Nhân loại dường như đang bất lực trước bệnh ung thư khiến hàng triệu người chết mỗi năm vì không có phương pháp cứu chữa. Tế bào gây ung thư rất phức tạp, không những sinh sản vô tổ chức, không lão hóa còn rất ma mãnh biến hóa để đánh lừa hệ miễn dịch, các loại thuốc…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30% số ca ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ như chất gây ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng; và do lối sống thiếu khoa học như hút thuốc lá, chế độ ăn kém, lười vận động thể chất… Yếu tố nguy cơ duy nhất có thể ngăn ngừa ung thư quy mô toàn cầu là hút thuốc lá. Khoảng 70% trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc lá gây ra.
Tế bào ung thư phân chia vô tổ chức và sinh thêm nhiều tế bào con
Do có các đột biến gen hoặc các đột biến nhiễm sắc thể nên đặc tính sinh sản của tế bào ung thư cũng trở nên bất thường. Một tế bào bình thường phân chia phân bào tạo ra hai tế bào con, còn tế bào ung thư khi phân chia lại có thể sinh ra 3 hoặc nhiều tế bào con khác.
Các tế bào ung thư có thể di căn tới mọi nơi trong cơ thể
Tế bào ung thư có thể di căn hoặc lan truyền từ vị trí này sang vị trí khác thông qua hệ thống bạch huyết hoặc máu. Các tế bào ung thư kích hoạt thụ thể trong các mạch máu cho phép chúng thoát khỏi hệ tuần hoàn máu và lan truyền đến các mô và các bộ phận quan trọng. Tế bào ung thư tạo ra các thông báo hoá chất có tên chemokines, thu hút sự hưởng ứng miễn dịch để giúp chúng vượt qua mạch máu và thâm nhập vào các mô xung quanh.
Tế bào ung thư có thể né tránh cơ chế tử vong định sẵn
Khi tế bào bình thường bị hư hại DNA, các protein ức chế khối u được giải phóng làm cho tế bào trải qua quá trình tử vong hay cái chết định sẵn (apoptosis). Do đột biến gen, tế bào ung thư mất khả năng phát hiện sự hư hại DNA bởi vậy chúng có thế có thể né tránh cơ chế tử vong đã được lập trình sẵn bằng cách tự hủy này.
Tế bào ung thư cần mạch máu để tồn tại
Để phát triển, các khối u cần tăng lượng dinh dưỡng từ các mạch máu. Cho nên sự gia tăng các mạch máu mới chính là một trong những dấu hiệu cho biết ung thư sớm.
Tế bào ung thư truyền tín hiệu cho các tế bào lành mạnh kề cạnh phát triển các mạch máu mới, nhằm cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mạch máu mới bị ngăn chặn, khối u sẽ ngừng phát triển, điều này cho ra đời liệu pháp bỏ đói khối u để trị ung thư.
Có hơn 200 loại ung thư
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2014, trên thế giới có tới 200 loại ung thư ứng với 110 căn bệnh ung thư. Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể, và được gọi tên theo mô, cơ quan hoặc các tế bào mà chúng phát sinh ra như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tử cung…, trong đó, phổ biến nhất là ung thư biểu mô hoặc ung thư da.
Virus có thể sinh ra tế bào ung thư
Các nhà khoa học đã chỉ ra 5 – 10% ung thư là do di truyền, 90 – 95% được gây ra bởi các yếu tố môi trường như quá trình phơi nhiễm hóa chất, tia xạ, tia cực tím và lỗi sao chép nhiễm sắc thể. Ngoài ra, virus cũng có khả năng gây ung thư bằng cách đột biến gen.
Virus là thủ phạm gây ung thư, chiếm 15 – 20% tất cả các loại ung thư. Virus làm thay đổi tế bào bằng cách tích hợp vật liệu di truyền của nó với ADN của tế bào chủ. Các gen virus điều chỉnh sự phát triển tế bào, làm cho tế bào mới tăng trưởng bất thường. Ví dụ, virus Epstein-Barr liên kết với u Burkitt lymphoma, virus viêm gan B có thể gây ra ung thư gan, và virus u nhú ở người có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Tế bào ung thư luôn thay đổi hình dạng
Ngoài khả năng ẩn náu, tế bào ung thư còn được biết đến là có khả năng thay đổi để né tránh hệ thống miễn dịch, cũng như để bảo vệ chống lại xạ trị và trị liệu.
Ví dụ, các tế bào biểu mô ung thư, thường biến thái từ các tế bào lành mạnh với các hình dạng giống như mô liên kết lỏng lẻo. Các nhà khoa học phát hiện thấy quá trình này giống như con rắn lột da, đặc biệt phát hiện thấy khả năng thay đổi hình dạng của tế bào ung thư liên quan đến sự bất hoạt hóa của thiết bị chuyển mạch phân tử, có tên microRNA. Các phân tử RNA có khả năng điều chỉnh biểu hiện gen và một khi bất hoạt, giúp tế bào ung thư thay đổi hình dạng.
Tế bào ung thư ẩn ngay trong cơ thể
Một trong những lý do tế bào ung thư khó bị tiêu diệt nhất chính là khả năng ẩn náu giữa các tế bào khỏe mạnh của cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không phát hiện ra để tiêu diệt.
Ví dụ, một vài khối u tiết ra một loại protein, mà chính protein này cũng được bài tiết bởi các hạch bạch huyết. Các protein này cho phép các khối u biến đổi lớp bọc ngoài thành một cái gì đó giống như mô bạch huyết. Những khối u này xuất hiện trong các mô khỏe mạnh.
Kết quả, các tế bào miễn dịch của cơ thể không phát hiện các khối u là độc hại và nó được phép phát triển, lây lan hay di căn khắp cơ thể. Thậm chí, các tế bào ung thư còn tránh các hóa chất trị liệu bằng cách ẩn náu ngay trong một vài bộ phận kín của cơ thể, như tế bào ung thư bạch cầu ẩn náu bên trong các ngăn xương.
Tế bào ung thư rất chuộng đường
Thực đơn ưa thích của tế bào ung thư thường chính là glucose (đường) đây là chất cần thiết cho việc sản xuất năng lượng thông qua cơ chế hô hấp của tế bào.
Ty thể khối u tế bào cung cấp năng lượng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bất thường của tế bào ung thư. Chưa hết, ty thể còn cung cấp một nguồn năng lượng khuếch đại làm cho các tế bào khối u kháng lại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là hóa trị liệu.