Liệu người ta có thể tạo ra những thiên tài,những thần đồng? Trí thông minh không để bị giam hãm trong một định nghĩa. Nó không thể giải thích bằng những con số hay những bài trắc nghiệm.
Một số trẻ em được đánh giá là thần đồng. Nhưng người ta dựa theo những tiêu chuẩn nào để gán cho các trẻ em danh hiệu như thế khi còn sớm?
Chúng ta đã lập ra một nấc thang về trí thông minh. Chẳng hạn qua lịch sử, đã có rất nhiều người rất thông minh, nhưng lại có rất ít thiên tài. Từ vài năm nay, nhờ di truyền học, một số ngân hàng giới thiệu tinh trùng “đảm bảo chất lượng”. Phải chãng đó là sự lừa dối hay các gien thật sự có thể xác định sẽ sinh ra một đứa trẻ thần đồng? Có rất nhiều câu hỏi mà chúng ta sẽ cố trả lời tùy theo kiến thức hiện nay của chúng ta.
Những đứa trẻ rất thông minh
Những đứa trẻ này dường như có một bộ não hoạt động theo một nhịp độ nhanh đến khó tin. Từ lúc còn trẻ, chúng có thể đón nhận và tiếp thu các kiến thức, lý luận như người lớn, học đọc một mình hay chơi đùa với những công thức toán học. Chúng ta gọi chúng là thần đồng và khả năng của chúng khiến chúng ta hơi sợ.
Được gọi là thần đồng một đứa trẻ mà hệ số thông minh IQ vượt quá 140 và thể hiện qua những khả năng sáng tạo trong một hay nhiều lãnh vực. Không phải chỉ trong khoa học những đứa trẻ thiên tài mới nổi bật mà cả trong nghệ thuật hay thể thao.
Mozart đã học đàn clavecin từ lúc 4 tuổi, sáng tác bản sonate đầu tiên lúc 6 tuổi và vở opéra đầu tiên, Bastien và Bastienne, lúc 12 tuổi. Họa sĩ Ý Primo Conti sinh năm 1900, thực hiện bức chân dung đầu tiên năm 11 tuổi. Christian Heinecken là một biểu tượng hoàn hảo của trẻ em thần đồng.
Anh qua đời nãm 1725 lúc được 4 tuổi rưỡi. Anh đã có các kiến thức khó tin về lịch sử thiêng liêng, địa dý, luật pháp và hoàn toàn làm chủ tiếng La tinh và tiếng Pháp.
Xét về mặt hình thể, những đứa trẻ này không có sự khác biệt nào. Các nhà nghiên cứu đã không tìm ra bất cứ sự khác biệt nào trong não bộ. Các thần đồng tất nhiên nhiều hơn là những thiên tài chớm nở.
Trí thông minh là gì?
Chướng ngại chính là có thể đýa ra một định nghĩa về trí thông minh. Người ta thường nêu ra trước tiên toán học vốn là lãnh vực ưu tiên cho trí thông minh. Các khái niệm thường được nêu ra là:
- Khả năng hiểu và sử dụng các ý tưởng.
- Nhiều khả năng trừu tượng.
- Khả năng thích nghi với những tình huống mới.
Nhưng hiểu người khác và khiến họ hiểu nhau có phải là một dạng thông minh khác? Như trí thông minh tình cảm. Có khả năng nắm bắt nhanh chóng một tình huống và giải quyết cũng là một dạng thông minh. Và nói gì về những kẻ đã viết ra lịch sử loài người và khả nãng đoán trước các biến cố? Danh sách sẽ dài vì trí thông minh là không nắm bắt được. Dù sao người ta đồng ý thừa nhận rằng có một cấp bậc về thông minh.
