Qua đó khuyến khích các hoạt động đầu tư, kinh doanh của thành phần tư nhân trong nền kinh tế nội địa. Nước này đã sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, chính thức áp dụng chính sách thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ,… song hành với những bước mở cửa nền kinh tế để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài và khuyến khích ngoại thương, giảm dần cơ chế quản lý xin cho trong xuất nhập khẩu.
Trong lĩnh vực chính trị, sau cuộc bỏ phiếu bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1-4 vừa qua, nhiều nước phương Tây cũng dần dần gỡ bỏ các rào cản cấm vận. Trước đó, ngày 30-11-2011 Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tớiMyanmartrong chuyến thăm cấp nhà nước cao nhất của Mỹ trong vòng nửa thế kỷ. Mỹ đang xem xét tiếp tục nới lỏng cấm vận. Ngày 13-4, thủ tướng Anh David Cameron đã trở thành vị thủ tướng Anh đầu tiên đến thămMyanmartrong hơn 60 năm. Tiếp đến, EU và sau đó là nhiều nước khác như Thụy Sĩ, Na Uy, Canada, Australia… cũng quyết định đình chỉ hoặc bãi bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Gần đây nhất, ngày 17-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ định ông Derek Mitchell làm đại sứ Mỹ tạiMyanmar, đánh dấu việc khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước.Washingtoncũng sẽ nới lỏng các hạn chế về đầu tư và xuất khẩu các dịch vụ tài chính vàoMyanmar, nhưng vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo chính quyền quân sự trước đây của nước này. Rõ ràng, tuy mới trong giai đoạn khởi động, nhưng đây là những bước quan trọng tạo tiền đề cho Myanmar hội nhập quốc tế toàn diện.
Sự khởi sắc củaMyanmar- “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á” – sẽ có ý nghĩa gì với nền kinh tế các nước láng giềng, đặc biệt là đối với ViệtNam? Có người cho rằng nếu quá trình cải cách tiếp tục phát triển thuận lợi,Myanmarcó nhiều khả năng trở thành đối thủ mạnh của ViệtNamtrong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo ở tương lai không xa. Không giống các nước khác trong khu vực hay bị thiên tai tàn phá, điều kiện thiên nhiên ởMyanmarrất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất nước này có 19,39 triệu hécta đất nông nghiệp màu mỡ, có thể trồng hơn 60 loại cây nông nghiệp khác nhau. Trong thập niên 1950-1960, Myanmar từng là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu châu Á, chỉ sau những bất ổn chính trị – xã hội, nền kinh tế suy thoái trong một thời gian dài, đất nước rơi vào cảnh nghèo nàn, trì trệ và ngành sản xuất lúa gạo nước này mới bị tụt hậu.
Hiện nay,Myanmarvẫn là một nước lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Chính phủ mới đang tiến hành nhiều chính sách để phấn đấu khôi phục vị trí cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới như đã đạt được hồi giữa thế kỷ XX. Chẳng hạn như các đơn vị xuất khẩu gạo được hỗ trợ bằng cách giảm thuế, hướng tới mục tiêu tăng sản lượng gạo xuất khẩu lên 20%, đạt một triệu tấn trong năm 2012-2013. Myanmar đang cố gắng tăng diện tích canh tác nông nghiệp từ 13,15 triệu hécta hiện nay lên 14,16 triệu hécta, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp chiến lược nhằm nâng cao sản lượng nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp dựa trên cơ sở nông nghiệp gồm: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển ngành công nghiệp dựa trên cơ sở nông nghiệp; chế tạo, lắp ráp máy móc canh tác nông nghiệp loại nhẹ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các công đoạn hậu thu hoạch như hệ thống kho cất giữ, xay xát, đóng gói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Myanmar (tháng 12-2011)
Như vậy, nếu nhiều khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh, thì liệu Việt Nam có nên tiên phong hỗ trợ Myanmar trong lĩnh vực lúa gạo, mà nhất là trong các hợp tác về cải tiến năng suất giống lúa, địa hạt mà Việt Nam có thế mạnh hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, mà không những thế: phải làm liền, làm ngay. Từ góc nhìn Việt Nam, ít nhất có bốn lý do.
Thứ nhất, nếu ViệtNamkhông tiên phong, thì chắc chắn sẽ có nước khác nhảy vào. Đừng quên rằng một láng giềng khác củaMyanmarlà Thái Lan cũng là cường quốc xuất khẩu gạo, thậm chí còn đứng trên nước ta một bậc trong các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Mặc dù quan hệ chính trị giữaMyanmarvà Thái Lan còn nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại như tranh chấp biên giới, lãnh thổ, vấn đề sắc tộc, ly khai, nhưng quan hệ kinh tế, đầu tư và thương mại giữa hai nước vẫn phát triển mạnh. Hằng năm,Myanmarxuất sang Thái Lan gần 3 tỉ USD khí đốt. Kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ xếp sau quan hệ thương mạiMyanmar- Trung Quốc. Tính đến tháng 2-2011, đầu tư của Thái Lan vào Myanmar đạt 9,5 tỉ USD, đứng thứ hai sau Trung Quốc trong tổng số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar.