Trong truyền thông điện tử, đặc biệt là tin nhắn văn bản như email và tin nhắn SMS, đôi khi những từ ngữ vẫn không đủ.
Điều bạn thực sự cần là một hình thức để diễn tả một cách nhẹ nhàng hơn trong thông điệp của bạn, một cảm xúc ấn tượng hay sự hài hước để truyền đạt ý nghĩa một cách tinh tế hay đề cập đến những cảm xúc lãng mạn hoặc thất vọng. Có lẽ điều bạn cần là một hình vẽ hoạt hình thu nhỏ. Bạn đang cần một emoji.
Emoji là những biểu tượng đồ họa và khuôn mặt mỉm cười đang làm duyên cho những cuộc trò chuyện của điện thoại smartphone ngày nay.
Chúng được sử dụng trong những tin nhắn, trang trí trên các trang web và thẩm thấu vào thế giới tương tự chung quanh chúng ta.
Emoji tạo nên một đối trọng đối với văn bản truyền thông thuần túy, thể hiện cá tính, sự hài hước và ngữ cảnh vào trong các thông điệp mà nếu không có chúng sẽ thiếu hẳn sự thông suốt hoặc chất nhân văn.
Chúng ta không nói về những khuôn mặt tròn trịa nho nhỏ với nụ cười hay với nét nhăn nhó, chỉ thể hiện bằng hai dấu chấm và một dấu ngoặc đơn.
Chúng ta muốn nói đến những khuôn mặt phim hoạt hình tròn trịa mà bạn có thể thấy ở khắp mọi nơi, từ Facebook tới siêu thị Walmart, từ màn hình điện thoại đến máy tính để bàn và màn hình điện ảnh trên toàn thế giới.
Emoji không phải là một hiện tượng kỳ lạ, hay mốt nhất thời. Chúng đã được sử dụng từ cuối thập niên 1990 và vẫn tiếp tục phổ biến. Theo một số ước tính, có khoảng 3/4 người Mỹ sử dụng emoji mỗi ngày và khoảng 6 tỉ emoji đã được sử dụng hằng ngày.
Xu hướng bắt đầu hình thành khi có một vài khuôn mặt hoạt hình diễn cảm mà hiện nay là biểu tượng mặt tròn do những người sử dụng chọn ra từ hàng ngàn emoji nhỏ xíu để diễn tả tất cả những loại cảm xúc và ý tưởng phức tạp.
Emoji không chỉ là những tin nhắn duyên dáng dành cho tuổi teen, chúng cũng là một phong cách ngôn ngữ của riêng giới trẻ.
ABC của emoji
Emoji không phải là nỗ lực đầu tiên mà con người sử dụng để thêm cảm xúc vào văn bản. Để bộc lộ những biểu tượng cảm xúc, phải kết hợp nhiều ký tự trên bàn phím để tạo ra những bộ mặt diễn cảm đa dạng, chẳng hạn như 🙂 hay 🙁 (tương xứng với khuôn mặt hạnh phúc hay mặt buồn). Những biểu tượng cảm xúc đã có trong thế giới máy tính từ mấy thập niên qua.
Những biểu tượng cảm xúc có một ngày đánh dấu sự khởi đầu thực sự. Ngày 19-9-1982, nhà khoa học máy tính Scott Fahlman đề xuất trên bảng tin điện tử của Đại học Carnegie Mellon rằng các áp phích hãy đặt một khuôn mặt cười với dấu hai chấm, dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn nếu lời bình luận của họ có tính hài hước.
Điều này nhằm ngăn ngừa một số hiểu lầm nói chung cũng như những lời tranh cãi kế tiếp. Không bao lâu sau động thái này đã lan sang các trường đại học khác và sau đó là toàn thế giới.
Dĩ nhiên, trước đó người ta đã từng vẽ nguệch ngoạc những bộ mặt cười trên những lá thư viết tay. Tất cả bắt đầu vào năm 1995, khi một công ty Nhật Bản tên là NTT DoCoMo giới thiệu hai biểu tượng nho nhỏ: điện thoại và trái tim.
Qua đó, những người sử dụng có thể gửi chúng đi qua những máy nhắn tin Pocket Bell thông dụng của công ty.
Biểu tượng hình điện thoại nói rằng bạn muốn nói chuyện qua điện thoại, còn trái tim, hẳn nhiên là biểu thị của một số hình thức tình cảm.
Vào cuối những năm 1990, DoCoMo đã tổ chức lại sản phẩm máy nhắn tin, bỏ đi những biểu tượng duyên dáng và điều này đã làm mất đi sức thu hút của sản phẩm.
Những thanh thiếu niên người Nhật đã bỏ DoCoMo để chạy sang một đối thủ cạnh tranh: Tokyo Messaging vì máy nhắn tin này có cung cấp các biểu tượng. Không lâu sau đó, DoCoMo nhận ra họ đã làm mất đi một số lượng lớn các khách hàng quan trọng.
Từ DoCoMo đến Unicode
May mắn cho DoCoMo, một kỹ sư của công ty là Shigetaka Kurita đang làm việc cho một kiểu mẫu điện thoại di động đầu tiên tên “i-mode”, có chức năng chia sẻ thông tin, tin tức và dữ liệu về thị trường chứng khoán.
Anh nhận ra rằng sẽ dễ dàng hơn đối với việc truyền đạt một số loại thông tin, chẳng hạn như thời tiết, qua những biểu tượng đồ họa tí hon (ví dụ như các đám mây cho những ngày u ám hoặc biểu tượng mặt trời cho những ngày trời quang), đặc biệt vì những tin nhắn chỉ giới hạn tối đa 250 ký tự.
Năm 1999, đối diện với sự cần thiết và những giới hạn, Kurita đã phát triển một loạt 176 biểu tượng ban đầu trên một nền tảng i-mode mới.
