Thứ hai, lúa gạoMyanmarsẽ là nguồn đảm bảo an ninh lương thực cho ViệtNamtrong tương lai. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập mặn, vựa lúa lớn nhất của cả nước sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng, thậm chí chất lượng. Trong khi đó, điều kiện thiên nhiên ởMyanmarrất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Phần lớn đất đai sản xuất nông nghiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa, quanh năm hầu như không có lũ lụt, mưa bão (cơn bão lịch sử Nargis tháng 5-2008 là cơn bão hơn 100 năm qua mới xảy ra trong lịch sử Myanmar). Vì vậy, trên cơ sở mối quan hệ gắn kết giữa hai nước và những tương đồng về tập quán nông nghiệp, sản xuất lương thực, Việt Nam có thể dựa vào Myanmar trong việc nhập khẩu lúa gạo với những ưu đãi và cách tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn cung khác.
Thứ ba, với mục tiêu trong tương lai “nông nghiệp Việt Nam phải hướng đến sự phát triển bền vững hơn, lấy chất lượng để thay số lượng, chúng ta phải dần giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên như đất, nước, vật tư, giá rẻ… chuyển sang tăng cường chất xám, năng lực quản lý của cán bộ nông nghiệp. Theo đánh giá của TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, thì việc “chuyển giao công nghệ – kỹ thuật” theo xu hướng chiều dọc cho những đối tác ở tầm phát triển giản đơn hơn thể hiện một tư duy dài hạn. Thông qua việc sàng lọc, thử nghiệm, trao đổi công nghệ, giống lúa, kinh nghiệm với Myanmar, Việt Nam có thể nâng tầm chất lượng lúa gạo của mình, quảng bá thương hiệu hạt lúa Việt, tạo việc làm, phân công lao động, cũng như sắp xếp lại những phân khúc thị trường mà cả hai bên tận dụng được lợi thế cạnh tranh một cách hiệu quả nhất.
Việc hỗ trợ này, xét về dài hạn không những đạt được nhiều lợi ích hơn là canh cánh nỗi lo bị cạnh tranh bởi Myanmar, mà còn góp phần nâng tầm quan hệ chiến lược hai nước, tăng cường lòng tin, tạo động lực cho việc hợp tác, trao đổi trong các lĩnh vực khác. Myanmar có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong khu vực: là cửa ngõ ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc, nằm trong “chuỗi ngọc trai” chiến lược của Trung Quốc; là nơi tranh giành ảnh hưởng và cân bằng quyền lực giữa Ấn Độ và Trung Quốc; là một trong những mối quan tâm trong chính sách châu Á của Nga sau chiến tranh lạnh (Nga đang tăng cường thúc đẩy quan hệ với Myanmar để có một chỗ đứng vững chắc hơn tại khu vực này); là một quốc gia rất giàu tài nguyên khoáng sản, rừng, biển; là một thị trường tiềm năng đang dần thoát khỏi cấm vận và bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế. MộtMyanmarphát triển trong tương lai sẽ tạo thêm một gam màu mới cùng những ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận động của khu vực. Đối với ViệtNam, hơn nửa thế kỷ qua, quan hệ vớiMyanmarlà mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, bạn bè thân thiết, tin cậy. Hai nước luôn chân thành ủng hộ, giúp đỡ nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng đất nước và trong các diễn đàn khu vực, quốc tế. ViệtNamđã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 10 củaMyanmar(kim ngạch hai chiều đạt 152,34 triệu USD năm 2010). Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa ViệtNamvàMyanmarđã hội đủ những điều kiện quan trọng cho việc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Từ những lẽ trên, liên minh lúa gạo ViệtNam-Myanmarkhông còn là câu hỏi nên hay không, mà là hình thức ra sao, và xúc tiến nhanh như thế nào. Xin đừng quên bài học “trâu chậm uống nước đục”!
Myanmar có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong khu vực: là cửa ngõ ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc, nằm trong “chuỗi ngọc trai” chiến lược của Trung Quốc; là nơi tranh giành ảnh hưởng và cân bằng quyền lực giữa Ấn Độ và Trung Quốc; là một trong những mối quan tâm trong chính sách châu Á của Nga sau chiến tranh lạnh (Nga đang tăng cường thúc đẩy quan hệ với Myanmar để có một chỗ đứng vững chắc hơn tại khu vực này); là một quốc gia rất giàu tài nguyên khoáng sản, rừng, biển; là một thị trường tiềm năng đang dần thoát khỏi cấm vận và bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trương Minh – Đồng Dao