Chương trình đưa hộ lý và y tá sang Nhật Bản làm việc trong thời gian tới chính là một trong những chương trình như vậy.
Cùng với việc tăng cường trao đổi thông tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đi kèm mà trước tiên là tăng cường chất lượng tuyển chọn lao động có kỹ năng và ý thức làm việc tốt để đáp ứng yêu cầu của bên tiếp nhận nước ngoài.
Trong năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối diện với không ít thách thức như kinh tế thế giới hiện đang hồi phục nhưng vẫn diễn biến khó lường, tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp và sụt giảm. Trong khi đó cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó khăn hơn trong năm 2012 và sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt Nam.
Để giữ vững được các thị trường truyền thống, cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho người lao động và dư luận xã hội về chủ trương đi làm việc tại nước ngoài, làm cho người lao động và dư luận xã hội hiểu rõ các nguy cơ của việc vi phạm các quy định của pháp luật và vi phạm hợp đồng như bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đối với bản thân người lao động và với việc giữ vững thị trường lao động ngoài nước.
Cho dù khó khăn đến mấy thì hoạt động xuất khẩu lao động của ta cũng có một số thuận lợi cơ bản, đó là nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… vẫn tăng trưởng và vẫn có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài.
Mới đây, thị trường Nhật Bản đã thỏa thuận tiếp nhận một lượng lớn lao động có nghiệp vụ là y tá và hộ lý của ViệtNamsang làm việc. Đây là một nghề được tôn vinh, đồng lương cao và còn nhiều tiềm năng lớn nhưng lâu nay chúng ta chưa tập trung đào tạo. Hàn Quốc cũng dành cho ViệtNamnhiều ưu đãi với chỉ tiêu lao động 15.000 người. Thị trườngLibyasau một thời gian tạm ngưng, dự kiến đến tháng 6-2012, lao động ViệtNamsẽ tiếp tục trở lại làm việc.
Các thị trường phân khúc thấp như Malaysia, Đài Loan… tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào các ngành nghề xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình… Bên cạnh đó, các thị trường mới như:Australia,Canada,Bahrain, Cộng hòa Czech… cũng được các doanh nghiệp chú trọng khai thác. Đây là thị trường tiềm năng có thu nhập cao và an toàn.
Tuy nhiên, Cục Quản lý lao động nước ngoài cho rằng dù kinh tế thế giới hiện đang dần hồi phục nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp với những diễn biến mới. Tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm. Do đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động sẽ càng quyết liệt, cho nên để thực hiện được mục tiêu đưa 100.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài quả thật còn nhiều khó khăn phải vượt qua.
Minh Trí