Nước Pháp có 1.5 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh suy tim là nguyên nhân gây ra 70.000 ca tử vong mỗi năm. Philippe Muller bị suy tim từ 25 năm qua. Hiện nay Philippe là Chủ tịch Hiệp hội hỗ trợ điều trị bệnh suy tim. Anh kể về cuộc sống của mình như một bệnh nhân và cuộc chiến vô hình của anh chống lại tình trạng bệnh suy tim mà cho đến nay vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Chỉ trong tích tắc, cuộc sống của anh đã bị chao đảo. Năm 38 tuổi, Philippe Muller bị nhồi máu cơ tim tại nhà. Anh nhớ lại: “Đang ở thời kỳ danh vọng nghề nghiệp xã hội đang lên cao, tôi đã mất cảnh giác”. Xe cấp cứu đã khẩn cấp đưa vị giám đốc tài chính và hành chính của một công ty nghệ thuật vào bệnh viện để được chăm sóc đặc biệt.
Hiện nay anh đã đi đứng trở lại bình thường, nhưng một phần trái tim anh ta vẫn bị tổn thương. Điều này sẽ dần dần dẫn đến bệnh suy tim, một tình huống mà theo đó trái tim của anh không còn khả năng cung cấp đủ lưu lượng máu để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của các cơ quan quan trọng khác nhau của cơ thể. Trong khi trái tim không còn có thể hoạt động hiệu quả như trước, huyết áp tăng trào lên tim, phổi và dẫn đến thở hổn hển, thậm chí đứt hơi.
Dòng chảy trào ngược cũng diễn ra ở gan và hệ thống động mạch dẫn đến phù nề và tăng cân. Ở hạ lưu tim, sự giảm lưu lượng máu đến thận khiến cho lượng muối và nước thải ra giảm, càng làm trầm trọng hơn sự phù nề. Các cơ bắp cũng được cung cấp ít máu hơn; đây chính là lý do giải thích sự mệt mỏi, hụt hơi trong quá trình nỗ lực.
“60% các trường hợp suy tim là do nhồi máu cơ tim gây ra, giải thích Thibaud Damy”, Bác sĩ tim mạch, Chủ tịch Hiệp hội Suy tim và bệnh tim mạch của Hiệp hội Tim mạch Pháp. “Khi bị tai biến tim mạch, động mạch bị nghẽn và toàn bộ phần trái tim được động mạch này cung cấp máu sẽ chết và không thể thực hiện chức năng bơm. Một số bệnh nhân, bất chấp tất cả những gì chúng ta có thể làm để trợ giúp, sẽ tiến dần đến suy tim”.
- Xem thêm: Làm việc nhiều giờ gây hại cho tim
Vào thời điểm mà Philippe Muller là nạn nhân của chứng nhồi máu cơ tim, tên của chứng bệnh không được công bố. “Cũng giống như bệnh ung thư”, Philippie Muller cho biết. Nếu Phillipe không được nghe nhắc đến tên “bệnh suy tim” vào thời điểm bị bệnh là vì, đối với các bác sĩ tim mạch, đó là thời gian mà bệnh tim cần để tiến đến suy tim. “Bệnh nhân trở về nhà sau khi nhập viện và trở về với cuộc sống của mình mà không gặp lại bác sĩ để được bác sĩ thông báo diễn tiến đến suy tim. Diễn tiến này thường diễn ra từ từ mà bệnh nhân không hề nhận ra.“
Vì theo khảo sát của Hiệp hội suy tim và bệnh tim mạch, 40% bệnh nhân Pháp không nhận biết mối quan hệ gần gũi giữa thở dốc, hụt hơi và bệnh tim. Tương tự, chỉ có 6% bệnh nhân nghĩ rằng tăng trọng và phù nệ có liên quan với nhau. Mặt khác, suy tim cũng không phải là bệnh phổ biến nhất đối với bác sĩ đa khoa, việc mô tả vài triệu chứng của bệnh này không nhất thiết phải chẩn đoán ngay lập tức để xác định chính xác chứng bệnh. Điều này khiến cho 48% bệnh nhân suy tim được đưa vào khoa chăm sóc khẩn cấp và làm mất đi một cơ hội nghiên cứu dịch tễ học.
Bạn có phải là một trong số những bệnh nhân suy tim nhưng không hề hay biết?
