Theo nhà tâm lý học Kathleen Kendall-Tackett, Trường ĐH New Hamsphire, tác giả những cuốn sách nói về nuôi dạy con cái và cách tổ chức gia đình, thì:
“Đôi khi, chúng ta đánh giá về vai trò làm cha mẹ tốt trong gia đình thông qua số lượng hoạt động của con cái. Tuy nhiên, các trường đại học muốn tìm kiếm những đứa trẻ phát triển đầy đủ, chứ không phải chỉ biết học hành, làm việc quá tải.
Nhịp độ hối hả của cuộc sống cũng gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Những phụ huynh chịu nhiều áp lực công việc cảm thấy rằng việc tối đa hóa mọi cơ hội cho con cái có thể tạo cho họ tâm trạng không hài lòng với vai trò làm cha mẹ”.
Cân nhắc những lựa chọn
Nếu thời gian biểu của gia đình bị quá tải, bạn dễ gặp phải áp lực khi tìm cách để đơn giản hóa công việc hằng ngày, cho dù đó là giảm bớt các hoạt động ngoại khóa của con cái hay sắp xếp mọi sinh hoạt trong gia đình. Đầu tiên, hãy nghĩ đến thái độ của bạn khi tham gia các hoạt động của con cái.
- Xem thêm: Xác định những giá trị gia đình
Bạn có cảm thấy bị áp lực khi tiếp xúc với mọi người? Bạn có thường hối thúc con cái vì không muốn chúng bỏ qua những cơ hội mà bạn từng không có? Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo rằng, cha mẹ cần đánh giá các hoạt động phù hợp dựa trên các nhu cầu, kỹ năng và khí chất của trẻ, sắp xếp thời gian cho trẻ vui chơi và ra ngoài với các thành viên gia đình.
Mimi Doe, tác giả cuốn sách Busy but Balanced: Practical and Inspirational Ways to Create a Calmer, Close Family (tạm dịch: Bận rộn nhưng cân bằng: Những cách thực tiễn và gây cảm hứng để tạo ra một gia đình gắn kết và bình yên) chia sẻ: “Cha mẹ nên lắng nghe kỹ những gì con cái muốn làm và để chúng làm theo niềm đam mê của chúng hơn là áp đặt theo ước muốn của cha mẹ.
Thay vì nghĩ đến việc tạo thuận lợi cho con trong quá trình học tập, cần tập trung vào việc quản lý tốt thời gian biểu gia đình. Khi cân nhắc mỗi hoạt động, hãy nghĩ đến thời gian, chi phí và việc di chuyển có ảnh hưởng đến cha mẹ và con.
Cũng cần xem xét giới hạn của số lượng hoạt động mà trẻ có thể tham gia trước khi năm học bắt đầu. Chẳng hạn, nhiều gia đình giới hạn cho trẻ ở ba hoạt động, một môn nghệ thuật, một môn thể thao và một môn xã hội”.
Các gia đình cần có lối sống cân bằng dựa trên các giá trị của chính gia đình. Nếu cảm thấy việc cả nhà cùng ngồi ăn với nhau vài buổi tối trong tuần là quan trọng, hãy thu xếp thời gian biểu để cố gắng thực hiện điều này.
Quan trọng là dự đoán thời gian có thể để sẵn sàng lắng nghe con cái, cho dù là việc cả nhà cùng đi bộ sau bữa ăn tối hay dành vài phút để nói chuyện trước khi trẻ đi ngủ.
Đơn giản hóa cuộc sống
Khi cắt giảm các hoạt động bên ngoài, hãy dành thời gian cho gia đình để mọi người cùng quây quần bên nhau. Chỉ cần vài phút thư giãn sau khi về nhà, có thể làm giảm mức độ stress của mỗi người, đồng thời giúp các thành viên gia đình tái kết nối sau một ngày bận rộn.
Một khi mọi thứ trong gia đình được sắp xếp ổn thỏa, thì điều này có thể lan tỏa đến các thành viên khác trong gia đình. Mục đích không phải chỉ vì lợi ích mà khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
- Xem thêm: Tự cân bằng
Nhưng dù vì mục đích nào thì việc thay đổi mọi thứ cần phải có thời gian, đừng quá trông đợi vào việc đáp ứng tốt mọi mục đích ngay lập tức, nhất là liên quan đến tổ chức gia đình. Đừng có ý nghĩ phải trở thành cha mẹ hoàn hảo và đừng cảm thấy có lỗi nếu mọi thứ trong gia đình không được như ý.
Hãy cho bản thân có quyền bước ra khỏi những áp lực, tin tưởng rằng bạn đang đem lại cho con cái những món quà tốt đẹp nhất, đó là luôn hiện diện bên chúng mà không cảm thấy bị mệt nhoài hay kiệt sức.