Sở hữu hơn 26.000 truyện tranh và không đủ thời gian để đọc
Damien Bardy sống ở Auvergne (Pháp), là nhà sưu tập truyện tranh đam mê và cần mẫn, thu thập dần những cuốn sách ông yêu thích. Ông giải thích: “Tôi không lui tới các phòng bán đấu giá để mua một truyện tranh Tintin với giá 1,3 triệu euro hay một bản gốc 2,5 triệu euro. Tôi không đủ tài chính”.
Dù vậy, bộ sưu tập của ông vẫn rất ấn tượng. Nếu xem mỗi ngày một quyển, ngày nào cũng dọc, phải mất hơn 70 năm để đọc hết sách. Nếu xếp đứng các sách cạnh nhau, chiều dài phải hơn 250m. Trong căn nhà diện tích 130m2 ở ngoại ô Clermont-Ferrand, nơi Damien sống cùng vợ và con gái, bộ sưu tập truyện tranh của ông chiếm khoảng 60m2. Có 3 phòng dành hoàn toàn cho sách, với tủ kệ kê sát tường và những bàn thấp kê rải rác ở giữa. Một số sách được xếp “nhờ” trong phòng khách, phòng ngủ và ở hành lang. Một số truyện mà chủ nhân “không thích lắm” được gửi nơi nhà cha mẹ của ông. Trọng lượng kho truyện tranh trên: 13 tấn, trị giá khoảng vài trăm ngàn euro. Trên BDGest, bộ sưu tập của ông được xếp thứ hai ở Pháp.
Kho báu được Damien Bardy tích cóp trong khoảng 12 năm. Ông kể: “Cha mẹ tôi bắt đầu tặng tôi truyện tranh lúc tôi 10 tuổi: Bernard Prince, Comande, và những truyện hài hước như Spirou, Gil Jourdan. Tôi đọc đi đọc lại bộ Gil Jourdan đến độ thuộc lòng”. Khi vào trung học, thế giới sách của Damien mở rộng hơn, do một hiệu sách chuyên bán truyện tranh được mở ngay bên cạnh trường. Cứ mỗi chiều, khi tan học, cậu học sinh 15 tuổi thơ thẩn cả tiềng đồng hồ giữa các kệ truyện tranh. Không phải lúc nào cậu cũng mua, vì không có nhiều tiền. Cậu mải mê đọc, và khám phá những truyện tranh “người lớn” hơn. Thật tuyệt!
Trong thập niên 1990, Damien vượt ngưõng tượng trưng: 1.000 truyện tranh. Khi trở thành giáo sư lý – hóa tại trường trung học Clermont-Ferrand, ông bước vào một đẳng cấp mới. Thu nhập tăng, ông mua một căn hộ và tiền mua sách cũng nhiều hơn. Vào đầu thập niên 2000, ông mua 1.000 truyện tranh mỗâi năm. Trong khoảng 2004 – 2005, ông tiêu trong khoảng 1/3 đến phân nửa tiền lương mỗi tháng để mua sách. Ông đến hiệu sách mỗi ngày, vào lúc nghỉ trưa. Mua cả những sách mà ông không thích lắm. Khi tuổi tác tăng lên, việc mua sách của ông cũng chọn lọc hơn, nhưng cũng đến 500 truyện tranh mỗi năm.
Thời gian sau này, Damien Bardy phải làm việc một số ngày trong tuần ở Paris, không thể đọc nhiều sách như trước kia, mà cũng không muốn cất sách vào vali đem theo. vì sợ sách bị hỏng. Ông dự định sẽ đọc bù vào dịp nghỉ cuối tuần hay nghỉ lễ, nghỉ hè. Damien có thể đọc suốt 7 tiếng đồng hồ, trong tiếng nhạc phù hợp với nội dung truyện. một thú vui tuyệt diệu. Nhờ vậy, ông đã đọc bộ sách tranh về Nguời Nhện, 70 quyển, mỗi quyển 120 trang, chỉ trong vòng 2 ngày.
Damien thừa nhận nỗi đam mê truyện tranh của ông ảnh hưởng đến gia đình, nhất là ngân sách, may thay vợ ông là người thông hiểu, dù bà không xem truyện tranh mấy, còn con gái đọc một ít.
Mỗi lần lục tìm một truyện tranh, đôi khi một cuộn bụi nhỏ bốc lên, ông chầm chậm lướt ngón tay trên bìa sách, hít mùi thơm của giấy. Mùi này thay đổi hay mất đi so với cách đây 20 – 25 năm. Mực in không giống như trước, máy móc cũng chẳng như trước. Chớ nói với Damien về sách kỹ thuật số. Điều đó gần như một sự “phạm thánh”.
Nhà sưu tập hàng đầu về từ điển vừa qua đời
Khi ta yêu, ta không tính toán. Có thể nói Madeline Kriple đã sống đúng như ngạn ngữ này, cho đên khi qua đời,vào ngày 25.4.2020. Niềm yêu thích các con chữ, các từ đã khiến bà mua đến hơn 20.000 quyển sách, đa số là từ điển và một số sách viết về từ điển. Sách chiếm một chỗ lớn trng ngôi nhà của bà ở West Village. Đây được xem là một trong những bôê sưu tập tư nhân về tự điển quan trọng nhất thế giới, theo đánh giá của tờ The New York Times.
Madeline Kriple sinh năm 1943, ở Connecticut (Mỹ), nhận quyển từ điển đầu tiên, Webster’s Collegiate, từ tay cha mẹ. Bà giải thích: “Tôi nhận ngay ra mỗi từâ điển là một thế giới thám hiểm vô tận. Nó như một hỗn hợp những sự ngẫu nhiên thú vị, mở ra cho tôi những khả năng mới về khám phá và cách mạng”.
Là phụ tá xã hội, giáo viên, rồi là người đọc lại một văn bản, một bài báo (để sửa chữa trước khi cho in), từ điển dần dần chất cao thêm trong phòng làm việc, rồi toàn bộ căn nhà của bà. Bà hào hứng kể về những quyển sách hiếm: một từ điển in năm 1722, nhan đề The Benefits of Farting Explained, những từ điển bằng ngôn ngữ yiddish (tiếng Đức dùng trong cộng đồng Do Thái) thế kỷ 17 và thế kỷ 18, nhất là từ điển La tinh in năm 1502, cuốn sách cổ nhất trong bộ sưu tập của bà.
Madeline Kriple đặc biệt thích những tự điển tiếng lóng, từ biệt ngữ của các cao bồi, cho đến ngôn từ của kẻ móc túi, hay của người trẻ ở Philadelphia trong thập niên 1930.
Sau khi bà qua đời, một câu hỏi vẫn còn để lửng: bộ sưu tập tự điển của bà sẽ ra sao? Người em trai cho biết vẫn chưa có quyết định gì vào lúc này. Hẳn nhiều thư viện sẽ rất vui nếu được bổ sung số sách quí ấy vào kho sách của họ.