Thư viện những biểu tượng trẻ trung nổi bật với những hình ảnh đơn giản tượng trưng cho thức ăn, đồ uống, thời tiết, thể thao, tình yêu…
Kurita gọi những bức tranh nhỏ của mình là “emoji”, bắt nguồn từ chữ “e” (hình) và chữ “moji” (tính cách) của Nhật. Sau đó, chỉ còn là vấn đề vận dụng những hình ảnh biểu tượng này một cách thích hợp trên điện thoại mà thôi.
Mạng dữ liệu vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 còn quá chậm khi muốn gửi các emoji như những file hình ảnh cá nhân. Thay vì vậy, những hình ảnh 12×12 pixel (điểm ảnh) đã được tải trước vào điện thoại DoCoMo.
Khi người gửi tạo thư mới, dữ liệu cho biểu tượng emojis được thể hiện dung lượng chỉ 2 bytes, tương ứng với biểu tượng thích hợp trên điện thoại của người nhận.
Kết quả là cuộc trò chuyện bằng hình ảnh không đòi hỏi phải tốn nhiều dữ liệu và chậm trễ thời gian.
Sau một số năm, lại có thêm những biểu tượng xuất hiện, nhưng chúng không hoạt động tốt giữa các thiết bị khác nhau và những nhà cung cấp dịch vụ di động khác nhau.
Khi người gửi muốn gửi một biểu tượng thumbs-up (tán thành), thay vì vậy người nhận có thể nhận phải biểu tượng thumbs-down (không tán thành). Điều các emojis thực sự cần có là một số hình thức tiêu chuẩn.
Năm 2010, nhóm Liên hiệp Unicode, một nhóm các công ty công nghệ phi lợi nhuận, đã tạo ra một thư viện chuẩn các nhân vật hình ảnh có sẵn trên các thiết bị Android và iOS, cũng như hệ điều hành Windows và Apple của máy tính.
Tuy những hình ảnh cho các biểu tượng có khác nhau tùy theo nền tảng, nhưng đều có những ý nghĩa tương tự. Kết quả cuối cùng là một hệ thống gần như phổ quát để có thể truyền đạt thông qua các hình ảnh hoạt họa nhỏ bé.
Emoji “khóc với mặt cười”
Tính đến năm 2018, có hơn 2.800 emoji được liệt kê trong Tiêu chuẩn Unicode. Mặc dù vậy, mỗi năm Liên hiệp Unicode vẫn xem xét khoảng 100 đề xuất cho các biểu tượng mới.
Các biểu tượng có triển vọng được tải lên trang web Unicode để xem xét công khai, để loại bỏ bất kỳ biểu tượng nào có thể không phù hợp hoặc quá đặc biệt.
Hiệp hội luôn từ chối các emoji dựa trên người sống, thần tượng và biểu tượng kinh doanh. Một số emoji lọt qua thủ tục này được phát hành vào thư viện emoji và sẵn sàng cung cấp cho các nhà lập trình phần mềm và những người bán dạo phần cứng.
Tuy các emoji đã được hiệp hội tiêu chuẩn hóa, nhưng chúng không đăng ký tên thương mại cho sản phẩm hoặc bản quyền. Các emoji là nguồn mở và miễn phí cho mọi người sử dụng dưới mọi mục đích.
Năm 2017, emoji “khóc với mặt cười” là emoji thông dụng nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp, tiếp theo là biểu tượng trái tim cơ bản. Biểu tượng “khóc với mặt cười” phổ biến đến mức vào năm 2015 Tự điển Oxford đã chọn nó là từ ngữ của năm.
Những tranh cãi về emoji
Sử dụng quá mức các emoji có thể đánh dấu bạn là người không chín chắn tùy theo độ tuổi của bạn cũng như vòng kết nối bạn bè của bạn.
Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều gương mặt cười có thể khiến đồng nghiệp của bạn nghi ngờ trí thông minh của bạn.
Một nghiên cứu về việc sử dụng emoji cho thấy rằng “trái với nụ cười thực sự, mặt cười không làm tăng nhận thức về sự ấm áp và thực sự làm giảm nhận thức về năng lực”.
Vào năm 2015, hai người ở Nam Carolina đã bị bắt giữ sau khi sử dụng Facebook để gửi các emoji sau đây: một nắm đấm, bàn tay chỉ và một xe cứu thương.
Nhà chức trách lý giải thông điệp như lời đe dọa đối với sự an toàn thể chất của người nhận, một kết luận hợp lý cho thấy những người đàn ông đã mưu toan tấn công chủ nhà tại nơi anh cư ngụ.
Đầu năm 2016, một người Pháp bị kết án ba tháng tù giam vì đã gửi emoji một khẩu súng lục cho bạn gái cũ của anh. Tòa án xác định thông điệp của anh chính là mối đe dọa chết chóc.
Tại Israel vào năm 2017, sau khi trao đổi một số yêu cầu với một cặp vợ chồng đang tìm kiếm nhà thuê, chủ nhà đã nhận được emoji vui nhộn (bao gồm một chai rượu champagne, một con sóc và vài thứ khác) khiến anh ta phải dỡ bỏ tài sản khỏi thị trường theo trạng thái đề phòng những người thuê mới này.
Khi những người thuê nhà tương lai sau đó rút lui, anh ta đã khởi kiện “những lời tuyên bố nho nhỏ” kia để đền bù cho số tiền đáng lẽ anh ta có thể kiếm được trong khi căn nhà không có thị trường.
Và anh đã giành được 2.000 USD tiền thiệt hại. Nội dung của câu chuyện ở chỗ, chỉ một cái hình emoji nhỏ xíu cũng đáng giá 2.000 USD.