Các nhà khoa học vừa công bố rằng màu sắc của các đại dương có thể thay đổi từ đây cho đến cuối thế kỷ. Nguyên nhân: sự nóng lên toàn cầu.
Phải chăng đó là dấu chấm hết cho vùng nước màu ngọc lam của quần đảo Bahamas? Một số nhà khoa học cho biết màu sắc của các đại dương có thể thay đổi vào cuối thế kỷ này do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Theo các chuyên gia, nước có thể có màu hơi xanh và lục do thực vật phù du. Những vi sinh vật này rất cần thiết cho chuỗi thức ăn của đại dương vì chúng nuôi sống tất cả sinh vật đại dương, từ cá voi đến cá nhỏ.
Nhưng thực vật phù du cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ của đại dương. Gần đây, người ta đã chứng kiến sự phân bố của thực vật phù du trong vùng biển toàn cầu đã thay đổi do sự nóng lên của các khu vực Bắc cực.
Thực vật phù du chính là nguồn gốc màu sắc của các đại dương vì nó là sự phản chiếu ánh sáng mà các sinh vật nhỏ tạo ra cho nước. Nói một cách đơn giản, màu sắc của nước cho phép biết được độ phân bố của thực vật phù du.
Nước càng nhiều vi sinh vật, màu của nó càng có màu xanh lá cây. Trái lại, một đại dương dường như có màu xanh dương có nghĩa là không có mặt nhiều thực vật phù du cho lắm. Do đó, các nhà khoa học có thể dễ dàng biết số lượng thực vật phù du trong các đại dương, đồng thời nghiên cứu về tác động của chúng đối với thế giới xung quanh chúng.
Không hài lòng với việc chỉ tô màu đại dương, ngay cả khi các biến thể gần như vô hình với mắt thường, các vi sinh vật cũng đóng vai trò chính trong hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển. Chúng thu giữ khí nhà kính trước khi chôn nó xuống vực sâu khi chúng chết. Quá trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc điều hòa khí hậu và phần nào giải thích sự hấp thụ carbon dioxide của các đại dương.
Nhưng hiện nay thực vật phù du không tránh khỏi sự ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu. Chúng cần ánh sáng và carbon dioxide để sống vì chúng phải tự nuôi mình bằng chất dinh dưỡng, và việc tìm kiếm nguồn dinh dưỡng sẽ phức tạp hơn khi bề mặt đại dương ấm lên.
“Trong khi trước đây, các chất dinh dưỡng đi lên từ đáy sâu của đại dương, sự nóng lên của bề mặt làm cho các cột nước đi qua ít hơn và nước biển bị phân tầng. Năng suất thực vật phù du có thể bị giảm”, các nhà nghiên cứu ở NASA giải thích.
Các mô hình khoa học hiện tại dự đoán sự sụt giảm lượng thực vật phù du toàn cầu diễn ra ở các vùng biển trên thế giới, nhưng các biến thể sẽ khác nhau giữa các vùng khác nhau trên thế giới.
- Xem thêm: 8 bí ẩn kỳ lạ liên quan đến đại dương