nước, Poon Lim may mắn vớ được một bè gỗ có thể chở được 40 lít nước uống và lương thực. Sau 133 ngày, anh được máy bay hải quân Mỹ phát hiện, và họ đã thả xuồng xuống cứu anh, song vì gió lớn lại bị tạt đi. Cuối cùng, vào mồng 5.4.1943, ba ngư dân đã cứu được anh ven bờ biển Brazil.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 6
Vợ chồng Maurice và Maralyn Bailey

Tháng 3-1973, cặp vợ chồng Maurice và Maralyn Bailey khi giong buồm từ Southampton – Anh tới New Zealand đã bị một con cá voi húc đổ lúc vừa mới qua khỏi kênh đào Panama. Thuyền chìm, song họ đã nhanh chân lên một cái xuồng cao su chở được khá nhiều đồ dùng, nhưng thức ăn hết cũng rất nhanh, và họ gần  như kiệt sức vì đói khát lúc được tìm thấy. Phải đến 117 ngày, họ mới được một thuyền câu Hàn Quốc cứu. Một năm sau khi hồi phục, hai người vẫn quyết định đi biển, và lần này để tìm hiểu kỹ hơn loài cá voi ở biển Patagonia.

Kỳ diệu một mình trên hoang đảo - 14
Temaei Tontataake 26 tuổi và Uein Buranibwe 53 tuổi của Kiribati

Một trường hợp phiêu dạt gần đây nhất là hai dân chài Temaei Tontataake 26 tuổi và Uein Buranibwe 53 tuổi của Kiribati. Tháng 10.2011, vì công việc họ đã đi từ đảo Marakei nơi mình đang sống tới đảo láng giềng Abaiang cách đó 150km. Bình thường, họ vẫn đi lại không sao nhưng hôm ấy vì GPS hết pin nên hai người đã bị lạc và trôi đến một dải san hô vòng tên là Namdrik sau 33 ngày chán nản. Cũng may, họ còn có cần câu để câu cá mà ăn. Ở Namdrik, thật bất ngờ rất nhiều người dân địa phương đều là anh em của họ và là con của người bác Bairo đã thất lạc hơn 50 năm trước. Hóa ra, bác của Temaei Tontataake khi đi biển đã bị bão thổi vào bờ Namdrik.

Từ khoá: điều kỳ diệuhoang đảohòn đảoKTNN 1003thủy thủ
Bài trước đó

Hố sụt tuyệt đẹp ở Hà Giang, bạn đã đến chưa?

Bài kế tiếp

Nơi người trẻ đưa ý tưởng vì một Việt Nam xanh – sạch và bền vững hơn

Bạn có thể quan tâm

Thị trường cá ngựa - 4
Tư liệu

Thị trường cá ngựa

Đăng bởi Thục Miên
05/09/2023
Cơn khát' chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì... bom nguyên tử - 2
Tư liệu

‘Cơn khát’ chip bán dẫn khiến cả thế giới lao đao: Khi phát minh tầm cỡ bị quên lãng vì… bom nguyên tử

Đăng bởi Nguyễn Trung Dân
17/03/2023
Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook - 3
Tư liệu

Hộp sọ và xác người được bán ở chợ đen trên Facebook

Đăng bởi Diên San
06/03/2023
Những người đàn ông thực ra là phụ nữ - 1
Tư liệu

Những người đàn ông thực ra là phụ nữ

Đăng bởi Hoàng Lương
23/01/2023
Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi
Tư liệu

Những sự thật hấp dẫn về Ả Rập Saudi

Đăng bởi Hoàng Lương
09/12/2022
Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây - 8
Tư liệu

Những hầm mộ bí ẩn, độc lạ được phát hiện gần đây

Đăng bởi Khắc Nam
30/11/2022
Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh - 3
Tư liệu

Nơi phụ nữ cầu xin bị đánh

Đăng bởi Thiên Vũ
27/11/2022
Ruồi trong điều tra hình sự - 1
Tư liệu

Ruồi trong điều tra hình sự

Đăng bởi Huỳnh Thị Hoa Kỳ
24/10/2022
Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ - 2
Tư liệu

Những vụ mất tích có kết cục bất ngờ

Đăng bởi Minh Luân
29/08/2022
Xem thêm
Bài kế tiếp
Nơi người trẻ đưa ý tưởng vì một Việt Nam xanh – sạch và bền vững hơn - 1

Nơi người trẻ đưa ý tưởng vì một Việt Nam xanh – sạch và bền vững hơn

MỚICẬP NHẬT

Rolls-Royce Phantom – Hành trình của sự im lặng quyền lực xuyên suốt một thế kỷ - 3
Xe hơi

Rolls-Royce Phantom – Hành trình của sự im lặng quyền lực xuyên suốt một thế kỷ

Đăng bởi Vinh Nguyen
12/05/2025

Không có tiếng động nào to hơn sự im lặng của một chiếc Rolls-Royce Phantom. Không cần tăng tốc, không...

Xem thêmDetails
Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

12/05/2025
Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030 - 1

Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

12/05/2025
Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

12/05/2025
Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

12/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Chiến lược nội dung triệu đô của nữ tướng Netflix: Không chỉ là giải trí

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Rolls-Royce Phantom – Hành trình của sự im lặng quyền lực xuyên suốt một thế kỷ

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tục ăn trầu ở châu Á

    311 chia sẻ
    Chia sẻ 124 Tweet 78
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.