Các bài trắc nghiệm thông minh
Một bài trắc nghiệm thông minh là một thử thách tiêu chuẩn giúp đánh giá các khả nãng trí tuệ của một người so với một mức trung bình được xác lập bởi những người cùng chịu bài thử thách đó. Trong số các trắc nghiệm thông minh, có 2 loại đýợc sử dụng nhiều nhất:
- Trắc nghiệm Binet-Simon đo lường tuổi trí tuệ so với tuổi sinh học. Sau đó, nó được cải thiện thành trắc nghiệm thành tích hay hệ số trí tuệ IQ bởi 2 nhà tâm lý học Đức và Mỹ William Stern và Lewis M.Terman nãm 1910 và nãm 1917.
- Trắc nghiệm Weschler-Bellevue đýợc soạn tại bệnh viện Tâm thần Bellevue ở New York bởi nhà tâm ly học Mỹ David Weschler và công bố nãm 1956, nhằm khám phá toàn bộ hoạt động tâm thần của đối tượng. Đó là một loạt trắc nghiệm nêu ra các hoạt động trí tuệ: lập trật tự các hình ảnh, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, tái lập những hình ảnh hình học…
Tuy nhiên nhất là các bài trắc nghiệm đó đánh giá tính lôgic và sự nhanh nhạy. Chúng không nhắm đến sự sáng tạo và óc tưởng tượng. Do vậy, chúng không đo lường trí thông minh trong toàn bộ và thiên tài càng ít hơn. Có lẽ Einstein đã thực hiện một số điểm tầm thường. Do vậy phải dè chừng các kết quả của trắc nghiệm IQ. Một số điểm thấp không làm nên một người ngu dốt. Mức trung bình nằm khoảng 100. Một thần đồng thường vượt quá 125.
Một thiên tài là gì?
Một đứa trẻ thông minh không phải là thần đồng và cũng không phải là thiên tài. Rất nhiều nhà vật lý chắc chắn là những thần đồng. Bù lại, Einstein là một nhà vật lý ngoại hạng, ngoại cỡ: một thiên tài. Cac nhà vật lý thần đồng đều có kiến thức khổng lồ và đều ít nhiều sáng tạo. Einstein thì khác. Các công trình và kết quả của ông, cũng nhý các ý tưởng của ông, đã làm đảo lộn ngành vật lý, nhưng nhất là sự thể hiện của chúng ta về thế giới và triết học.
Thiên tài là người làm thay đồi tất cả, đi ngược lại các ý tưởng hiện thời. Đó chút ít là một kẻ ngoài lề chỉ tin vào trực giác của người ấy. Có thể nói là chẳng có trắc nghiệm nào có thể đánh giá được một thiên tài. Người ấy thoát khỏi mọi đo lường.
Những học sinh lười thần đồng
Tất cả những thần đồng không sáng chói bởi các kết quả học hành phi thường. Nhút nhát, họ thu mình để không bị chú ý. Nhiều người chán nản trong lớp và cuối cùng trở nên lười biếng hoặc trải qua thời gian để mõ mộng.
Nhưng hiếm khi một thần đồng cuối cùng lại không được chú ý trong lãnh vực ưa thích của mình. Lười biếng trong lớp học, họ sẽ tỉnh thức trong một môi trường mà khả nãng của họ co thể nở rộ. Thi dụ tốt nhất là Pasteur. Là học sinh tệ, nhưng ông đã chứng tỏ trí thông minh tuyệt vời một khi được đặt trong một phòng thí nghiệm.
Sự lừa đảo các đứa trẻ Nobel
Nhất là tại Mỹ có những ngân hàng tinh trùng chuyên trong việc cấy mầm các nhà khoa học đại tài, các chuyên gia cao và những giải Nobel. Hàng trãm đứa trẻ được sinh ra nhưng cha mẹ đã thất vọng não nề. Chúng hoàn toàn bình thường. Chẳng có thần đồng nào cả bất chấp các tinh trùng “đảm bảo chất lượng” đó.
