Giáo sư Keinichi Ohno là một chuyên gia đã tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Ông đánh giá cao ưu thế của Việt Nam về tiềm năng con người và ý chí phát triển. Sách của ông cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ về con đường phát triển của đất nước trong tương lai.
Kenichi Ohno vừa cho ra mắt quyển sách The History of Japanese Economic Development (Tạm dịch: Lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản). Nội dung cuốn sách trình bày và phân tích nền kinh tế Nhật Bản từ thế kỷ XVII là giai đoạn của Tướng quân Tokugawa thành lập Mạc phủ Edo cho đến hôm nay.
Những kinh nghiệm đó sẽ có ích cho Việt Nam như có thể hoạch định tốt hơn các chính sách phát triển, xây dựng những mũi nhọn kinh tế phù hợp với tình hình, thời đại…; Chính phủ cũng sẽ có cách phân bổ ngân sách hợp lý, dành dòng đầu tư tốt hơn vào những ngành công nghệ, thiết bị… có hướng đi lâu dài cho Việt Nam.
Cách đây năm năm, trong lần trả lời phỏng vấn, GS Keinichi Ohno từng khẳng định Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng đối với cá nhân ông, với Nhật Bản và cả châu Á, song ông Ohno cũng thẳng thắn rằng: “Các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu có một số lo ngại về sự phát triển của Việt Nam như: chính sách kinh tế chậm cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ… khiến cho chất lượng nền kinh tế khó nâng cao”.
Những nhận định đó từ GS Kenichi Ohno về kinh tế Việt Nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi cuốn The History of Japanese Economic Development khi vẽ lại bức tranh nền kinh tế Edo của Mạc Phủ, trong giai đoạn “tỏa quốc”, chính là sự chuẩn bị cho sự mở cửa và công cuộc công nghiệp hóa thời Minh Trị Duy Tân mang lại những đúc kết giá trị cho nền kinh tế Việt Nam hôm nay.
Cuốn sách đem lại lời giải đáp về những vấn đề hết sức thiết thực. Bên cạnh những thế mạnh về các cấp lãnh đạo có tầm nhìn, trình độ giáo dục, học vấn tốt người dân tốt, lực lượng lao động có tinh thần kỹ luật cao…; nhưng tại sao Nhật Bản vẫn “thèm khát” và tiếp thu rất nhanh nền công nghiệp phương Tây. Họ đã có nền tảng công nghiệp và thương mại phát triển rất rộng trước đó, như một embryo (phôi thai) – chữ của tác giả – của một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Họ có tiềm lực rất lớn để tiếp cận văn minh phương Tây.
Trong vai trò tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam, GS Keinichi Ohno từng nhận định như sau: “Người Việt Nam học hỏi rất nhanh. Vấn đề với lao động Việt Nam là cách thức đào tạo và quy tắc làm việc. Tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và thấy một số lao động Việt Nam không thích phải làm việc với cường độ quá cao. Nhưng nếu được đào tạo tốt, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng đáp ứng cường độ làm việc như các kỹ sư hay quản lý Nhật Bản. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là có thể đào tạo lực lượng lao động, trang bị cho họ tư duy và kỹ năng công nghiệp”.
Thay đổi nếp nghĩ không chỉ trên chữ nghĩa, đặc biệt cho cả một dân tộc hay một lực lượng lao động đông đảo! Nhưng nếu được giáo dục tốt, tư duy sẽ dẫn đến thay đổi hành vi và từ đó nét văn hóa mới sẽ hình thành dần. Tư duy hiện đại có nghĩa là phù hợp với sự văn minh, trong đó, chứa đựng cả nền tảng kinh tế tri thức, khoa học, giáo dục, thể chế, công nghiệp, những cái mà Nhật Bản đang du nhập từ phương Tây dưới khẩu hiệu “Văn minh – Khai sáng” hay “Đạo đức phương Đông, Khoa học phương Tây”. Giới trí thức của Nhật Bản đã làm được một điều hết sức quan trọng, là truyền bá được tri thức của thế giới phương Tây vào đất nước họ.
Nhà xuất bản tên tuổi Routledge mời GS kinh tế Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản nhận định về cuốn sách trên mạng amazon.com như sau: “Cuốn sách là đóng góp quý giá của Ohno về phân tích nền kinh tế công nghiệp phát triển muộn có thể bắt kịp với các nước tiên tiến dưới áp lực toàn cầu hóa. Cách tiếp cận độc đáo của ông đối với vấn đề đó là phân tích sự tương tác giữa các tổ chức trong nước và các tác động bên ngoài.
Ohno coi toàn cầu hóa phải đối mặt với các nước đang phát triển hiện đại tương tự như phương pháp tiếp cận phương Tây mà Nhật Bản phải đối mặt trong thế kỷ XIX. Các thể chế linh hoạt và thực dụng của Nhật Bản, khả năng xã hội và phản ứng tích cực với áp lực nước ngoài đã dẫn đến sự thành công của phát triển kinh tế. Đọc tác phẩm của Kenichi Ohno, chúng tôi tin rằng cho các nước đang tiến lên hiện đại có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản”.
- Xem thêm: 4DX – Bí quyết nhà lãnh đạo cần biết
Nhật Bản là dân tộc luôn đề cao sự tự trọng và độc lập, tự do. Những giá trị đó giúp họ không thể chấp nhận lạc hậu và lệ thuộc bằng mọi giá. Họ phải tiến lên từ “hạng ba lên hạng hai, rồi hạng hai lên hạng nhất” và muốn vượt cả phương Tây, như lời của vị Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên thời Minh Trị, Mori Arinori, từng phát biểu. Với những bài học quý giá đó, Việt Nam cần được truyền đạt toàn bộ văn hóa có tính tổng hợp của sự đổi mới một đất nước, chứ không phải chỉ một khía cạnh riêng lẻ, để nhận thức đầy đủ và thôi thúc hơn trong việc phát triển kinh tế bền vững và toàn diện.