Có biểu hiện nhiều triệu chứng của bệnh suy tim, nhưng Philippe Mueller không nhận biết chúng có mối liên hệ với chính bệnh này. Anh bộc bạch: “Triệu chứng chính là mệt mỏi. Một cơn mệt dữ dội tự nó không giải thích được điều gì. Nó xảy ra ngay cả khi bệnh nhân không làm gì cả.
Thở dốc cũng nằm trong các triệu chứng đó: bước lên 3 bậc thang, tôi đã cảm thấy hụt hơi, nhưng tôi không nghĩ nó liên quan đế suy tim, dù trong nhà, tôi là người duy nhất hay thở dốc. Tôi ít khi bị phù nề, nhất là ở mắt cá chân. Nơi nam giới, bụng thường to ra, có nghĩa là mập lên, nhưng với tuổi tác, một người đàn ông có cái bụng to ra là bình thường”.
Theo năm tháng và qua các cuộc trao đổi với bác sĩ tim mạch, cuối cùng rồi Philippe Mueller cũng biết mình bị suy tim. Nhưng cũng trong thời gian đó, tình trạng sức khỏe của anh xấu đi. Philippe Mueller cho biết:“Những vấn đề liên quan giữa suy tim và lối sống, tôi chỉ phát hiện ra khoảng 3 năm nay. Đó là thời gian mà các bác sĩ bắt đầu nói chuyện với tôi về chúng”.
Để duy trì sức khỏe và hạn chế tái phát, bệnh nhân suy tim phải tuân thủ các qui tắc của cuộc sống như sau: tập thể dục đều đặn, kiểm soát trọng lương thường xuyên, quan sát và theo dõi tiến trình điều trị, không ăn thức ăn quá mặn. Vì không thực hiện các quy tắc trên ngay từ đầu nên bây giờ Philippe Mueller gặp khó khăn khi leo lên cầu thang hay mang túi xách khi đi mua sắm và thường hay quên.
Philippe Mueller chia sẻ: “Bộ não cũng như các bộ phận khác không còn được cung cấp đủ máu như trước khi bệnh”. Thibaud Damy bổ sung: “Rối loạn giấc ngủ cũng thường xảy ta nơi bệnh nhân suy tim do thiếu oxy, nhất là ở tư thế nằm. Phù nề tăng lên làm tắc nghẽn phổi. Vì vậy, bệnh nhân suy tim có thể ngưng thở vào ban đêm”.
Một vấn đề khác là ánh mắt nhìn của người khác càng làm cho cuộc sống của bệnh nhân khó khăn hơn. Philippe Mueller kể: “Vì không có gì xác định bạn là người bị suy tim, người khác thường hỏi tại sao bạn không làm việc nặng. Đối với các chị và em gái sinh sống khá xa, tôi đã bình phục, tôi đã bị tai biến tim mạch, chỉ có thế thôi, chứ không có hậu quả nào khác. Và làm cho họ hiểu rằng tôi hiện đang chung sống với các hậu quả của bệnh tim, không phải chuyễn dễ”.
Ngoài một thực tế là thường xuyên cần đến không khí để làm công việc hàng ngày của mình, cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các biện pháp vệ sinh mà người bệnh phải tuân thủ. Philippe Mueller chia sẻ: “Một bệnh nhân suy tim không được ăn muối. Nhưng khi bước vào nhà hàng, tất cả đều mặn. Cuối cùng, ăn chay hay ăn không gluten sẽ dễ dàng hơn so với ăn không muối. Khi được mời đến nhà bạn bè, thật không dễ dàng nói cho gia chủ hiểu để không bỏ muối vào thức ăn”.
Để thực hiện điều mà từ trước đến giờ chưa ai làm, năm 2017, Philippe Mueller đã thành lập Hiệp hội hổ trợ bệnh nhân suy tim. Nhờ sự giúp đỡ của các bệnh nhân và đại diện bệnh viện, Hiệp hội cử người giúp đỡ, ‘hộ tống’ đưa đón và hổ trợ bệnh nhân trong quá trình chống chọi với bệnh tật. Hiệp hội còn hướng tới mục đích cao hơn là tác động đến các cơ quan công quyền quan tâm tốt hơn đến các bệnh nhân suy tim thông qua các chính sách về y tế hiện hành.