Thật ra, điều này chẳng làm ai ngạc nhiên vì giữa các gien của cha và mẹ, số lượng kết hợp là vô tận. Kết quả hoàn toàn bấp bênh. Con của Einstein không bao giờ gây chấn động tin tức bởi các thành tích của anh ta. Rõ ràng là các gien rất quan trọng, nhưng cũng như môi trường trong đó đứa trẻ trưởng thành.
Sự giáo dục và môi trường gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến sự bùng phát của cá nhân. Nếu người ta lắng nghe con cái, trẻ thần đồng sẽ tỉnh thức rất nhanh. Trong trường hợp ngược lại, trí tuệ cuối cùng sẽ ngủ yên. Đó là sự tranh cãi bất tận giữa bẩm sinh va sự thu đạt.
Làm sao phát hiện một thần đồng và khuyến khích sự nở rộ của nó?
Rất sớm, đó là trí tò mò tãng cao của nó sẽ cảnh báo. Nó muốn hiểu tất cả và không ngừng đặt câu hỏi. Việc làm chủ ngôn ngữ của nó nói chung rất sớm và không cần đi qua tiếng lóng “trẻ em”. Rất nhanh chóng đó là một kẻ điên vì đọc sách và thường học đọc một mình. Đứa trẻ có khuynh hướng hoàn hảo và ghét làm lại 2 lần cùng một việc. Nó thích làm việc một mình thay vì nhóm hoặc dưới sự kiểm soát của một vị thầy.
Có nên cho một thần đồng nhảy lớp không? Đó thường là giải pháp được áp dụng nhưng đứa trẻ sẽ bị bao quanh bởi những bạn bè lớn hõn. Các đứa trẻ thần đồng đặt ra một vấn đề giáo dục đặc biệt: hòa nhập với những học sinh khác có nguy cõ khiến nó mất động lực, nhưng việc tạo ra những “lớp thần đồng” sẽ khiến chúng tác biệt với xã hội. Một số trẻ em thần đồng gặp vài khó khãn (không quan tâm, cô lập, hạnh kiểm thất bại) do nhất là sự chênh lệch giữa sự nhanh nhạy trong học tập và sự chín muồi về tình cảm chậm hõn.
Tại Israel, có những nhóm làm phong phú. Họ đưa ra các hoạt động tiền học đường thích ứng cho mọi trình độ. Lợi thế lớn nhất là đứa trẻ có thể đào sâu thêm các kiến thức trong những lãnh vực mà nó ưa thích. Tính sáng tạo và động lực cho ra những kết quả tốt hõn. Có lẽ đó là giải pháp tốt nhất mà không làm rối loạn đứa trẻ. Hiện nay có nhiều hiệp hội đề nghị cho trẻ em cũng như người lớn các hoạt động trong mọi lãnh vực: thiên vãn, vật lý, văn chưõng, sinh học, âm nhạc…
Cuối cùng, giải pháp chót là công việc tại nhà. Cách đây 10 nãm, Arthur Ramiandrisoa, một chàng trai Pháp đã gây xôn xao dý luận. Anh chưa bao giờ bước chân vào trường học và đã vượt qua mọi cuộc thi với tý cách thí sinh tự do. Cha mẹ của anh đã đề ra một chương trình học hỏi. Anh vào đại học năm 12 tuổi. Nhưng liệu anh có bạn bè cùng lứa không? Có những khả nãng trí tuệ vượt trên mức trung bình không đồng nghĩa với sự tách biệt.
- Xem thêm: Sống nhẹ nhàng
Cuối cùng, đừng quên rằng một khối óc cũng cần vận động như phần còn lại của cõ thể. Thần đồng hay không, người ta có thể tối ưu hóa các khả năng trí tuệ bằng cách tuân theo vài nguyên tắc đơn giản. Trí thông minh chỉ cùn nhụt khi người ta không dùng đến nó, thế nên cần nhớ giữ một tinh thần cởi mở và tò mò dù ở độ tuổi nào.